Để giải đáp thắc mắc đăng ký tiêm vaccine covid 19 ở đâu, mấy mũi, giá bao nhiêu? Mời các bạn cùng tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây đã được chúng tôi tổng hợp chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Một số vacxin phòng virus Corona đã và đang được nhập về Việt Nam để phục vụ tiêm chủng ngăn ngừa dịch bệnh như vaccine covid 19 astrazeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik V...vv. Vậy công dụng, liều dùng và hiệu quả của những loại vắc xin này như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây:
Vaccine Covid-19 là chủng loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp, giúp ngăn ngừa vi rút Corona. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất vacxin ngừa Corona virus thành công và cho hiệu quả khá tích cực.
Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động chống Covid-19 có thể đạt được nhờ huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Sars-Cov-2, huyết thanh này chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch, từ Globulin siêu miễn dịch – chẳng hạn như globulin miễn dịch với cytomegalovirus (CMVIG) được thu thập từ nhiều người hiến khác nhau hoặc với kháng thể trung hòa đơn dòng.
Miễn dịch chủ động
Các loại vắc xin tác động theo những cơ chế khác nhau để tạo ra miễn dịch, nhưng với tất cả các loại vắc xin Covid-19 đều có cơ chế chung là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vắc xin còn có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.
Sau khi tiêm vắc xin, protein gai bề mặt được sản xuất, hệ thống miễn dịch tiếp tục tạo ra các tế bào ghi nhớ. Những tế bào này sẽ phát hiện ra virus SARS-CoV-2 nếu loại virus này tấn công cơ thể trong tương lai, bằng cách nhận ra protein tăng đột biến trên bề mặt của virus. Nếu các tế bào miễn dịch đi qua virus SARS-CoV-2 trong cơ thể, chúng sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể và tế bào T rất nhanh, điều này ngăn chặn virus lây lan và làm giảm biến chứng, nguy hiểm do bệnh COVID-19 gây ra.
Hiện nay các loại vaccine Covid-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế:
Vắc xin mRNA: Vaccine đưa phân tử RNA được tổng hợp vào tế bào của cơ thể. Khi đã vào trong tế bào, mRNA tổng hợp của vaccine hoạt động như một mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới (bình thường protein này do virus tổng hợp). Đến lượt protein mới này kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể (adaptive immune response) chống lại protein của virus. Như vậy cơ thể được nhận vaccine, vừa tạo kháng nguyên (protein của virus), vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống lại protein này (kháng thể + đáp ứng tế bào).
Vắc xin protein: Vắc xin này bao gồm các mảnh protein tinh khiết của virus Sars-Cov-2. Sau khi tiêm vắc xin vào cơ thể, hệ miễn dịch ghi nhận rằng protein này là “kẻ xâm nhập” và phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể. Đồng thời, vắc xin giúp tế bào ghi nhớ nhận diện tác nhân gây bệnh, tiến hành tiêu diệt chúng nếu bị tấn công trong tương lai.
Vắc xin vector: Các loại vắc xin dựa trên vi rút vector khác với hầu hết các loại vắc xin thông thường ở chỗ chúng không thực sự chứa kháng nguyên, mà sử dụng chính tế bào của cơ thể để sản xuất chúng. Vắc xin được sản xuất bằng cách sử dụng một loại virus đã được biến đổi (vector) để vận chuyển mã di truyền cho kháng nguyên. Đối với vắc xin phòng virus Sars-Cov-2, mã di truyền là các protein gai trên bề mặt của virus. Khi vắc xin tiêm vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn kháng nguyên. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vắc-xin bắt chước những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với một số mầm bệnh – đặc biệt là vi rút. Điều này có lợi thế là kích hoạt phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ của tế bào T cũng như sản xuất kháng thể của tế bào B.
Dưới đây là thống kê các loại vaccine covid 19 của Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Đức, Úc...vv
STT | Tên vắc xin | Nhà sản xuất | Bản chất | Trụ sở |
1 | Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca | The University of Oxford; AstraZeneca; (Anh) | Vắc xin vector (adenovirus) | Vương quốc Anh |
2 | Sputnik V | Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga) | Vắc xin vector (adenovirus) | Viện nghiên cứu Gamaleya |
3 | BNT162b2 | Pfizer, BioNTech (Đức, Mỹ) | mRNA | Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc |
4 | mRNA-1273 | Moderna (Mỹ) | mRNA | Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington Washington Health Research Institute |
5 | Ad5-nCoV | CanSino Biologics (Trung Quốc) | Vắc xin vector (adenovirus) | Bệnh viện Tongji Vũ Hán, Trung Quốc |
6 | JNJ-78436735 (Ad26.COV2.S) | Johnson & Johnson (Mỹ) | Vắc xin vector (adenovirus) | Johnson & Johnson |
7 | NVX-CoV2373 | Novavax (Mỹ) | Vắc xin “protein dạng mảnh (protein gai của virus SARS-CoV-2)” | Novavax |
8 | BBIBP-CorV | Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG); Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) | Vắc xin bất hoạt | Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hà Nam |
9 | CoronaVac | Sinovac (Trung Quốc) | Vắc xin bất hoạt | Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Sinovac |
10 | Covaxin | Bharat Biotech; National Institute of Virology (Ấn Độ) | Vắc xin bất hoạt | Bharat Biotech và Viện Y học quốc gia |
11 | COVAX-19 | Vaxine Pty Ltd. (Úc) | Vắc xin protein tái tổ hợp đơn giá | Bệnh viện Hoàng gia Adelaide (Australia) |
STT | Tên vắc xin | Nhà sản xuất | Bản chất | Phác đồ tiêm |
1 | Nanocovax | Nanogen | Protein tái tổ hợp | Gồm 2 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 28 ngày, và tiêm nhắc sau 1 năm. |
2 | Chưa đặt tên | Vabiotech | Vector virus | Chưa có dữ liệu |
3 | Chưa đặt tên | IVAC | Vector virus | Chưa có dữ liệu |
4 | Chưa đặt tên | PoLyvac | Vector virus | Chưa có dữ liệu |
Tại nước ta việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay là hoàn toàn miễn phí. Những đối tượng được tiêm hiện thực hiện theo Nghị quyết 21 của Chính phủ. Cho đến thời điểm hiện tại VNCC chưa có giá cụ thể cho loại vắc xin này. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin giá vắc xin covid 19 khi có thông tin chính thức.
Theo triển khai mới nhất người dân có thể đăng ký online để được tiêm vaccine Covid-19 tại nhà bằng các cách sau:
Người dùng có thể đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 bằng cách truy cập đường dẫn https://hssk.kcb.vn/#/sskdt để tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS.
Song song với đó, người dùng có thể truy cập Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 ở đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký trực tiếp trên website.
Trường hợp không sử dụng smartphone, người dân sẽ thực hiện đăng ký bằng giấy và gửi về Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. Khi đó, địa phương sẽ chỉ đạo các lực lượng nhập nội dung tại bản đăng ký giấy vào hệ thống phần mềm “Sổ sức khỏe điện tử.”
Ngoài ra, người dân cũng có thể đăng ký đặt lịch tiêm chủng online tại Viện Pasteur TP.HCM bằng cách truy cập website: tiemchung.pasteurhcm.gov.vn
Hoặc đăng ký đặt lịch tiêm chủng tại trang đăng ký vắc xin https://vax.vnvc.vn của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Các bạn có thể tham khảo và sử dụng các mẫu Tờ khai y tế. Thủ tục khai báo y tế toàn dân, điện tử được cập nhật mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.
Theo đó để thực hiện việc tự test nhanh COVID-19 tại nhà, người dân cần chuẩn bị một bộ kit test nhanh, đồng thời cần tham khảo kỹ các thông tin hướng dẫn đi kèm bộ test để thực hiện đúng các bước lấy mẫu, test và đọc kết quả để có kết quả chính xác. Mời bạn tham khảo cách test Covid được chúng tôi tổng hợp dưới đây:
Bước 1: Thu thập mẫu
Ở bước này, tùy theo mỗi bộ kit test khác nhau mà có thể yêu cầu việc thực hiện lấy mẫu dịch tỳ hầu hoặc dịch mũi.
Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu
Thao tác lấy mẫu dịch tỵ hầu
Người được lấy mẫu có thể ngồi hoặc nằm, đầu nghiêng về sau một góc 70 độ
Người lấy mẫu cầm cán que lấy mẫu tỵ hậu (thường kèm theo bộ test) nhẹ nhàng xoay và đưa đầu bông qua lỗ mũi, đẩy dọc sàn mũi tới khoang mũi hầu cho đến khi thấy có lực cản nhẹ (sâu khoảng ½ khoảng cách từ đầu mũi đến dái tai).
Xoay que 3 lần và giữ yên 10 giây cho đầu que hấp thu tối đa mẫu phẩm; nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra khỏi mũi người được lấy mẫu và cho vào ống đã chữa sẵn đệm chiết mẫu.
Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi
Thao tác lấy mẫu dịch mũi
Người được lấy mẫu có thể ngồi hoặc nằm, đàu hơi nghiêng về phía sau.
Người lấy mẫu cần que lấy mẫu dịch mũi (thường kèm theo bộ kit test) nhẹ nhàng đưa đầu bông vào lỗ mũi thứ nhất cho đến khi có lực cản nhẹ và không còn nhìn thấy đầu bông (sâu khoảng 2 cm); Xoay que 3 lần và giữ yên 10 giây.
Tiếp tục xoay và ngoáy đầu bông để lau toàn bộ thành trong và cuối khoang mũi cho đến khi đầu bông ướt hoàn toàn; Chuyển đầu bông sang lỗ mũi thứ hai và lặp lại thao tác như lỗ mũi thứ nhất.
Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.
Bước 2: Xử lý mẫu
Thao tác xử lý mẫu
Cho 10 giọt (khoảng 300 µl) đệm chiết vào ống chiết rồi đặt lên giá đỡ.
Nhúng đầu que lấy mẫu đã thực hiện lấy mẫu ở bước 1 vào ống chiết; xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống khoảng 10 lần; Để đầu que ngâm trong dung dịch khoảng 1 phút.
Bóp cho hai thành ống ép vào đầu que, từ từ xoay que và ép đầu que khi rút que ea khỏi ống để thu được càng nhiều dung dịch càng tốt. Hủy que mẫu đã sử dụng theo quy định đối với chất thải lây
Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt (đi kèm). Giữ đầu ống thẳng đứng, miệng ống hướng lên trên; lắc qua lại theo chiều ngang phần đáy ống 10 lần để mẫu đều và đồng nhất.
Chú ý quan sát mẫu trước khi thực hiện xét nghiệm, nếu các mảng dịch này còn trong mẫu, cần lắc thể để làm tan tối đa. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc của nắp nhỏ giọt trong quá trình lắc.
Bước 3: Quy trình xét nghiệm và phiên giải kết quả
Nhỏ 3 giọt (khoảng 100 µl) mẫu chiết vào ô nhận mẫu của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.
Đọc kết quả tại thời điểm 15 phút, không sử dụng kết quả sau 20 phút.
Cách đọc kết quả:
Mẫu sẽ có kết quả dương tính khi xuất hiện 2 vạch ở cả vị trí C và T trên khay thừ.
Mẫu sẽ có kết quả âm tính khi chỉ xuất hiện 1 vạch ở vị trí C trên khay thử.
Trong trường hợp không xuất hiện vạch nào hoặc chỉ xuất hiện 1 vạch tại vị trí T trên khay thử là kết quả không hợp lệ, cần thực hiện lại xét nghiệm.
Cách đọc kết quả test nhanh
Bước 4: Thu gom và xử lý vật liệu xét nghiệm đã sử dụng:
Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi.
1. Bộ test Rapigen BioCredit (Hàn Quốc)
- Xuất xứ: "Cha đẻ" của BioCredit là Tập đoàn Rapigen hàng đầu Hàn Quốc với gần 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu kit xét nghiệm.
- Chất lượng:
+ Phát hiện các chủng COVID-19 mới nhất với độ chính xác trên 99%
+ Có khả năng phát hiện sớm tới 6 chủng COVID-19. Bao gồm chủng Anh Quốc, Nam Phi, California, Brazil, Ấn Độ. Đặc biệt là biến thể Delta nguy hiểm mới nhất.
+ Cho kết quả test nhanh chỉ trong 10 - 15 phút
- Giá bộ tets BioCredit COVID -19 Ag trên thị trường là: 175.000 đồng/test.
2. Humasis COVID-19 AG (Hàn Quốc)
- Chất lượng:
+ Độ đặc hiệu 100%.
+ Độ nhạy >93%.
+ Kết quả nhanh chóng sau 15 phút.
+ Được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
+ Bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên Humasis COVID-19 Ag là một xét nghiệm sắc ký miễn dịch định tính một bước để phát hiện SARS-CoV-2 Nucleocapsid và RBD từ gạc mũi (dịch tỵ hầu) trong 15 phút.
- Giá bán bộ test Humasis COVID-19 AG hiện nay trên thị trường là: 198.000 đồng/test
3. Bộ test nhanh COVID-19 ESPLINE SARS COV 2 (Nhật Bản)
- Chất lượng:
+ Tương quan cao với RT PCR: độ đặc hiệu 100%, độ nhạy 100% tại chu kỳ ngưỡng Ct <= 25.
+ Bộ kit xét nghiệm đã được bộ y tế chấp thuận, tiện lợi, dễ sử dụng
+ Kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn, ít tốn kém.
- Giá bán: 190.000 - 200.000/test
4. Bộ test nhanh COVID-19 SGTI-FLEX COVID-19 AG
- Chất lượng:
+ SGTi-flex COVID-19 Ag là bộ xét nghiệm miễn dịch được sản xuất tại Hàn Quốc. Giúp phát hiện định tính kháng nguyên Nucleocapsid protein của SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm tăm bông.
+ SGTi-flex COVID-19 Ag cho kết quả nhanh chóng chỉ trong vòng 15 – 30 phút.
- Giá bán: 160.000 đồng mỗi test.
5. Bộ test nhanh PANBIO COVID-19 AG RAPID TEST DEVICE (Hàn Quốc)
- Chất lượng:
Test nhanh Covid-19 Panbio™ Covid-19 Ag Rapid Test Device (Nasopharyngeal) của hãng Abbott (Hãng đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm In vitro). Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ nhà máy Abbott – Hàn quốc, được cấp phép bởi Bộ Y Tế.
- Giá bán: 170.000 đồng mỗi test
6. Bộ test nhanh Trueline Covid-19 Ag Rapid Test (Việt Nam)
+ Độ nhạy tương quan: > 90%
+ Độ đặc hiệu tương quan: > 95%
+ Độ chính xác: > 95%
+ Phương pháp xét nghiệm đơn giản, cho kết quả nhanh (10 - 15 phút), sử dụng dễ dàng và độ chính xác cao.
+ Kháng thể IgM có thể được phát hiện từ 3 hoặc 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
+ Kháng thể IgG có thể được phát hiện từ 8 hoặc 14 ngày sau khi khởi phát bệnh.
+ Chứng nhận: ISO 13485:2016, CE.
- Giá bán: 100.000 đồng/test
Dưới đây là các bước lấy mẫu test nhanh bằng nước bọt đơn giản, nhưng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn dưới đây để có được kết quả nhanh và chính xác nhất.
Hướng dẫn lấy mẫu test nhanh bằng nước bọt
*Lưu ý: Không uống hoặc ăn ít nhất 1 giờ trước khi làm xét nghiệm, thả lỏng vùng má và xoa nhẹ nhàng trong 15-30 giây với ngón tay trước khi lấy mẫu.
- Bước 1: Đưa túi giấy đựng mẫu nước bọt lại gần môi, khạc nhẹ trong 3 lần, để nước bọt chảy vào túi giấy;
- Bước 2: Dùng ống thu giọt nước bọt lấy nước bọt đã có trong túi giấy;
- Bước 3: Từ ống thu giọt nước bọt, chúng ta nhỏ vào ống chiết xuất kháng nguyên;
- Bước 4: Cho dung dịch chiết xuất R1 0.28ml vào ống chiết xuất kháng nguyên;
- Bước 5: Đậy nắp ống chiết xuất kháng nguyên và lắc ống trong vòng 10 lần;
- Bước 6: Nhỏ 2 – 3 giọt từ ống chiến xuất kháng nguyên vào khay thử. Và chờ trong 15 phút để đọc kết quả.
- Bước 7: Đọc kết quả
Sau khi thực hiện lấy mẫu và nhỏ 2 – 3 giọt mẫu nước bọt từ ống chiến xuất kháng nguyên vào khay thử, chờ trong 15 phút để đọc kết quả. Bạn có thể tự đọc kết quả theo hướng dẫn sau:
- Dương tính: 2 vạch C và T hiển thị màu đỏ, virus kháng nguyên đã được phát hiện và cho kết quả dương tính;
- Âm tính: 1 vạch C xuất hiện;
- Kết quả không hợp lệ: không có vạch đỏ nào xuất hiện hoặc chỉ có vạch thử (T-line) và không có vạch chứng (C-line). Khi đó, hãy sử dụng khay thử khác để xét nghiệm lại.
Ngoài các nội dung trên, các bạn có thể tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan đến vắc-xin covid-19 được nhiều người quan tâm hiện nay như sau:
CHẮC CHẮN CÓ. Hơn một nửa dân số trên thế giới phải sống trong giãn cách xã hội do Covid-19 là một điều chưa từng có trong tiền lệ. Covid-19 đã và đang gây ra cái chết cho hơn 2 triệu người, đe dọa sức khỏe, cuộc sống, hạnh phúc của hàng tỷ người.
Trong bối cảnh các nước đang khẩn thiết yêu cầu quyền tiếp cận công bằng đối với vắc xin Covid-19, thì Hệ thống tiêm chủng VNVC đã mang được một trong những loại vắc xin tốt nhất về Việt Nam với mục tiêu giúp người dân Việt Nam có cơ hội được tiêm vắc xin sớm nhất. Hành trình đưa thành công vaccine Covid-19 mới nhất về Việt Nam là kết quả mang tính “cột mốc”, giúp người Việt Nam có quyền được tiếp cận và tiêm vacxin Covid cùng thời điểm với nhiều cường quốc khác trên toàn cầu.
Như chúng ta đã biết, mũi 4 Covid chính là mũi tăng cường thứ 2 nhằm giúp cho cơ thể khôi phục lại và tăng khả năng bảo vệ trước virus.
Đặc biệt, khi nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận các biến chủng mới BA.4 và BA.5 với khả năng tránh miễn dịch, mức độ lây lan rất nhanh, nguy cơ thay thế các biến chủng đang tồn tại. Ở Việt Nam, hiện cũng đã ghi nhận sự có mặt của BA.5 và trong tương lai, sẽ còn có thể xuất hiện nhiều biến chủng khác nữa.
Điều này cho thấy việc tiêm mũi 4 Covid là rất cần thiết. Bởi vậy, những người đã tiêm mũi 3 được 3 tháng trở lên, đặc biệt là người thuộc diện nguy cơ cao nên tiếp tục tiêm mũi 4.
Bộ Y tế đã chỉ định những đối tượng cần sớm tiêm nhắc lại mũi 4 gồm:
Từ 50 tuổi trở lên.
Từ 18 tuổi nếu hệ miễn dịch bị suy giảm từ mức độ vừa trở lên.
Hoạt động trong các lĩnh vực ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm bệnh như: y tế, vận tải, dịch vụ, thương mại, lực lượng vũ trang, giáo viên, công nhân.
Đến nay, thế giới có 4 đơn vị phát triển vaccine Covid-19 đã thông báo kết quả hoàn chỉnh hoặc sơ bộ nghiên cứu lâm sàng. Trong đó, vacxin Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford có hiệu quả vượt mức mong đợi của WHO với tác dụng từ 62-90% tùy liều lượng.
Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn để xác định tính an toàn và hiệu quả. Các kết quả cho thấy, vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca không ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nghiêm trọng nào sau khi được tiêm liều vắc xin thứ 2.
Căn cứ vào nghiên cứu lâm sàng, vắc xin phòng virus Corona sẽ được chỉ định cho từng nhóm đối tượng thử nghiệm khác nhau. Tại Việt Nam, COVID-19 vaccine AstraZeneca không được chỉ định để tiêm cho người đã từng nhiễm virus SARS-COV-2.
CÓ. Không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng ngừa giống như nhau. Với hầu hết các vắc xin, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine Covid-19 cũng tương tự. Điều này gây ra do nhiều nguyên nhân:
Để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa khỏi virus Sars-Cov-2, cần phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi theo chỉ định của bác sĩ.
Virus cúm và virus Sars-Cov-2 là hai loại virus hoàn toàn khác nhau, do đó vắc xin cúm không có tác dụng bảo vệ khỏi virus Sars-Cov-2. Tuy nhiên, vắc xin cúm có khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu đối với bệnh cúm, cũng như miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ biến chứng nặng và chăm sóc đặc biệt (ICU) do Covid-19 gây ra.
Bạn nên xem tiếp bài viết phân tích chuyên sâu về các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19, được các chuyên gia VNVC thống kê từ bộ Y Tế và các cơ quan y tế nước ngoài danh tiếng nhé!
CÓ. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đe dọa các chương trình tiêm chủng định kỳ, làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc y tế, sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ trẻ em và người lớn được bảo vệ bằng vắc xin, đe dọa nguy cơ nhiều dịch bệnh quay trở lại. Vắc xin là công cụ phòng bệnh hiệu quả nhất, nếu vì Covid-19 mà hoãn tiêm phòng, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể còn lớn hơn so với con số nhiễm Covid-19.
Tính đến 07/06/2021, đã có 147 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định chẩn đoán xét nghiệm nhanh Covid-19 trên phạm vi cả nước, bao gồm các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Các đơn vị này bao gồm:
Miền Nam: 58 đơn vị
Miền Bắc: 65 đơn vị
Miền Trung: 20 đơn vị
…….
Tây Nguyên: 4 đơn vị
Theo Bộ Y tế, khoảng cách 2 liều của từng loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam cụ thể như sau:
Vaccine AstraZeneca: Khoảng cách giữa hai mũi là từ 8 đến 12 tuần. Nên tiêm vaccine phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vaccine phòng bệnh khác.
Vaccine Sputnik V: Mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần.
Vaccine Comirnaty của hãng Pfizer: Khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần (21 ngày).
Vaccine Vero Cell: Mũi 1 cách mũi 2 là 3 - 4 tuần.
Vaccine Moderna: Khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày, hiện tại nhà sản xuất khuyến cáo mỗi người tiêm tối đa 2 mũi.
Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.
Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.
Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.
Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.
Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.
Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong 02 mét hoặc cùng một không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong 02 mét hoặc cùng một không gian hẹp, kín với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám, điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây bệnh của F0 mà không sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân.
Thời kỳ lây truyền của F0 được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính...
Theo quan niệm của y học cổ truyền nếu khi bị ốm hoặc cảm xông hơi là cần thiết nhưng tắm thì lại phải kiêng. Quan niệm tắm khi bị ốm trong y học cổ truyền lại trái ngược với xông hơi.
Điều này được luận giải như sau: Khi tắm nước nóng làm giãn lỗ chân lông từ đó gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập... Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, tử vong. Từ đó sinh ra quan niệm "người ốm phải kiêng nước" còn tồn tại dai dẳng tới nay.
Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm mà tắm là rất nguy hiểm. Một số người quá suy kiệt, chức năng tim phổi quá kém, khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế khi đang mắc bệnh không nên tắm nước quá lạnh để "rèn luyện cơ thể", hoặc tắm quá nóng để "diệt mầm bệnh". Rất nguy hiểm.
Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trước mổ cần được tắm và sát trùng toàn thân sẽ giảm nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nếu được lau rửa toàn thân bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo, thay dra0 (ga giường) thường xuyên sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm số ngày này phòng ICU.
Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da chết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.
Đế tránh biến chứng, người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút, nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.
Với người mắc COVID-19 theo tôi nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm nhanh trong 5 – 10 phút, lau khô người, sẽ thấy rất sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.
Trên đây là nội dung giới thiệu đầy đủ về vaccine covid 19 mới nhất cũng như hướng dẫn các đăng ký tiêm vaccine covid 19 online đơn giản. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các nội dung khác liên quan đến dịch bệnh covid-19 được chuyên trang của chúng tôi cập nhật thường xuyên tại đây.