Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc (có đáp án)

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc (có đáp án) kèm lời giải chi tiết, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
5.0
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và biên soạn dưới đây.

Bộ 22 bài tập trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc

Câu 1: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm:

A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.

C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.

D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Câu 2: Phần lớn các hoang mạc nằm:

A. Châu Phi và châu Á.

B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Câu 3: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ:

A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Câu 4: Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là:

A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.

B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.

C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.

D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.

Câu 5: Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà:

A. Có diện tích lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

B. Có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

C. Có nhiệt độ lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

D. Đới ôn hòa có nhiều hoang mạc hơn đới nóng.

Câu 6: Trong các hoang mạc thường:

A. Lượng mưa rất lớn.

B. Lượng bốc hơi rất thấp.

C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.

Câu 7: Diện tích các hoang mạc có xu hướng:

A. Ngày một giảm.

B. Không có gì thay đổi.

C. Ngày một tăng nhưng không ổn định.

D. Ngày một tăng.

Câu 8: Hoang mạc Xahara ở châu Phi là hoang mạc:

A. Lớn nhất thế giới.

B. Nhỏ nhất thế giới.

C. Lớn nhất ở châu Phi.

D. Nhỏ nhất ở châu Phi.

Câu 9: Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có:

A. Lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

B. Lạc đà, linh trưởng, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

C. Lạc đà, hươu, nai, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

D. Lạc đà, voi, sư tử, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

Câu 10: “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do:

A. Do độ dốc.

B. Do nước chảy.

C. Do gió thổi.

D. Do nước mưa.

Câu 11: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

A. Dọc theo đường xích đạo.

B. Từ vòng cực về cực.

C. Vùng ven biển và khu vực xích đạo.

D. Dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu.

Câu 12: Đặc điểm khí hậu của vùng hoang mạc là

A. lạnh, khô.

B. lạnh, ẩm.

C. khô hạn.

D. nóng, ẩm

Câu 13: Đặc điểm bề mặt các hoang mạc là

A. sỏi đá hoặc những cồn cát.

B. các đồng cỏ, bụi cây thấp.

C. các đồng bằng phù sa màu mỡ.

D. các cao nguyên badan lượn sóng.

Câu 14: Loài động vật nào sau đây thích nghi tốt với khí hậu hoang mạc?

A. ngựa

B. trâu.

C. lạc đà.

D. bò.

Câu 15: Dân cư vùng hoang mạc phân bố chủ yếu ở đâu?

A. dọc các con sông.

B. gần các hồ nước ngọt.

C. các ốc đảo.

D. vùng ven biển.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây giúp hạn chế sự thoát hơi nước ở một số loại cây vùng hoang mạc?

A. thân mọng nước.

B. lá biến thành gai.

C. bộ rễ rất to và dài.

D. tán rộng và nhiều lá.

Câu 17: Đâu không phải là cách các loài bò sát và côn trùng thích nghi với khí hậu nắng nóng ở môi trường hoang mạc ?

A. vùi mình trong cát.

B. trốn trong các hốc đá.

C. ngủ đông.

D. kiếm ăn vào ban đêm.

Câu 18: Cơ chế nào sau đây không giúp các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc?

A. hạn chế sự thoát hơi nước.

B. tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng.

C. rút ngắn thời kì sinh trưởng.

D. kéo dài thời kì sinh trưởng.

Câu 19: Châu lục nào trên thế giới hầu như không có hoang mạc?

A. châu Phi.

B. châu Á.

C. châu Mĩ.

D. châu Âu.

Câu 20: Hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới là

A. Ô-xtrây-li-a

B. Thar.

C. Gô-bi.

D. Xa-ha-ra.

Câu 21: Đâu không phải là nguyên nhân hình thành các hoang mạc dọc hai bên đường chí tuyến?

A. Có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B. Diện tích lục địa rộng lớn.

C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.

D. Có sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.

Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên các hoang mạc ở vùng trung tâm châu Á và Ô-xtrây-li-a là:

A. dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B. vị trí nằm cách xa biển.

C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.

D. bề mặt địa hình là các cao nguyên rộng lớn.

Đáp án bộ 22 câu hỏi Địa 7 Bài 19 trắc nghiệm: Môi trường hoang mạc

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: A.

Giải thích:

Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: B.

Giải thích:

Phần lớn các hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: A.

Giải thích:

Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: D.

Giải thích:

Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ỏ đó.

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: B.

Giải thích:

Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: C.

Giải thích:

Trong các hoang mạc lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: D.

Giải thích:

Diện tích các hoang mạc có xu hướng ngày một tăng.

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: A.

Giải thích:

Hoang mạc Xahara (châu Phi) là hoang mạc lớn nhất thế giới.

Câu 9:

Đáp án cần chọn là: A.

Giải thích:

Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có gồm có: lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: C.

Giải thích:

“Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do tác động của các luồng gió thổi.

Câu 11:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Quan sát bản đồ, cho thấy hoang mạc phân bố dọc hai bên chí tuyến cụ thể là vùng Bắc Phi (hoang mạc Xa-ha-ra và khu vực Tây Nam Á). Nguyên nhân là do:

- Các dòng biển lạnh chạy ven bờ khiến không khí bị ngưng kết ngoài biển và nước khó bốc hơi,  khi vào trong đất liền không khí đã trở nên khô. Dòng biển lạnh Canari ở bờ phía tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Xômali ở bờ phía đông Trung Phi.

- Diện tích lục địa rộng lớn nên ít chịu ảnh hưởng của biển, không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, mưa ít.

- Khu vực chí tuyến có khối khí áp cao cận chí tuyến với tính chất khô nóng, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến => do vậy không khí  khu vực này rất khô hạn.

=> Đây là ba nguyên nhân cơ bản hình thành các hoang mạc ở dọc chí tuyến.

- Độ cao địa hình không có tác động đến sự  hình thành các hoang mạc. Do vậy, địa hình chủ yếu là đồi núi không phải là nguyên nhân tạo nên các hoang mạc khô hạn ở khu vực dọc hai bên chí tuyến.

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Các hoang mạc có khí hậu khô hạn, do lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn.

Câu 13:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hoặc các cồn cát bao phủ.

Câu 14:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Lạc đà là loại động vật thích nghi rất tốt với khí hậu khô hạn của vùng hoang mạc.

Ví dụ. Hình ảnh lạc đà thường xuất hiện trên các vùng hoang mạc rộng lớn cùng người du mục với vai trò di chuyển, vận chuyển hàng hóa.

Câu 15:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Dân cư vùng hoang mạc chỉ tập trung ở các ốc đảo là nơi có mạch nước lộ ra gần sát mặt đất

Câu 16:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Các loài cây chủ yếu thoát hơi nước qua bề mặt lá, do vậy để hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn ở hoang mạc, một số loại cây có lá biến thành gai hoặc bọc sáp. Ví dụ: cây xương rồng.

Câu 17:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Các loài côn trùng và bò sát vùi mình trong cát hoặc trốn trong các hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm để tránh nắng nóng thiêu đốt. Ngủ đông là tập quán trú rét của một số loài động vật ở vùng khí hậu lạnh (gấu Bắc Cực..), đây không phải là tập tính sinh sống của bò sát, côn trùng.

Câu 18:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc bằng cách: hạn chế sự thoát hơi nước (cây xương rồng có lá biến thành gai); tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thân cây hình chai có khả năng dự trữ nước, lạc đà có túi giữ nước ở cổ) ; một số loài rút ngắn thời kì sinh trưởng cho phù hợp với thời ki có mưa ngắn ngủi trong năm.

Việc kéo dài thời gian sinh trưởng sẽ đòi hỏi nhiều sự trao đổi chất dinh dưỡng và nước -> điều này càng khó khăn hơn trong điều kiện khô hạn, ít mưa ở hoang mạc. Do vậy việc kéo dài thời gian sinh trưởng không phải là cơ chế giúp các loài sinh vật thích nghi tốt ở hoang mạc.

Câu 19:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Châu Âu là châu lục duy nhất trên thế giới không có hoang mạc. Các châu lục còn lại đều hình thành các diện tích hoang mạc rộng lớn. Ví dụ: châu Á có hoang mạc Rup-en Khali phân bố ở vùng Tây Nam Á và hoang mạc Gô-bi ở vùng nội địa Trung Quốc; châu Mĩ có hoang mạc ở phía Nam của Nam Mĩ; châu Phi có hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn ở Bắc Phi…

Câu 20:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới, phân bố vùng Bắc Phi.

Câu 21:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Quan sát bản đồ, cho thấy hoang mạc phân bố dọc hai bên chí tuyến cụ thể là vùng Bắc Phi (hoang mạc Xa-ha-ra và khu vực Tây Nam Á). Nguyên nhân là do:

- Các dòng biển lạnh chạy ven bờ khiến không khí bị ngưng kết ngoài biển và nước khó bốc hơi,  khi vào trong đất liền không khí đã trở nên khô. Dòng biển lạnh Canari ở bờ phía tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Xômali ở bờ phía đông Trung Phi.

- Diện tích lục địa rộng lớn nên ít chịu ảnh hưởng của biển, không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, mưa ít.

- Khu vực chí tuyến có khối khí áp cao cận chí tuyến với tính chất khô nóng, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến => do vậy không khí  khu vực này rất khô hạn.

=> Đây là ba nguyên nhân cơ bản hình thành các hoang mạc ở dọc chí tuyến.

- Độ cao địa hình không có tác động đến sự  hình thành các hoang mạc. Do vậy, địa hình chủ yếu là đồi núi không phải là nguyên nhân tạo nên các hoang mạc khô hạn ở khu vực dọc hai bên chí tuyến.

Câu 22:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Lãnh thổ vùng trung tâm châu Á và Ô-traây-li-a rộng lớn, do vậy càng vào sâu trong nội địa càng cách xa biển nên vùng nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển. Không khí không được cung cấp lượng hơi ẩm từ biển nên rất khô hạn, lượng mưa rất thấp -> hình thành các hoang mạc rộng lớn (ví du: hoang mạc Gô-bi).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status