Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và biên soạn dưới đây.
Câu 1: Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây là gì?
A. Khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm.
B. Khai thác các loại rừng.
C. Phát triển nông nghiệp.
D. Phát triển các loại hình dich vụ vận tải.
Câu 2: Trong 4 tên gọi sau, tên gọi nào nói lên mức độ khô nóng nhất?
A. Bán hoang mạc.
B. Hoang mạc.
C. Hoang mạc hóa.
D. Sa mạc.
Câu 3: Diện tích đất bị hoang mạc hóa hàng năm trên Trái Đất ngày một tăng, không phải vì:
A. Vì lượng mưa ngày một ít, Trái Đất đang nóng dần lên do khí thải.
B. Vì con người khai thác, chặt phá các rừng cây xanh xung quanh hoang mạc.
C. Vì gió thổi làm cát ngày một lấn sâu vào đồng ruộng.
D. Vì phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Câu 4: Quá trình hoang mạc hóa làm mất đi bao nhiêu ha đất trồng trong 1 năm? (tính trên toàn Trái Đất).
A. 5 triệu ha.
B. 10 triệu ha.
C. 15 triệu ha.
D. 20 triệu ha.
Câu 5: Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở:
A. Ven biển.
B. Trong các ốc đảo.
C. Trên cát.
D. Nơi có mưa.
Câu 6: Giải pháp hữu hiệu để chống xa mạc hóa là:
A. Tưới nước.
B. Chăn nuôi du mục.
C. Trồng rừng.
D. Khoan sâu.
Câu 7: Ở Việt Nam, vùng nào có hiện tượng hoang mạc hóa mạnh nhất:
A. Cực Nam Trung Bộ.
B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Ven biển hai đồng bằng lớn.
Câu 8: Hoang mạc nào có diện tích lớn nhất thế giới?
A. Xa-ha-ra.
B. Gô-bi.
C. Na-mip.
D. Ca-la-ha-ri.
Câu 9: Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là:
A. rất nóng
B. rất khô hạn và khắc nghiệt
C. rất lạnh giá
D. rất nhiều bò sát
Câu 10: Ở hoang mạc, nơi có dân cư khá đông để trồng trọt và chăn nuôi là:
A. trung tâm hoang mạc
B. các con đường qua hoang mạc
C. trên ốc đảo
D. rìa hoang mạc
Câu 11: Hoạt động kinh tế chủ yếu của con người ở hoang mạc chủ yếu là
A. chăn nuôi du mục.
B. du lịch.
C. khai khoáng.
D. trồng trọt.
Câu 12: Các loài vật nuôi chủ yếu ở hoang mạc là
A. trâu, bò.
B. dê, cừu, lạc đà.
C. lợn, gà.
D. gia cầm.
Câu 13: Phương tiện di chuyển đặc trưng của con người ở hoang mạc là
A. tuần lộc.
B. lạc đà.
C. ô tô.
D. xe thồ.
Câu 14: Bên cạnh chăn nuôi du mục, hoạt động kinh tế nào sau đây cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc?
A. trồng cây lương thực.
B. trồng cây công nghiệp.
C. khai thác và chế biến gỗ.
D. du lịch.
Câu 15: Ở hoang mạc, nơi tập trung dân cư khá đông để phát triển trồng trọt và chăn nuôi là:
A. trung tâm hoang mạc
B. các con đường qua hoang mạc
C. trên ốc đảo
D. rìa hoang mạc
Câu 16: Nhờ tiến bộ của loại kĩ thuật nào mà con người đã tiến vào khai thác, cải tạo và làm thay đổi bộ mặt nhiều hoang mạc?
A. Kĩ thuật khoan sâu.
B. Kĩ thuật điện tử - tin học.
C. Kĩ thuật hàng không.
D. Kĩ thuật sản xuất vật liệu mới.
Câu 17: Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Cát lấn.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Tác động của con người.
D. Các dòng biển lạnh.
Câu 18: Khu vực nào ở nước ta hiện nay đang có hiện tượng sa mạc hóa mở rộng?
A. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19: Hoạt động nào sau đây của con người có tác động làm mở rộng diện tích hoang mạc hóa?
A. Phát triển thủy lợi.
B. Phát triển nông nghiệp.
C. Khoan sâu.
D. Khai thác rừng.
Câu 20: Giải pháp hữu hiệu nhất để chống sa mạc hóa là
A. Tưới nước.
B. Chăn nuôi du mục.
C. Trồng rừng.
D. Trồng cây lương thực.
Câu 21: Hoạt động kinh tế mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho các nước ở vùng hoang mạc Tây Nam Á là
A. chăn nuôi du mục.
B. khai thác dầu khí.
C. du lịch.
D. trồng trọt.
Câu 1:
Đáp án cần chọn là: A.
Giải thích:
Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây ở hoang mạc là khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm, khai thác nước ngầm và du lịch xuyên qua hoang mạc.
Câu 2:
Đáp án cần chọn là: D.
Giải thích:
Sa mạc là tên gọi nói lên mức độ khô nóng nhất.
Câu 3:
Đáp án cần chọn là: D.
Giải thích:
Diện tích đất bị hoang mạc hóa hàng năm trên Trái Đất ngày một tăng, vì lượng mưa ngày một ít, Trái Đất đang nóng dần lên do khí thải. Con người khai thác, chặt phá các rừng cây xanh xung quanh hoang mạc và gió thổi làm cát ngày một lấn sâu vào đồng ruộng.
Câu 4:
Đáp án cần chọn là: B.
Giải thích:
Tính trên toàn thế giới, quá trình hoang mạc hóa làm mất đi khoảng 10 triệu ha đất trồng trong 1 năm.
Câu 5:
Đáp án cần chọn là: B.
Giải thích:
Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở trong các ốc đảo.
Câu 6:
Đáp án cần chọn là: C.
Giải thích:
Trồng rừng, đặc biệt là các vùng ven biển và rìa các sa mạc, hoang mạc là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để chống cát bay, cát chảy và hiện tượng xa mạc hóa.
Câu 7:
Đáp án cần chọn là: A.
Giải thích:
Ở Việt Nam, vùng nào có hiện tượng hoang mạc hóa mạnh nhất ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).
Câu 8:
Đáp án cần chọn là: A.
Giải thích:
Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc thuộc châu Phi và là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới.
Câu 9:
Đáp án cần chọn là: B.
Giải thích:
Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là rất khô hạn và vô cùng khắc nghiệt.
Câu 10:
Đáp án cần chọn là: C.
Giải thích:
Ở hoang mạc, nơi có dân cư khá đông để trồng trọt và chăn nuôi là trong các ốc đảo (thường có mưa, có nước, có nhiều thực – động vật).
Câu 11:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Hoạt động kinh tế chủ yếu của con người ở hoang mạc chủ yếu là chăn nuôi du mục
Câu 12:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Các loài vật nuôi chủ yếu ở hoang mạc là dê, cừu, lạc đà. Đây là những loài vật có khả năng chịu hạn cao, ưa khí hậu khô.
Câu 13:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Một số nước vùng hoang mạc sử dụng lạc đà làm phương tiện di chuyển, vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn.
Câu 14:
Đáp án cần chọn là: D
Giải thích:
Bên cạnh chăn nuôi du mục, hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.
Câu 15:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Ở hoang mạc, nơi tập trung dân cư khá đông để phát triển trồng trọt và chăn nuôi là trên ốc đảo, họ trồng tiến hành trồng các loại cây như chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu….trên những mảnh vườn nhỏ và nuôi dê, cừu.
Câu 16:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu mà con người đã tiến vào khai thác, cải tạo và làm thay đổi bộ mặt nhiều hoang mạc như phát hiện ra các mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm trong lòng đất.
Câu 17:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Sự mở rộng diện tích hoang mạc hóa chủ yếu liên quan đến nhân tố kinh tế - xã hội. Cụ thể là tác động của con người thông qua các hoạt động kinh tế như khai thác khoáng sản và rừng quá mức (đặc biệt là tài nguyên rừng) trong điều kiện khí hậu nắng nóng, lượng mưa ít làm bề mặt đất bị hoang hóa, trở nên khô cằn...
Câu 18:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Hiện nay các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ở vùng cực Nam Trung Bộ nước ta đang có nguy cơ sa mạc hóa mở rộng do trong điều kiện nắng nóng quanh năm và diện tích rừng suy giảm khiến lượng nước ngầm bị thiếu hụt, nhiều bãi cát di động lấn sâu vào đất liền bên trong.
Câu 19:
Đáp án cần chọn là: D
Giải thích:
Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, quá mức của con người khiến cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc xuất hiện, bề mặt bị mất lớp phủ thực vật nên mưa lớn làm xói mòn đất, cuốn trôi chất dinh dưỡng, mặt khác lượng nước ngầm bị thiếu hụt khiến đất đai khô cằn, thoái hóa -> hình thành các vùng đất hoang mạc hóa.
Câu 20:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc sẽ góp phần hạn chế nguy cơ xói mòn rửa trôi đất, mặt khác rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm -> hạn chế nguy cơ sa mạc hóa.
Câu 21:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Khu vực Tây Nam Á nổi tiếng về các mỏ dầu khí giàu có bậc nhất trên thế giới. Hoạt động khai thác dầu khí xuất khẩu đã mang lại nguồn thu rất lớn cho các quốc gia này.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.