Logo

[LỜI GIẢI] Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nào sau đây?

[LỜI GIẢI] Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nào sau đây? kèm kiến thức tham khảo về đặc điểm tính chất vật lý và hóa học của phân lân.
2.1
7 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo một số câu hỏi trắc nghiệm hay, được chúng tôi sưu tầm có chọn lọc từ các bộ đề trắc nghiệm Hóa học lớp 11 của các trường THPT trên toàn quốc.

Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào sau đây? 

A. H3PO4           

B. P2O5             

C.  PO43-            

D. P

Đáp án đúng: B

Kiến thức tham khảo về phân lân

Phân lân là một dạng phân bón vô cơ phổ biến và cần thiết cho cây trồng, có chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là photpho, thành phần dinh dưỡng chính này tồn tại dưới dạng ion phốt phát (PO4)3-, dùng bón cho cây trồng. Chúng có màu xanh da trời (có nhiều loại, dạng bột hoặc dạng viên). Có tác dụng cho cây phát triển cứng cáp…Dùng cho giai đoạn thứ 2.

Phân lân được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy mạnh các quá trình sinh tưởng, phát triển của cây. Thiếu hay thừa lân đều để lại hậu quả  không tốt cho cây trồng, nó được coi là chất cần thiết nhất cho sự sống của cây trồng.

Phân lân kết hợp với hai loại phân vô cơ là phân đạm và phân kali sẽ tạo thành hỗn hợp cùng lúc cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng. Nguyên liệu để sản xuất phân lân thường dùng đó là quặng apatit và photphorit.

Phân loại phân lân:

1. Nhóm phân lân tự nhiên

+ Apatit: chứa khoảng 30 – 32% hàm lượng P2O5, Canxi và nhiều khoáng chất khác và được cho là quặng chứa lân tự nhiên cao nhất. Được dùng để bón cho các loiạ đất chua, đất phèn, đất nghèo lân ở mức cao.

+ Phosphorit: chỉ chứa khoảng 8 – 12% làm lượng P2O5, đây là loại phân khô, dạng bột. Được dùng để bón cho các loại đất chua, phèn, úng, phù hợp cho giống họ đậu.

2. Nhóm phân lân chế biến

+ Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy: được sản xuất trong điều kiện nung quạng photphat ở nhiệt độ cao, thành phần chính là Ca3(PO4)2. Phân lân khi được nung chảy thường có màu sắc trắng xám, xanh xám, có tính kiềm sẽ trung hòa được môi trường đất có tính chua.

+ Supephotphat (Supe lân)

Supe lân – Ca(H2PO4)2, dễ tan trong môi trường đất, nước nên được người canh tác ưu tiên sử dụng hơn. Supe lân có hai loại nhỏ nữa là supe lân đơn và supe lân kép, chúng chỉ khác nhau ở hàm lượng lân cao thấp, có thể dùng để bón lót, bón thúc cho nhiều loại cây trồng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [LỜI GIẢI] Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nào sau đây? file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.1
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status