Logo

Giải Hóa 11 Bài 27: Luyện tập : Ankan và xicloankan (ngắn gọn)

Hướng dẫn soạn Hóa 11 Bài 27: Luyện tập : Ankan và xicloankan (ngắn gọn) gồm bộ câu hỏi trắc nghiệm, lời giải bài tập, câu hỏi ứng dụng, tổng hợp lý thuyết trọng tâm. Hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả.
5.0
2 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Hóa 11 trang 123 Bài 27: Luyện tập : Ankan và xicloankan (ngắn gọn), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Hóa 11 trang 123 Bài 27: Luyện tập : Ankan và xicloankan

Bài tập Hóa trang 123 Lớp 11:

Bài 1 (trang 123 SGK Hóa 11): 

Viết các công thức cấu tạo của các ankan sau: pentan, 2-metylbutan, isobutan. Các chất trên còn có tên gọi nào khác không?

Lời giải:

Lời giải bài 1 trang 123 SGK Hóa 11

Bài 2 (trang 123 SGK Hóa 11): 

Ankan Y mạch không nhánh có công thức đơn giản nhất là C2H5

a. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên chất Y.

b. Viết phương trình hóa học phản ứng của Y với clo khi chiếu sáng, chỉ rõ sản phẩm chính của phản ứng.

Lời giải:

a. Gọi CTPT của ankan Y là CnH2n+2(n ≥ 1)

CTĐGN của Y là C2H5, nên gọi CTCT của Y là : (C2H5)x (x ≥ 1)

Giải bài 2 trang 123 SGK Hóa 11

CTCT của Y là: CH3-CH2-CH2-CH3: butan

b. Phương trình phản ứng:

Giải bài 2 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

 Giải bài 2 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Bài 3 (trang 123 SGK Hóa 11): 

Đốt cháy hoàn toàn 3,36,lít hỗ hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic. Các thể khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A.

Lời giải:

Lời giải bài 3 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Gọi số mol của metan và etan lần lượt là x và y (mol)

Phương trình phản ứng:

Lời giải bài 3 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Vậy thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp A là:

Lời giải bài 3 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Bài 4 (trang 123 SGK Hóa 11): 

Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.

Lời giải:

Khối lượng của 1,00 lit nước là:

m = D.V = 1,00.1000 = 1000g

Nhiệt lượng mà 1000 gam nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC là:

Q = 1000.4,18(100 - 25) = 313500(J) = 313,5 KJ

Đó là nhiệt lượng mà khí metan khi đốt cháy cần phải toả ra.

Khối lượng metan cần phải đốt cháy là:

Lời giải bài 4 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Số mol metan cần phải đốt cháy là:

Lời giải bài 4 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt cháy là:

Lời giải bài 4 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Bài 5 (trang 123 SGK Hóa 11): 

Khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính thu được là:

A. 2- brompentan

B. 1-brompentan

C. 1,3 – đibrompentan

D. 2,3 – đibrompentan

Hãy chọn đáp án đúng

Lời giải:

Đáp án A

Sản phẩm chính khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 là:

Lời giải bài 5 trang 123 SGK Hóa 11 hay nhất

Bài 6 (trang 123 SGK Hóa 11): 

Đánh dấu Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ô trống cạnh các câu sau đây:

a. Ankan là hidrocacbon no, mạch hở.

b. Ankan có thể bị tách hidro thành anken.

c. Crăckinh ankan thu được hỗn hợp các ankan.

d. Phản ứng của clo với ankan tạo thành ankyl clorua thuộc loại phản ứng thế.

e. Ankan có nhiều trong dầu mỏ.

Lời giải:

a. Đ

b. Đ

c. S

d. Đ

e. Đ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng? 

A. Các ankan từ C1 đến C4 là chất khí

B. Các ankan từ C5 đến C8 là chất lỏng

C. Các ankan từ C18 trở đi là chất rắn

D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 2: Dẫn một ankan X vào bình chứa khí clo và thực hiện phản ứng cháy thu được một mụi đen và một chất khí có thể làm đỏ giấy quỳ tím ẩm. Sản phẩm của phản ứng trên là?

A. CO2 và HCl

B. C và HCl

C. CCl4 và HCl

D. HCl và CnH2n+1Cl

Câu 3: Một ống nghiệm chứa 1 thể tích CH4 và 4 thể tích Cl2 được úp trên chậu nước có đặt miếng giấy quỳ. Đưa hỗn hợp ra ngoài ánh sáng khuếch tán. Hiện tượng nào xảy ra sau đây có thể quan sát được?

A. Màu vàng lục của clo trong ống nghiệm nhạt dần

B. Mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn

C. Mẩu giấy quỳ tím chuyển sang đỏ

D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 4: Hợp chất xicloankan nào sau đây cho phản ứng cộng mở vòng đối với H2 (Ni, t∘C) và Br2?

A. Xiclopentan

B. Xiclopropan

C. Xiclohexan

D. Xicloheptan

Câu 5: Phản ứng dùng để điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm là: 

A. CaC2 + H2O  →

B. CH3COONa+ NaOH (rắn)   →Cao,t∘

C. C+ 2H2   →500∘C,Ni

D. CH3Cl + Na   →

Câu 6: Khi được chiếu sáng, hidrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỷ lệ mol 1: 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau? 

A. isopentan

B. pentan

C. neopentan

D. butan

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 xicloankan. Cho 1680 ml X qua dung dịch Br2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 4 gam brom. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1680 ml X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các chất trong X là: 

A. CH4 và C2H4

B. CH4 và C4H8

C. CH4 và C3H6

D. C2H6 và C3H8

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về tính chất vật lí của ankan?

A. Tan nhiều trong nước

B. Là những dung môi không phân cực

C. Là chất không màu

D. Ankan nhẹ hơn nước

Câu 9: Khi đề hidro hóa isohexan tạo ra anken chính là: 

A. 2-metylpent-2-en

B. 2-metylpent-1-en

C. 4-metylpent-1-en

D. 2-metylpent-3-en

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là: 

A. C3H6

B. C2H6

C. C3H4

D. C3H8

Câu 11: Khi clo hóa hoàn toàn ankan X thu được chất hữu cơ Y có khối lượng phân tử lớn hơn phân tử của X là 138. Ankan X là: 

A. CH4

B. C2H6

C. C3H8

D. C4H10

Câu 12: Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là: 

A. C6H14

B. C3H8

C. C4H10

D. C5H12

Câu 13: Cho hỗn hợp khí X gồm etan và propan. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 9gam H2O. Thành phần % theo khối lượng của etan trong X là? 

A. 66.67%

B. 57,69%

C. 25,42%

D. 40.54%

Câu 14: Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. Hỏi X và Y là hai ankan nào? 

A. propan, butan

B. etan, propan

C. metan, etan

D. metan, butan

Câu 15: Hai xiclankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi monoclo hóa (có chiếu sáng) thì N cho 4 hợp chất, M chỉ cho 1 hợp chất duy nhất. Tên gọi của M và N là?

A. metylxiclopentan và đimetylxiclobutan

B. xiclohexan và metylxiclopentan

C. xiclohexan và xiclopropan isopropan

D. A, B, C đều đúng

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 ankin thu được số mol của H2O và CO2 bằng nhau. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Số mol ankan và ankin bằng nhau

B. Số H của ankan và ankin bằng nhau

C. Số C của ankan và ankin bằng nhau

D. Số H của ankan bằng số C của ankin

Câu 17: Định nghĩa nào sau đây đúng về hidrocacbon no?

A. Là hidrocacbon chỉ chứa liên kết đơn C-C

B. Là hợp chất hữu cơ chỉ chứa liên kết đơn C-C

C. Là hợp chất hữu cơ gồm C và H

D. Là hidrocacbon không thể chứa liên kết đôi C=C

Câu 18: Cracking 560 lít (đktc) C4H10 xảy ra các phản ứng:

C4H10 →  CH4 + C3H6

C4H10 →  C2H6 + C2H4

C4H10 →  H2+ C4H8

Thu được 1010 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Thể tích C4H10 chưa phản ứng là: 

A. 110 lít 

B. 55 lít

C. 165 lít

D. 80 lít

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 2,86 gam hỗn hợp gồm hexan, heptan, octan, biết số mol của hexan bằng số mol của octan. Sau phản ứng, người ta thu được hỗn hợp khí và hơi. Cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng so với dung dịch ban đầu có thay đổi gì?

A. Giảm 7,1 gam

B. Tăng 12,9 gam

C. Tăng 7,1 gam

D. Giảm 12,9 gam

Câu 20: Trộn hai thể tích bằng nhau của C3H8 và O2 rồi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp. Sau phản ứng làm lạnh hỗn hợp (để ngưng tự hơi nước) rồi đưa về điều kiện ban đầu. Thể tích hỗn hợp sản phẩm khi ấy Vs so với thể tích hỗn hợp Vđ là: 

A. Vs = Vđ

B. Vs  > Vđ

C. Vs = 0,5 Vđ

D. Vs :Vđ= 7: 10

Câu 21: Khi xảy ra tai nạn của phương tiện vận chuyển trên biển, xăng dầu thường:

lan rộng nhanh gây ô nhiễm môi trường biển

nổi lên trên mặt biển và dễ gây hỏa hoạn trên biển

không tan trong nước biển mà tạo một lớp trên bề mặt không cho khí oxi tan trong nước

khu trú ở một vùng biển hẹp

tan trong nước biển gây ô nhiễm môi trường biển

Nhận xét đúng là: 

A. 1,2,4

B. 2,3,4

C. 1,2,3

D. 1,3,5

Câu 22: Không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì: 

A. Xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi lên trên và lan rộng ra hơn, tiếp tục cháy

B. Xăng, dầu tan trong nước và nhẹ hơn nước nên tiếp tục cháy

C. Xăng, dầu không tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy

D. Xăng, dầu tan trong nước và nặng hơn nước nên tiếp tục cháy 

Câu 23: Ankan: (CH3)2CHCH2C(CH3)3 có tên IUPAC là: 

A. 2,4,4- trimetylpentan

B. 2,2,4-trimetylpentan

C. 2,2,4- trimetylhexan

D. isooctan

Câu 24: Tỉ số thể tích giữa CH4 và O2 là bao nhiêu để hỗn hợp hai khí nổ mạnh nhất? 

A. 1: 1

B. 1: 2

C. 1: 3

D. 2: 1

Câu 25: Ở điều kiện thích hợp, butan có phản ứng hóa học với chất nào sau đây tạo thành dẫn xuất chứa oxi?

A. Brom khan

B. Khí Oxi

C. Dung dịch KMnO4

D. Nước brom

Đáp án:

1-D 2-B 3-D 4-B 5-B 6-B 7-C 8-A 9-A 10-D 11-A 12-D 13-B 14-B 15-B

16-B 17-A 18-A 19-A 20-D 21-C 22-A 23-B 24-B 25-B

Lý thuyết trọng tâm

1. Ankan

    - CTTQ: CnH2n+2.

    - Tên gọi:

       + Ankan không phân nhánh: Tên ankan = tên mạch chính + an.

       + Ankan phân nhánh: Tên ankan = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + an.

    - Tính chất hóa học:

       + Phản ứng thế:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

       → phản ứng halogen hóa.

       + Phản ứng tách:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

       → phản ứng crackinh.

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

       + Phản ứng oxi hóa:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

       Khi có xúc tác thích hợp:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

    - Điều chế:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

2. Xicloankan

    - CTTQ: CnH2n (n ≥ 2).

    Xicloankan là những hidrocacbon no mạch vòng (gồm mono xicloankan (đơn vòng) và poli xicloankan (đa vòng)).

    - Tên gọi:

    Tên xicloankan = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + xiclo + tên mạch chính + an.

    - Tính chất hóa học:

       + Phản ứng thế:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

       + Phản ứng cộng mở vòng:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

       + Phản ứng tách

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

       + Phản ứng oxi hóa:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

    - Điều chế:

Lý thuyết luyện tập về ankan và xicloankan

File tải hướng dẫn soạn Hóa 11 trang 123 Bài 27 (ngắn gọn):

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Hóa học như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status