Logo

Giải Bài 4: Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5

Giải Bài 4: Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5 Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu nhất giúp các em tiếp thu bài học mới đạt hiệu quả.
2.8
2 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 4: Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Lịch sử lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 4: Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5

1. Tìm hiểu thời cơ cách mạng tháng Tám (trang 26 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc các thông tin dưới đây

b. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

- Tại sao vào giữa tháng 8 - 1945, ở nước ta xuất hiện thời cơ cách mạng "ngàn năm có một"?

- Trước thời cơ ấy, Đảng và Bác Hồ đã có quyết định như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Vào giữa tháng 8-1945, ở nước ta xuất hiện thời cơ cách mạng “ngàn năm có một” vì lúc đó Nhật Bản đầu hàng đồng minh.

- Trước thời cơ ấy, Đảng và Bác Hồ đã có quyết định ra lệnh toàn dân tổng khởi nghĩa.

2. Tìm hiểu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (trang 26 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc đoạn thông tin kết hợp quan sát các bức ảnh (sgk trang 26, 27).

b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Không khí Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương như thế nào?

- Tại sao ngày 19-8 hằng năm được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám?

Lời giải chi tiết:

- Không khí Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương sục sôi khí thế cách mạng.

   + Sáng 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng.

   + Họ mang trong tay những vũ khí thô sơ như giáo mác, mã tấu, ... tiến về quảng trường Nhà hát lớn thành phố.

   + Đến trưa, đại diện ủy ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền.

   + Ngay sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền.

   + Quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu xông vào chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù như Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Sở Cảnh sát...

- Ngày 19-8 hằng năm được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám vì đó là ngày cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

3. Tìm hiểu sự kiện Bác Hồ đọc "Tuyên ngôn độc lập" (trang 28 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

Câu hỏi Trả lời
Quang cảnh ngày 2-9-1945 ở Hà Nội như thế nào?  
Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ nêu chân lí gì?  

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi Trả lời
Quang cảnh ngày 2-9-1945 ở Hà Nội như thế nào? Quang cảnh Hà Nội ngày 2/9/1945:
- Tưng bừng trong màu đỏ - một vùng trời bát ngát cờ, hoa.
- Các nhà máy, cửa hiệu đều nghỉ việc.
- Những dòng người từ khắp các ngả nô nức kéo về Quảng trường Ba Đình.
- Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ nêu chân lí gì? Bác Hồ nêu chân lí: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ nhừng quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sông, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”

Hoạt động thực hành - Bài 4: Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Lịch sử và Địa lý 5 VNEN

1. (trang 30 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Quan sát các hình 1, 2, 3 (SGK/38), viết vào vở một đoạn văn ngắn, hay làm thơ hoặc vè tranh thế hiện cảm xúc của em trước không khí Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội.

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tháng Tám là một ngày vô cùng trọng đại, lịch sử nước ta đã bước sang một trang mới. Hà Nội tràn ngập cờ đỏ sao vàng, sục sôi trong khí thế của cách mạng. Biến người ùn ùn đổ về Nhà hát lớn Hà Nội tham dự mít tinh. Ngay sau lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền của đại diện Uy ban khởi nghĩa, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền. Quần chúng cùng các đội tự vệ đánh chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù. Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa toàn thắng.

Thơ về cách mạng tháng Tám:

Ta nghĩ ngày mai hết đói nghèo
Hết tù hết tội hết gieo neo
Trong ngoài bốn bể anh em cả
Ôi đẹp vườn xuân những sớm chiều”

2. (trang 30 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Những hình (1, 2, 3, 4, 5 trang 30 sgk) liên quan đến sự kiện nào? (Cách mạng tháng Tám hay Xô viết Nghệ - Tĩnh). Viết vào vở số thứ tự hình và cụm từ phù hợp cho trước trong ngoặc.

Lời giải chi tiết:

Quan sát các hình ảnh ta thấy:

- Hình 1, hình 3, hình 5: sự kiện Cách mạng tháng Tám

- Hình 2, hình 4: Sự kiện Xô viết Nghệ - Tĩnh

3. (trang 30 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Đọc đoạn trích từ bài viết của Bác Hồ, vận dụng kiến thức đã học để thảo luận và trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

- Lật đổ nền quân chủ mười mấy thế kỉ

- Đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm

- Chính quyền thuộc về tay nhân dân

4. (trang 30 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Trong hồi kí của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: “Bác Hồ đọc xong Tuyên ngôn Độc lập, cả biển người hoan hô vang dậy, cả rừng cờ vẫy lên không ngớt”.

- Hãy lí giải tại sao lại như vậy.

  Vì Bác Hồ khẳng định trước thế giới và toàn thế nhân dân: Nước ta đã thật sự trở thành một nước tự do, độc lập.
  Vì Bác Hồ khẳng định quyết tâm của dân tộc ta: “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
  Đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân ta
  Tất cả các ý kiến trên đều đúng.

Lời giải chi tiết:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: “Bác Hồ đọc xong Tuyên ngôn Độc lập, cả biển người hoan hô vang dậy, cả rừng cờ vẫy lên không ngớt”. Sở dĩ như vậy là vì:

  Vì Bác Hồ khẳng định trước thế giới và toàn thế nhân dân: Nước ta đã thật sự trở thành một nước tự do, độc lập.
  Vì Bác Hồ khẳng định quyết tâm của dân tộc ta: “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
  Đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân ta
X Tất cả các ý kiến trên đều đúng.

Hoạt động ứng dụng - Bài 4: Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Lịch sử và Địa lý lớp 5 VNEN

1. (trang 31 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Với sự giúp đỡ của người thân, tìm hiểu thời gian diễn ra khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở địa phương em.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Thời gian diễn ra khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở một số địa phương là:

- Hà Nội ngày 19/8/1945

- Huế ngày 17/8/1945

- Sài Gòn ngày 25/8/1945

- Thái Nguyên 16/8/1945

- Quảng Ngãi 14/8/1945

2. (trang 31 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Hãy kể tên các trường học, tên phố, di tích lịch sử... liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài học

Lời giải chi tiết:

Tên các trường học, tên phố, di tích lịch sử... liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài học là:

- Trường THCS Cách mạng tháng Tám (quận 10 - TP.HCM)

- Đường Cách mạng tháng Tám (quận 3, 10 - TP.HCM)

- Quảng trường Cách mạng tháng Tám (Hà Nội

- Nhà số 48 Hàng Ngang

- Quảng trường Ba Đình

- Cột cờ Hà Nội.

3. (trang 31 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Hãy kể lại một cách ngắn gọn về chuyên tham quan (nếu có) di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.

Lời giải chi tiết:

Trong số những danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội, Cột cờ Hà Nội không chỉ là một trong những di tích lịch sử lâu đời mà còn là điểm du lịch không thể bỏ qua trong chuyến hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành.

Cột cờ Hà Nội còn được có cái tên khác là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và nay nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm nhưng công trình này vẫn còn nguyên vẹn và giá trị nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long sau cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ.

Được xây dựng từ năm 1805 đến 1812 dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn để làm đài quan sát. Cột cờ Hà Nội là địa điểm được nhiều người dân thủ đô cũng như du khách quốc tế ghé thăm khi đi du lịch Hà Nội, chụp ảnh lưu niệm. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến đây chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính.

Toàn bộ Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, tính cả trụ treo cờ thì là 44m. Ở đây được tham quan cả khu ngoài trời và trong nhà. Ở bên trong rất rộng rãi, thoáng mát, trưng bày súng và những tượng của những người anh hùng.

Trên nóc Cột cờ là lá quốc kỳ biểu tương quan trọng cho sự thống nhất đất nước và được thay mới sau 2 đến 3 tuần. Theo cách bậc thang dẫn đến đỉnh cột cờ, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn xe tăng và máy bay trực thăng của Bảo tàng Quân Sự và Công viên Le-nin.

Thiết kế lối cầu thang xoắn bằng đá bên trong cột cờ, du khách có thể dừng chân nhìn ra các ổ cửa sổ hình hia điểm xuyết theo theo những bức tường cong. Có tất cả 3 tầng quan sát riêng biệt và một thân cột, nếu muốn ngắm cảnh thì tốt nhất nên di chuyển đến đài quan sát trên cùng.

Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng rộng lớn bên trong và bên ngoài khu thành cổ. Trừ cửa hướng Bắc, ba cửa còn lại của Kỳ đài đều được khắc tên riêng. Cửa hướng Đông là “Nghênh húc” (đón ánh nắng ban mai), cửa hướng Tây là “Hồi quang” (ánh sáng phản chiếu), còn cửa Nam là “Hướng minh” (hướng về ánh sáng).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử và Địa lý lớp 5 VNEN Bài 4: Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status