Logo

Giải sách bài tập GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư (đầy đủ nhất)

Giải sách bài tập GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, giải bài tập trong SBT chi tiết, chính xác. Hỗ trợ học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải sách bài tập Giáo Dục Công Dân 9 Bài 1: Chí công vô tư được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải câu hỏi và bài tập SBT GDCD 9 Bài 1

Câu 1 trang 5 SBT GDCD 9: Em hiểu thế nào là chí công vô tư?

Lời giải:

Là xử sự công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Câu 2 trang 5 SBT GDCD 9: Hãy nêu một số biểu hiện của chí công vô tư.

Lời giải:

Biểu hiện: công bằng, dám nói sự thật, tôn trọng pháp luật, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, không hối lộ tham nhũng...

Câu 3 trang 5 SBT GDCD 9: Theo em, chí công vô tư có ý nghĩa gì ? Vì sao người có phẩm chất chí công vô tư lại được mọi người yêu quý, tin cậy ?

Lời giải:

Đem lại sự công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội.

Góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Vì những người này sống vì lợi ích tập thể, trong sạch, liêm khiết nên được mọi người yêu quý, kính trọng.

Câu 4 trang 5 SBT GDCD 9: Học sinh cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?

Lời giải:

Không thiên vị, che dấu những hành vi sai trái của bạn bè.

Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cho thầy cô giáo.

Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng.

Ủng hộ,nghe theo, thực hiện những ý kiến mà mình cho là giúp ích cho lớp, trường.

Câu 5 trang 6 SBT GDCD 9: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Trong gia đình, người em phải luôn được phần nhiều hơn anh (chị).

B.Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau.

C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.

D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải có phẩm chất chí công vô tư.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 6 SBT GDCD 9: Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư ?

A. Bỏ qua lỗi của nhân viên thân cận hoặc của người đã ủng hộ mình.

B. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.

C. Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, kể cả người không quen biết.

D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình.

E. Bảo vệ quyền lợi của nhân viên dưới quyền bằng mọi cách.

G. Nhắc nhở ý thức kỉ luật của tất cả các bạn ở trong lớp.

H. Dành tiêu chuẩn đi học nước ngoài cho con, cháu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B, C, G

Câu 7 trang 6 SBT GDCD 9: Hành vi nào dưới đây là chí công vô tư và hành vi nào là không chí công vô tư.

Lời giải:

Hành vi Chí công vô tư Không chí công vô tư
A. Không kiểm điểm cấp dưới khi mắc khuyết điểm, vì đó là em ruột mình.   x
B. Đề cử người học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng. x  
C. Làm trực nhật thay bạn vì bạn bị ốm, phải nghỉ học. x  
D. Chỉ chuyên tâm vào học tập, không tham gia vào hoạt động khác của lớp.   x

Câu 8 trang 6 SBT GDCD 9: Loan và Thảo được cô chủ nhiệm giao nhiệm vụ dẫn chương trình cho Đại hội Chi đội. Theo kế hoạch, trước hôm đại hội, hai bạn phải khớp chương trình với nhau, nhưng vì Thảo đang giận Loan (Loan đã ghi tên Thảo vào sổ theo dõi - Loan là tổ trưởng của Thảo) nên Thảo đã không đến làm việc cùng Loan.

Câu hỏi:

1/ Em tán thành hay không tán thành cách xử sự của bạn Thảo ? Vì sao?

2/ Nếu là Loan, em sẽ làm gì trong tình huống ấy ?

Lời giải:

1/ Em tán thành cách xử sự của Loan, vì dù Thảo là bạn thân nhưng Loan không thiên vị, vẫn làm trong trách nhiệm của mình.

2/ Nếu là Loan em sẽ giải thích cho bạn hiểu không vì sự ích kỉ, thù vặt cá nhân mà làm ảnh hưởng đến tập thể.

Câu 9 trang 7 SBT GDCD 9: Trang ở trong đội Thanh niên xung kích và được giao nhiệm vụ trực ở cổng trường ghi tên các bạn đi học muộn. Một hôm, trong số các bạn đi học muộn có Quân - em họ của Trang học ở lớp dưới. Nhìn thấy Quân, Trang giục em đi thật nhanh vào bên trong sân trường và không ghi tên em vào sổ trực của mình.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với việc Trang làm không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống ấy ? Vì sao em chọn cách xử lí như vậy?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với việc làm của Trang. Mặc dù là em họ, nhưng công việc và nhiệm vụ Trang vẫn phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

2/ Em sẽ ghi tên Quân vào sổ ghi chép sao đỏ. Sau đó, giờ ra chơi em sẽ gọi Quân ra khuyên và giải thích cho Quân hiểu cần phải thực hiện đúng quy định của nhà trường.

Câu 10 trang 7 SBT GDCD 9: Bà Lan biết nhà hàng xóm ngày nào cũng đổ rác muộn và không đúng chỗ. Nhưng trong cuộc họp tổ dân phố, khi bác tổ trưởng yêu cầu mọi người nêu những hiện tượng vi phạm nội quy khu tập thể, bà Lan lại không nói gì vì cho rằng không nên làm mất lòng hàng xóm, họ ghét mình thì không có lợi.

Câu hỏi:

1/ Em thấy suy nghĩ của bà Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?

2/ Nếu là bà Lan, em sẽ xử sự như thế nào để vừa góp ý được với nhà hàng xóm lại vừa không làm mất lòng họ ?

Lời giải:

1/ Em thấy suy nghĩ của bà Lan là sai. Bởi vì, nếu bà cứ giấu như thế sẽ làm cho người vi phạm càng gây ô nhiễm môi trường làng xóm.

2/ Nếu là bà Loan, em sẽ nói chung chung về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Sau đó, gặp riêng nhà hàng xóm để góp ý, giải thích để họ chấm dứt. Nếu hành vi đó vẫn xảy ra, em sẽ tố giác hành vi đó.

Câu 11 trang 7 SBT GDCD 9: Năm học này Bình được bầu làm lớp trưởng. Bình rất nghiêm túc và sát sao trong việc theo dõi và quản lí lớp, nên nhiều bạn trong lớp tỏ thái độ khó chịu vì bị ghi tên vào sổ theo dõi khi mắc khuyết điểm, rồi bị cô chủ nhiệm phê bình trong giờ sinh hoạt. Chính vì vậy, các bạn ấy luôn chống đối, gây khó khăn cho Bình.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với việc làm của các bạn trong tình huống trên không? Vì sao?

2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự theo những cách nào? Em thấy cách xử sự nào là tốt nhất? Vì sao?

Lời giải:

1/ Em không tán thành việc làm của các bạn trên. Bởi vì, các bạn đã ích kỉ, nhỏ nhen; không những không nhận ra sai lầm của mình mà còn không chính trực, thẳng thắn khi bầu sự thật.

2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự bằng cách cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp đỡ các bạn khắc phục khuyết điểm. Việc làm đó, vừa làm tròn nhiệm vụ, vừa giúp các bạn hiểu và tin tưởng Bình.

Câu 12 trang 8 SBT GDCD 9: Có ý kiến cho rằng : “Quyền lợi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung”. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

Lời giải:

Em không tán thành với quan điểm trên. Bởi vì, nếu ai cũng vì tập thể, thì đang bảo vệ quyền lợi của chính mình, tôn trọng tập thể sẽ làm cho hoạt động tập thể đi lên; đó cũng là đang bảo vệ lợi ích của mình.

Câu 13 trang 8 SBT GDCD 9: Em hãy nêu một số biểu hiện của sự chí công vô tư hoặc không chí công vô tư mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

Lời giải:

Biểu hiện không chí công vô tư:

- Nhận tiền hối lộ dịp Tết đầu năm.

- Nhận tiền hối lộ không xử phạt giao thông.

- Chạy trường, chạy điểm thi.

- Giấu không nói điểm thi cho bố mẹ.

Câu 14 trang 8 SBT GDCD 9: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư và nêu suy nghĩ của mình về một câu mà em thích nhất.

Lời giải:

- Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

- Bênh lí, không bênh thân.

- Cầm cân nảy mực.

- Tha kẻ gian, oan người ngay.

- Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

Hướng dẫn phần Truyện đọc SBT GDCD lớp 9 Bài 1

Trả lời câu hỏi trang 9 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Em hãy nêu những biểu hiện chí công vô tư của anh Hồ Công Dũng?

2/ Việc làm chí công vô tư ở Hồ Công Dũng đã đem lại những lợi ích gì cho Đội của anh?

3/ Em học tập được gì từ tấm gương của anh Hồ Công Dũng ?

Lời giải:

1/ Anh yêu cầu cán bộ, công chức phải xác nhận thanh khoản phải rõ ràng hơn với từng bộ hồ sơ để tránh sơ hở trong hồ sơ thanh khoản; anh đã phân đều hồ sơ khi các doanh nghiệp đến nộp hồ sơ thanh khoản cho từng công chức; nêu rõ từng bước từ lúc tiếp nhận, giải quyết cho đến lúc kết số liệu.

2/ Anh và Đội đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp. Anh liên tục đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở”, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tặng bằng khen, nhiều lần được uỷ ban nhân dân Thành phố khen ngợi. Việc làm của anh đã rèn luyện tinh thần liêm khiết, trong sáng, vững mạnh, đưa hoạt động tập thể nâng lên.

3/ Em học tập được những phẩm chất của anh Hồ Công Dũng trong cả công việc và cuộc sống thường nhật. Đó là sự kết hợp ngay thẳng và hòa đồng, nghiêm khắc và vui vẻ, giúp đỡ. Đặc biệt, em sẽ tìm tòi để tìm ra cách giải quyết công việc hiệu quả.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT GDCD 9 sách bài tập Giáo Dục Công Dân 9 Bài 1: Chí công vô tư file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status