Logo

Giải sách bài tập GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (đầy đủ nhất)

Giải sách bài tập GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, giải bài tập trong SBT chi tiết, chính xác. Hỗ trợ học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức.
2.7
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn sách bài tập Giáo Dục Công Dân 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (ngắn gọn) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải câu hỏi và bài tập SBT GDCD 9 Bài 12

Câu 1 trang 47 SBT GDCD 9: Em hiểu thế nào là hôn nhân?

Lời giải:

Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Câu 2 trang 47 SBT GDCD 9: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản nào?

Lời giải:

Nguyên tắc cơ bản của hôn nhân là :

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ

Câu 3 trang 47 SBT GDCD 9: Pháp luật nước ta quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

Lời giải:

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

3. Bình đẳng có quyền và gnhĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.

4. Tôn trọng danh dự nhân phẩm nghề nghiệp của nhau.

Câu 4 trang 47 SBT GDCD 9: Việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?

Lời giải:

Đối với cá nhân: Ảnh hưởng tới sức khỏe, tới việc học hành của bản thân.

với gia đình: Không làm tròn và làm tốt trách nhiệm vợ chồng, trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ.

Câu 5 trang 48 SBT GDCD 9: Kết hôn đúng pháp luật là?

A. Việc kết hôn được gia đình hai bên đồng ý và tổ chức lễ kết hôn tại gia đình.

B. Việc kết hôn do hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định và đăng kí tại uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn).

C. Việc kết hôn được hai bên nam nữ nhất trí và tổ chức kểt hôn tại gia đình.

D. Việc kết hôn được Nhà thờ cho phép và tổ chức lễ kết hôn tại nhà thờ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 48 SBT GDCD 9: Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật vê hôn nhân và gia đình là :

A. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên

B. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

C. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 48 SBT GDCD 9: Để xây dựng gia đình hạnh phúc, việc kết hôn phải dựa trên cơ sở.

A. Tình yêu chân chính và sự tự nguyện của hai bên nam, nữ.

B. Do cha, mẹ hai bên lựa chọn và quyết định.

C. Sự môn đăng hộ đối (tương đồng về địa vị và tài sản) của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.

D. Chung sống trước khi cưới (sống thử) và rút ra kinh nghiệm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 8 trang 48 SBT GDCD 9: Tảo hôn là

A. Việc kết hôn với người bằng tuổi

B. Việc kết hôn với người ít tuổi hơn

C. Việc kết hôn với người cùng giới

D. Việc kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hồn theo quy định của pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9 trang 48 SBT GDCD 9: Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình là .

A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.

B. Trong gia đình chồng là người quyết định mọi việc.

C. Trong gia đình chồng quyết định các việc lớn, vợ quyết định các việc vặt hàng ngày.

D. Ai kiếm được nhiều tiền hơn, người đó có quyền quyết định mọi việc trong gia đình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 49 SBT GDCD 9: Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, những người nào sau đây không được kết hôn với nhau?

A. Công dân Việt Nam với người nước ngoài

B. Những người theo các tôn giáo khác nhau

C. Những người đang có vợ, chồng

D. Những người thuộc các dân tộc khác nhau

E. Những người cùng dòng máu về trực hệ

G. Những người có họ trong phạm vi 5 đời

Lời giải:

Đáp án đúng là: C, E

Câu 11 trang 49 SBT GDCD 9: Lan và Tuấn yêu nhau đã lâu. Khi hai người thưa chuyện với gia đình thì mẹ Lan nhất định không đồng ý vì cho rằng Tuấn ít tuổi hơn Lan, nếu lấy nhau sau này Lan sẽ già hơn chồng và sẽ không hạnh phúc. Lan và Tuấn giải thích mãi nhưng mẹ Lan vẫn không đồng ý. Theo bà, con cái phải nghe lời cha mẹ. Bà còn doạ sẽ từ con nếu Lan cứ làm theo ý mình.

Câu hỏi:

1 / Mẹ Lan có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lan và Tuấn không? Vì sao?

2/ Lan và Tuấn có thể làm gì để thực hiện được ý nguyện của mình?

Lời giải:

1/ Theo em, Lan không có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lan và Tuấn. Bởi vì, theo quy định của pháp luật hôn nhân được xây dựng trên cơ sở nam nữ tự nguyện, không bị ép buộc.

2/ Lan và Tuấn có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Câu 12 trang 49 SBT GDCD 9: Anh K và chị H chưa đủ tuổi kết hôn nên không được đăng kí kết hôn. Thế nhưng, gia đình hai bên cứ quyết định tổ chức Lễ thành hôn cho anh chị, vì họ nghĩ trước sau gì thì hai anh chị cũng là vợ chồng của nhau. Sau Lễ thành hôn, anh K và chị H sống chung với nhau và mọi người đều thừa nhận họ là vợ chồng của nhau.

Câu hỏi:

1/ Việc tổ chức Lễ thành hôn và chung sống của anh K và chị H có được coi là đúng pháp luật không? Vì sao?

2/ Nếu muốn được là vợ chồng của nhau, anh K và chị H có cần phải đăng kí kết hôn khi đã đủ tuổi kết hôn hay không?

Lời giải:

1/ Việc tổ chức Lễ thành hôn và chung sống của anh K và chị H không đúng pháp luật. Bởi vì, điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật là phải đủ độ tuổi kết hôn (nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi); phải đăng kí kết hôn.

2/ Nếu muốn là vợ chồng của nhau hợp pháp thì anh K và chị H phải đăng kí kết hôn sau khi đủ độ tuổi, như vậy mới được coi là pháp luật hợp pháp.

Câu 13 trang 49 SBT GDCD 9: Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm và quan hệ vợ chồng trong gia đình.

Lời giải:

- Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên.

- May gặp duyên, chẳng may gặp nợ.

- Nhất duyên, nhì phận, tam phong thổ.

   - Phải duyên thì dính như keo

Trái duyên chổng chểnh như kèo đục vênh.

   - Lấy chồng cho đáng tấm chồng

Bỏ công trang điểm má hồng răng đen.

Hướng dẫn phần Truyện đọc SBT GDCD lớp 9 Bài 12

Trả lời câu hỏi trang 50 SBT GDCD 9: Qua câu chuyện của người con gái trên đây, em rút ra được bài học gì ?

Lời giải:

Sự lựa chọn của bạn gái trong câu chuyện là hoàn toàn sai lầm và hậu quả mà bạn gái phải chịu là nỗi đau, niềm tin. Nhưng hơn cả là tình cảm gia đình vẫn luôn tồn tại, dù cho bạn gái có chuyện gì thì gia đình, bố mẹ luôn ở bên và sẵn sàng dang rộng vòng tay chào đón. Câu chuyện là một bài học cảnh tình cho những bạn trẻ ham mê vật chất, quá tin tưởng vào tình yêu. Các bạn trẻ cần tỉnh ngộ để đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời mình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải sách bài tập Giáo Dục Công Dân 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (ngắn gọn) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status