Logo

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 15 (Ngắn gọn nhất)

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 15 (Ngắn gọn nhất) có đáp án và lời giải cho từng phần trong sách bài tập. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học và ôn luyện hiệu quả
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu các bạn học sinh bộ tài liệu giải sách bài tập Sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) có lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em tham khảo tại đây.

Bài 1 trang 70 SBT Sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm

A. 179 TCN.           C. 111 TCN.

B. 208 TCN.          D. 179.

Trả lời: A

2. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là

A. Giao Chỉ và Cửu Chân

B. Cửu Chân và Nhật Nam.

C. Nhật Nam và Giao Chỉ.

D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh.

Trả lời: A

3. Ba quận nước ta thời Hán có tên gọi là

A. Giao Chỉ, Nhật Nam, Đạm Nhĩ.

B. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

C. Cửu Chân, Nhật Nam, Chu Nhai.

D. Khâm Châu, Liêm Châu, Giao Châu.

Trả lời: B

4. Về chính trị, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách

A. chia nước ta thành quận huyện, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của phong kiến Trung Hoa; tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện, dùng luật pháp hà khắc và đàn áp tàn bạo.

B. thủ tiêu các quyến tự do dân chủ của người dân Việt.

C. xoá bỏ mọi tổ chức quản lí hành chính của Âu Lạc cũ.

D. bắt bớ, thủ tiêu các lạc hầu, lạc tướng.

Trả lời: A

5. Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ đã thực hiện

A. chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra.

C. chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt.

D. cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khó.

Trả lời: C

6. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá về văn hoá đối với nhân dân ta là nhằm

A. thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá phương Đông.

B. khai hoá văn minh cho nhân dân ta.

C. thực hiện mưu đồ đồng hoá dân tộc và thôn tính vĩnh viễn nước ta, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc.

D. phát triển tinh hoa văn hoá Hán trên bán đảo Đông Dương.

Trả lời: C

7. Những chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc được thể hiện như thế nào?

A. Nông nghiệp phát triển, diện tích trồng trọt và năng suất cây trồng tăng; thủ công nghiệp và thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

B. Cơ cấu cây trồng có sự thay đổi; chăn nuôi phát triển

C. Nhiều cơ sở chế biến nông sản được thành lập; trâu bò được nuôi trong các trang trại lớn của địa chủ người Hán

D. Công cụ sản xuất bằng sắt rất phổ biến; nghề khai thác và chế tác kim loại chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Trả lời: A

8. Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách về văn hoá ở nước ta là:

A. mở trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện.

B. khuyến khích phát triển văn hoá truyền thống của người Việt.

C. du nhập Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

D. tổ chức nhiều kì thi để tuyển lựa nhân tài phục vụ đất nước.

Trả lời: C

9. Những chính sách văn hoá mà chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện ở nước ta nhằm mục đích gì?

A. Kìm hãm sự phát triển của nển văn hoá truyền thống.

B. Phát triển nến văn hoá ở nước ta.

C. Khuyến khích bảo tồn và phát triển những luật tục của người Việt

D. Nô dịch, đồng hoá nhân dân ta về văn hoá.

Trả lời: D

10. Người Việt đã có thái độ ứng xử như thế nào trước những âm mưu và thủ đoạn đồng hoá về văn hoá của phong kiến phương Bắc?

A. Kiên quyết bảo tồn và giữ gìn các sách vở cổ, làm cơ sở cho việc phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.

B. Tổ chức các phong trào đấu tranh quyết liệt, làm thất bại âm mưu đồng hoá của bọn đô hộ.

C. Biết tiếp thu những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa, Việt hoá nó và làm phong phú thêm nén văn hoá của dân tộc Việt; bên cạnh đó vẫn có ý thức bảo vệ, duy trì và phát triển nền văn hóa của dân tộc

D. Tổ chức phong trào bài ngoại, bất hợp tác với chính quyền đô hộ.

Trả lời: C

Bài 2 trang 72 SBT Sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước thông tin đúng hoặc chữ S vào ô □ trước thông tin sai về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá nước ta thời Bắc thuộc

□ Sau khi đàn áp khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường kiểm soát, áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.

□ Công cụ bằng đồng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Nghề đúc đồng do đó tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

□ Mặc dù chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, nhưng cấp huyện vẫn do các lạc tướng người Việt cai quản.

□ Kĩ thuật rèn sắt phát triển hơn trước. Nhờ có công cụ sắt mà diện tích trồng trọt được mở mang, các công trình thuỷ lợi được xây dựng, có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

□ Chính quyền đô hộ chia nước ta thành quận, huyện để dễ bề kiểm soát, vì vậy việc đi lại buôn bán trong nước của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

□ Thủ công nghiệp, thương nghiệp có sự chuyển biến đáng kể. Nhiều đường giao thông thuỷ bộ nối liền các vùng, các quận được hình thành.

□ Nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu và ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta, chính quyền đô hộ thi hành chính sách độc quyén về sắt.

□ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Âu Lạc cũ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với tầng lớp địa chủ phong kiến.

□ Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành chính sách đồng hoá triệt để dân tộc Việt, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đấu tranh để không bị đồng hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

□ Tầng lớp Lạc hầu, Lạc tướng vẫn tiếp tục tham gia quản lí đất nước bên cạnh chính quyển đô hộ

Trả lời

Đ - Công cụ bằng đồng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Nghề đúc đồng do đó tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

S - Mặc dù chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, nhưng cấp huyện vẫn do các lạc tướng người Việt cai quản

Đ - Kĩ thuật rèn sắt phát triển hơn trước. Nhờ có công cụ sắt mà diện tích trồng trọt được mở mang, các công trình thuỷ lợi được xây dựng, có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Đ - Chính quyền đô hộ chia nước ta thành quận, huyện để dễ bề kiểm soát, vì vậy việc đi lại buôn bán trong nước của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đ - Thủ công nghiệp, thương nghiệp có sự chuyển biến đáng kể. Nhiều đường giao thông thuỷ bộ nối liền các vùng, các quận được hình thành.

Đ - Nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu và ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta, chính quyền đô hộ thi hành chính sách độc quyền về sắt.

S - Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Âu Lạc cũ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với tầng lớp địa chủ phong kiến.

Đ - Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành chính sách đồng hoá triệt để dân tộc Việt, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đấu tranh để không bị đồng hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Đ - Tầng lớp Lạc hầu, Lạc tướng vẫn tiếp tục tham gia quản lí đất nước bên cạnh chính quyển đô hộ.

Bài 3 trang 74 SBT Sử 10

Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt là gì?

Trả lời:

Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt là vì đó là hai thứ quan trọng của cuộc sống (bữa ăn thiếu muối thế nào được, thiếu muối thì thiếu iot mất cân bằng trong cơ thể, ốm yếu. Còn trong sản xuất không thể không có công cụ sắt. Thiếu công cụ sắt thì năng suất thấp). Bọn thống trị Trung Quốc làm việc này để dân ta ngu dốt, lạc hậu, nhằm bóc lột, nô dịch, thống trị dân ta lâu dài, tiến tới đồng hóa dân tộc ta.

Đồng thời nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu và ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta.

Bài 4 trang 74 SBT Sử 10

Bằng những kiến thức đã học hãy làm rõ mưu đồ đồng hoá dân tộc và thôn tính vĩnh viễn đất nước ta của chính quyền đô hộ phương Bắc.

Trả lời:

Mưu đồ đồng hoá dân tộc và thôn tính vĩnh viễn đất nước ta của chính quyền đô hộ phương Bắc được thể hiện ở các lĩnh vực sau:

  • Về chính trị - xã hội:
    • Tiến hành các đợt di cư ồ ạt từ phương Bắc xuống, cho người Hán sống lẫn với người Việt để đồng hoá người Việt
    • Thông qua các biện pháp tổ chức cai trị, bọn đô hộ cũng đã áp đặt được mô hình tổ chức chính trị, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán và phương thức sản xuất của người Hán lên xã hội người Việt để nhằm làm mất ý thức dân tộc người Việt, mất tinh thần đấu tranh giành độc lập của người Việt.
  • Về văn hoá - tư tưởng:
    • Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.
    • Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
    • Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

=> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

Bài 5 trang 74 SBT Sử 10

Theo em, vì sao trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn không bị đồng hoá?

Trả lời:

Trong 1000 năm Bắc thuộc tuy chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân ta song nhân đân ta biết tiếp nhận và ''Việt hóa'' những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời Đường, thời Hán

=> Nhân dân ta ko bị đồng hóa, Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.

Bài 6 trang 74 SBT Sử 10

Vì sao xã hội nước ta thời Bắc thuộc lại có những chuyển biến?

Trả lời:

Xã hội nước ta thời Bắc thuộc lại có những chuyển biến vì sự phát triển của nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của phương Bắc, nhờ đó đã tạo ra sự chuyển biến về kinh tế.

Việc tiếp thu chọn lọc những nội dung mới của văn hóa Trung Hoa những vẫn bảo tồn được văn hóa truyền thống cũng đem lại những chuyển biến mới. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc đã dẫn đến các phong trào đấu tranh chống đô hộ.

Bài 7 trang 75 SBT Sử 10

Tại sao làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc?

Trả lời:

Làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc vì Làng là đơn vị địa lý, địa bàn cư trú quan trọng của người Việt. Trong làng có (nhiều) xóm, ngõ, chùa, đình, miếu, đền. Ngoài làng là đồng ruộng, xung quanh có các lũy tre bao bọc, và có các vị trí quan trọng gọi là cột giáp mốc. => Không gian cụ thể, riêng rẽ nhưng thân thiện.

Thời Bắc thuộc, ta chỉ mất nước chứ không mất làng. Làng là 1 trong 3 trục của tính cộng đồng Việt (gồm: gia đình, làng, nước) tạo thành tình đoàn kết, gắn bó mọi người với nhau, từ đó mà lòng yêu nước được hình thành => chống các cuộc xâm lược. Điều đó được thể hiện qua các chức năng của làng như sau:

1 - Về mặt kinh tế, làng là nơi quản lý ruộng đất công của nhà nước, thay cho nhà vua.

2 - Về mặt chính trị - xã hội: làng như 1 xã hội thu nhỏ, được tổ chức rất chặt chẽ thông qua hệ thống quan lại (chức sắc và chức dịch gọi chung là Hương đảng => làng còn gọi là Hương đảng tiểu triều đình) và lệ làng (còn được gọi là các Hương ước, tất nhiên, lệ làng khác với chống phép nước).

3- Về mặt văn hóa, mỗi làng có 1 Hương ước riêng, thờ thần riêng, và phong tục tập quán riêng, chính vì thế, tính cố kết của các thành viên trong làng rất chặt chẽ

=> Ba chức năng này đan xen nhau, tạo nên tính độc lập (tự trị) và dân chủ, đồng thời, cũng tạo nên tính đoàn kết và lòng yêu nước, một nét truyền thống quý báu của dân tộc, và là nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải SBT Lịch sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) chi tiết bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status