Logo

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến có đáp án và lời giải cho từng phần trong sách bài tập. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức và ôn luyện hiệu quả
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu các bạn học sinh bộ tài liệu giải sách bài tập Sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến có lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em tham khảo tại đây.

Bài 1 trang 21, 22, 23 SBT Sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Nước nào đã có công thống nhất Trung Quốc?

A. Tần.        C. Sở.

B. Hán.          D. Triệu.

Trả lời: Chọn A

2. Trung Quốc được thống nhất vào thời gian nào?

A. Năm 221 TCN.        C. Năm 122TCN.

B. Năm 212 TCN.         D. Năm 206 TCN.

Trả lời: Chọn A

3. Người khởi đầu xây dựng bộ máy nhà nước phóng kiến tập quyền ở Trung Quốc là

A. Tần Thủy Hoàng.       C. Tần Tam Thế.

B. Tần Nhị Thế.              D. Lưu Bang.

Trả lời: Chọn A

4. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa làm nhà Tần suy sụp là:

A. Trần Thắng, Ngô Quảng.

B. Lưu Bang.

C. Hạng Vũ.

D. Lã Bất Vi.

Trả lời: Chọn A

5. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là

A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Trả lời: Chọn D

6. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. quan hệ vua - tôi được xác lập.

B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.

C. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.

D. vua Tần xưng là Hoàng đế.

Trả lời: Chọn C

7. Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần, Hán ở Trung Quốc là

A. trong xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố.

C. đây là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.

Trả lời: Chọn B

8. Triều đại nào ở Trung Quốc tiến hành xâm lược Việt Nam đầu tiên và đã thất bại?

A. Tần.          C. Đường.

B. Hán.           D. Tống.

Trả lời: Chọn C

9. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. chế độ tô, dung, điệu.

B. chế độ tỉnh điền.

C. chế độ quân điền.

D. chế độ lộc điền.

Trả lời: Chọn C

10. Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất vế nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc?

A. Dưới thời Đường, nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

B. Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.

C. Bộ máy cai trị dưới thời Đường đạt đến sự hoàn chỉnh.

D. Văn hoá dưới thời Đường phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

Trả lời: Chọn B

11. Ai sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?

A. Trần Thắng, Ngô Quảng.

B.Triệu Khuông Dẫn.

C. Chu Nguyên Chương.

D. Hoàng Sào.

Trả lời: Chọn C

12. Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào?

A. Mông Cổ.       C. Thanh.

B. Nguyên.         D. Kim.

Trả lời: Chọn B

13. Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là

A. xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn.

B. thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh.

C. xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền.

D. kinh tế hàng hoá phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện

Trả lời: Chọn D

14. Cuộc nổi dậy làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

A. Trần Thắng, Ngô Quảng.

B. Chu Nguyên Chương.

C. Lý Tự Thành.

D. Triệu Khuông Dẫn.

Trả lời: Chọn C

15. Giống như triều Nguyên, triều Thanh là

A. triều đại ngoại tộc.

B. triều đại phong kiến dân tộc.

C. triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc.

D. triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn.

Trả lời: Chọn A

16. Chính sách thống trị của nhà Thanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là:

A. chính sách thống trị ngoại tộc làm cho chế độ phong kiến Trung Quốc ngày càng trì trệ.

B. chính sách áp bức dân tộc làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng.

C. chính sách "bế quan toả cảng" gây nên nhiều cuộc xung đột kịch liệt với thương nhân châu Âu.

D. làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

Trả lời: Chọn D

17. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

A. Khổng Tử.

B. Mạnh Tử.

C. Tuân Tử.

D. Tất cả đều đúng.

Trả lời: Chọn A

18. Cơ sở lí luận, tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Trả lời: Chọn A

19. Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là

A. thơ.                   C. tiểu thuyết.

B. kinh kịch.             D. sử thi.

Trả lời: Chọn A

20. Nhà thơ tiêu biểu nhất của Trung Quốc thời phong kiến là

A. Lý Bạch.            C. Bạch Cư Dị.

B. Đỗ Phủ               D. Tất cả đều đúng.

Trả lời: Chọn D

21. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng.

Trả lời: Chọn C

Bài 2 trang 23 SBT Sử 10

Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và xác lập như thế nào dưới thời Tần - Hán?

Trả lời:

  • Về kinh tế - xã hội: Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại có nhiều nước nhỏ thường chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc. Đến thế kỷ IV - TCN, nhà Tần có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn cả đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ. Đến năm 221 - TCN, đã thống nhất Trung Quốc
  • Về chính trị: Năm 221 - TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng. Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 - 220 TCN. Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.

Bài 3 trang 24 SBT Sử 10

Tại sao nói: Đến thời nhà Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao?

Trả lời:

Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao:

  • Kinh tế phát triển toàn diện:
    • Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
    • Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….
    • Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.
  • Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.
  • Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Bài 4 trang 24 SBT Sử 10

Điều gì chứng tỏ đến thời nhà Minh, những mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành ở Trung Quốc?

Trả lời:

Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công (xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê), thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

Bài 5 trang 24 SBT Sử 10

Tại sao dưới thời Minh, Thanh, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có bước phát triển nhưng lại là giai đoạn suy yếu của chế độ phong kiến Trung Quốc?

Trả lời:

Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp nơi.

Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng" trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ, chấm dứt sự tồm tại dai dẳng của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

=> Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

Bài 6 trang 25 SBT Sử 10

Hãy nêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua các triều đại.

Trả lời:

  • Thời Tần - Hán: Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược. Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
  • Thời Đường: Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
  • Thời Minh – Thanh: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.

Bài 7 trang 25 SBT Sử 10

Hãy hoàn thành bảng hệ thống về các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Triều đại

Thời gian tổn tại

Đặc điểm nổi bật

Khởi nghĩa tiêu biểu

Tần

     

Hán

     

Đường

     

Tống

     

Nguyên

     

Minh

     

Thanh

     

Trả lời:

Triều đại

 

Thời gian tổn tại

Đặc điểm nổi bật

Khởi nghĩa tiêu biểu

Tần

221 TCN -206 TCN

 

- Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.

- Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.

Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.

 

Hán

206 TCN - 220

- Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.

- Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

Cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng

Đường

(618- 907)

- Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao

- Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Năm 874, khởi nghĩa Hoàng Sào

Tống

960–1279

Nhà Tống là nhà nước đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, và nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn.

 

Không thấy xuất hiện khởi nghĩa lật đổ

Nguyên

1271-

1279

- Là triều đại ngoại tộc của người Mông Cổ thực hiện chính sách áp bức, chia rẽ các dân tộc

- Ðầu đời Nguyên, chỉ trong vòng 20 năm, Hốt Tất Liệt đã phát động nhiều cuộc chiến tranh để xâm lược Nhật Bản, Miến Ðiện, Chiêm Thành, Ðại Việt và Gia Va.

- khởi nghĩa của Lưu Phúc Thông

- Lực lượng quân khăn đỏ do Quách Tử Hưng (Chu Nguyên Chương)

Minh

1368- 1644

- Kinh tế: Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện

 

Khởi nghĩa Lý Tự Thành

Thanh

(1644-1911).

- Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn.

Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc (Hồng Tú Toàn)

Bài 8 trang 26 SBT Sử 10

Hãy điền các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến theo yêu cầu của bảng sau:

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Tác giả (nếu có)

Tư tưởng

   

Văn học

   

-Thơ

   

- Tiểu thuyết

   

- Khoa học

   

- Sử học

   

- Toán học

   

- Thiên văn học

   

- Y dược

   

- Kĩ thuật

   

- Kiến trúc

   

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Tác giả (nếu có)

Tư tưởng

- Tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền

- Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường

 

Văn học

   

-Thơ

Thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật

Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị

- Tiểu thuyết

phát triển dưới thời Minh,Thanh, nhiều tác phẩm nổi tiếng: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng

La Quán Trung, Thị Nại Am, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần

- Khoa học

   

- Sử học

 

- Thời Đường có cơ quan chép sử là Sử quán

- Bộ Sử ký

Tư Mã Thiên

- Toán học

Cửu chương toán thuật (Hán) tính diện tích và khối lượng khác nhau. Tìm ra cố pi đến 7 số lẻ

- Tổ Xung Chi

- Thiên văn học

- Phát minh ra Nông lịch phục vụ cho sản xuất; địa động nghi để đo động đất .

 

- Y dược

Đạt nhiều thành tựu quan trọng: có nhiều thầy thuốc giỏi, biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh, sách thuốc Bản thảo cương mục

- Thầy thuốc Hoa Đà (Hán)

- Lý Thời Trân

- Kĩ thuật

4 phát minh quan trọng:giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng

 

- Kiến trúc

Kiến trúc đặc sắc: Vạn lý trường thành, Tử Cấm Thành, Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay.

 

Bài 9 trang 27 SBT Sử 10

Hãy điền nội dung lịch sử về chế độ phong kiến Trung Quốc theo yêu cầu của bảng sau:

Triều đại

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa (các thành tựu tiêu biểu)

Nhận xét chung

Tần – Hán

       

Đường

       

Minh - Thanh

       

Trả lời:

Triều đại

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa (các thành tựu tiêu biểu)

Nhận xét chung

Tần – Hán

Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.

Nông nghiệp

- Tư tưởng: Nho giáo

- Văn học: Phú:

- Sử học: Sử kí, Hán Thư, Hậu Hán Thư

- Nghệ thuật: Tượng và kiến trúc có những nét riêng

- Chế độ phong kiến được xác lập

- Phát triển toàn diện là nền tảng cho sự phát triển sau này

Đường

- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan -> Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao

Kinh tế phát triển toàn diện:

+ Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

+ Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

+ Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

- Tư tưởng: Nho giáo

- Phật giáo trở nên thịnh hành

-Sử quán được thành lập

- Văn học có Thơ Đường phát triển

- kinh tế: Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.

- chính trị: Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao

- Văn hoá: đạt được nhiều thành tựu

Minh - Thanh

- Thực hiện chính sách áp bức dân tộc

- Nhà Minh: Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

 

- Tiểu thuyết chương hồi phát triển mạnh: Thuỷ hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây Du Kí, Hồng Lâu Mộng.

- Nhiều tác phầm về lịch sử và văn hoá

- KHKT có nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hài.

- Các công trình lớn: Vạn

- Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền, củng cố và hoàn thiện. Quyền lực được tập trung trong tay nhà vua

- xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải SBT Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến chi tiết bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status