Chúng tôi xin giới thiệu các bạn học sinh bộ tài liệu giải sách bài tập Sử 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV có lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em tham khảo tại đây.
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn là
A. nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ, lật đổ chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.
B. quân và dân ta đá đánh tan quân Nam Hán bằng trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử.
C. tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán.
D. đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.
Trả lời: A
2. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến thế kỉ XV, quân và dân ta đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống xâm lược như:
A. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống quân Minh.
B. chống quân Chiêm Thành và Chân Lạp.
C. chống Nam Hán, chống Mông - Nguyên và quân Minh xâm lược.
D. chống Xiêm, Mãn Thanh và Chiêm Thành.
Trả lời: A
3. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là
A. Lý Thường Kiệt. C. Lý Phật Tử.
B. Trần Quốc Tuấn. D. Lê Hoàn.
Trả lời: D
4. Cuộc kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân và dân Đại Cổ Việt đã chiến đấu anh dũng với ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
B. quân Tống bị hao tổn binh lực do không hợp khí hậu "thuỷ thổ"
C. quân Tống nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt là phi nghĩa nên tự rút quân về nước.
D. Lê Hoàn đề nghị giảng hoà.
Trả lời: A
5. Vị tướng giỏi chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là
A. Lý Đạo Thành. C. Lý Thường Kiệt.
B. Lý Công Uẩn. D. Trần Quốc Tuấn.
Trả lời: C
6. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
A. vườn không nhà trống.
B. nhà nhà giết giặc, người người giết giặc.
C. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.
D. kết hợp ba thứ quân: cấm binh, ngoại binh và hương binh.
Trả lời: C
7. Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại
A. biên giới phía Bắc.
B. cửa sông Bạch Đằng.
C. thành cổ Loa.
D. phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
Trả lời: D
8. Thế kỉ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta vào các năm
A. 1258, 1275, 1288.
B. 1254, 1258, 1278 - 1279.
C. 1258, 1285, 1287 - 1288.
D. 1285, 1287, 1288.
Trả lời: C
9. Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách
A. ngụ binh ư nông.
B. tiên phát chế nhân.
C. vườn không nhà trống.
D. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Trả lời: C
10. Tên những trận đánh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là
A. Đông Bộ Đầu, Kiếp Bạc, Côn Sơn, Chi Lăng.
B. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
C. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang.
D. Ngọc Hồi, Đống Đa, Đông Quan.
Trả lời: B
11. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Triều Nguyễn. C. Triều Mạc.
B. Triều Lê D. Triều Trần
Trả lời: B
Điền tiếp vào bảng sau những sự kiện lịch sử tiêu biểu về các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
Năm 938 | |
Năm 981 | |
Năm 1075 - 1077 | |
Năm 1258 | |
Năm 1285 | |
Năm 1287- 1288 | |
Năm 1406- 1407 | |
Năm 1418- 1427 |
Trả lời:
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
Năm 938 | Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán |
Năm 981 | Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (Lê Hoàn) |
Năm 1075 - 1077 | Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (Lý Thường Kiệt) |
Năm 1258 | Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 |
Năm 1285 | Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 |
Năm 1287- 1288 | Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3 |
Năm 1406- 1407 | Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ |
Năm 1418- 1427 | Khởi nghĩa Lam Sơn (Lê Lợi, Nguyễn Trãi) |
Việc Thái hậu họ Dương tôn Lê Hoàn lên làm vua có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Trả lời:
Thái Hậu Dương Vân Nga đã vì lợi ích dân tộc đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ. Đây là một việc làm đáng khâm phục.
Theo quan điểm của các sử gia, nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn tranh giành, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn và kết cục là bị mất nước vào tay giặc ngoại xâm nhà Tống.
Sự lựa chọn và quyết định của Dương Vân Nga trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn, thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.
Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi
So sánh và rút ra nhận xét về hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc.
Trả lời:
Tại sao quân và dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông - Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ?
Trả lời:
Quân và dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông - Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ vì:
Theo em, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
Trả lời:
Nhận xét khái quát về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta ở các thế kỉ X - XV.
Trả lời:
Các cuộc kháng chiến đã ghi vào lịch sử Việt Nam những chiến công chói lọi, đập tan được âm mưu của phong kiến phương Bắc. Bảo vệ được thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, chủ quyền. Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân và dân ta.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải SBT Lịch sử 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV chi tiết bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.