Logo

Giải sách bài tập Sinh 12 Bài tập có lời giải trang 139

Hướng dẫn giải và gợi ý trả lời các Bài tập có lời giải trang 139 sách bài tập Sinh học lớp 12 ngắn nhất hỗ trợ các em ôn lại kiến thức bài học trên lớp và nâng cao kĩ năng giải bài tập môn Sinh 12
5.0
1 lượt đánh giá

Lời giải chi tiết bài tập trong SBT Sinh 12 Bài tập có lời giải trang 139 được chúng tôi biên soạn bám sát yêu cầu trong sách bài tập. Mời các em học sinh và quý thầy cô theo dõi tại đây.

Giải Câu 1 trang 139 SBT Sinh 12

Hãy giải thích vai trò của các loài cộng sinh trong địa y.

Lời giải:

Vai trò của các loài cộng sinh trong địa y:

- Nấm và vi khuẩn sử dụng cacbohiđrat do tảo tổng hợp qua quá trình quang hợp.

- Tảo sử dụng vitamin, hợp chất hữu cơ do nấm chế tạo, sử dụng nước trong tản nấm.

- Tảo và vi khuẩn sống trong tản của nấm, nhờ vỏ dày của tản nấm nên chống được ánh sáng mạnh và giữ ẩm.

Giải Câu 2 trang 139 Sách bài tập Sinh học 12

Hãy giải thích vai trò của động vật đối với thụ phấn và phát tán của thực vật.

Lời giải:

Vai trò của động vật đối với thụ phấn và phát tán của thực vật:

Thực vật là thức ăn cho nhiều loài động vật. Tuy nhiên, trong quá trình ăn lá cây, quả, hạt, lấy mật hoa... động vật đã góp phần thụ phấn và phát tán cho cây.

Giải Câu 3 trang 139 Sách bài tập Sinh lớp 12 

Hãy trình bày 2 ví dụ về 2 mối quan hệ giữa nấm với các loài khác

Lời giải:

2 ví dụ về 2 mối quan hệ giữa nấm với các loài khác:

- Vi khuẩn, nấm men và động vật đơn bào cộng sinh trong ống tiêu hoá của sâu bọ, giúp tăng cường khả năng tiêu hoá xenlulôzơ của sâu bọ.

- Nấm cộng sinh với rễ cây (ví dụ rễ cây thông) hình thành nấm rễ, giúp cho cây hấp thụ nước và muối khoáng tốt hơn.

Giải Câu 4 trang 139 Sách bài tập Sinh 12 

Xét về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, các trường hợp sau thuộc mối quan hệ nào?

- Sán lá

- Hiện tượng thắt nghẹt ở các cây đa, si...

- Ong hút mật hoa.

- Chim ăn quả có hạt cứng.

- Địa y sống bám trên thân cây cao.

Lời giải:

Các trường hợp thuộc mối quan hệ:

- Sán lá gan ở người (kí sinh).

- Bệnh sốt rét (kí sinh).

- Hiện tượng thắt nghẹt ở các cây đa, si... (đầu tiên là hội sinh nhưng về sau là kí sinh).

- Ong hút mật hoa: Trong trường hợp hoa chỉ có thể thụ phấn được nhờ loài ong đó thì là quan hệ cộng sinh. Nếu ngoài ong ra, hoa có thể được thụ phấn nhờ các sinh vật khác nữa thì đó là quan hệ hợp tác.

- Chim ăn quả có hạt cứng: cũng tương tự như trường hợp ong hút mật hoa (có thể là hệ cộng sinh, hợp tác hoặc sinh vật ăn sinh vật khác)

- Địa y sống bám trên thân cây: địa y hội sinh trên thân cây.

Giải Câu 5 trang 140 Sách bài tập (SBT) Sinh 12

Vì sao nói cạnh tranh là nguyên nhân hình thành ổ sinh thái khác nhau trong quần xã?

Lời giải:

Cạnh tranh là nguyên nhân hình thành các ổ sinh thái khác nhau:

Các sinh vật sống chung trong cùng một vùng, có cùng nhu cầu về nguồn sống sẽ cạnh tranh gay gắt giành thức ăn, nơi ở... Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các loài sẽ dẫn tới sự phân li về nhiều đặc điểm giữa các nhóm cá thể, từ đó hình thành nên ổ sinh thái của từng loài (hoặc từng nhóm cá thể).

- Cạnh tranh ảnh hưởng tới nơi ở của các loài. Có loài sống trên cao, loài ở dưới thấp, hoặc các loài phân bố ở nhiều vùng địa lí khác nhau...

- Cạnh tranh về mặt dinh dưỡng dẫn đến nhiều loài tuy cùng sống chung trong một vùng nhưng ăn những loại thức ăn khác nhau, thức ăn có kích thước to và nhỏ khác nhau hoặc cách thức bắt mồi của mỗi loài cũng khác nhau...

- Cạnh tranh dẫn tới sự phân hoá về mặt hình thái cơ thể của sinh vật: Loài chim ăn hạt to có mỏ to hơn mỏ của loài chim ăn hạt nhỏ...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Bài tập có lời giải trang 139 (Ngắn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status