Logo

Giải SBT Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

Giải SBT Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, ngắn gọn, đủ ý trong sách bài tập. Giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn luyện hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SBT Địa lý Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Địa lý.

Bài 1 trang 98 sách bài tập Địa Lý 8

Quan sát hình 40.1. Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới T.Thanh Hóa, tr 139 SGK, em hãy:

a) Xác định hướng của tuyến cắt này:

b) Nêu tên các khu vực địa hình mà lát cắt chạy qua:

c) Dựa vào kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, hãy cho biết:

- Trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên) có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?

- Trên lát cắt từ thấp lên cao có mấy kiểu rừng?

- Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

Lời giải:

a) - Tây Bắc – Đông Nam.

b) - Phan-xi-phăng, khu núi cao Hoàng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu, khu đồng bằng Thanh Hóa.

c) Đất phù sa trẻ phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hóa; đất feralit trên đá vôi phân bố khu vực cao nguyên Mộc Châu; đất mùn núi cao phân bố tại khu cao nguyên Hoàng Liên Sơn và khu vực núi Phan-xi-phăng.

Có 3 kiêu rừng: rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt và rừng ôn đới.

Phát triển trong điều kiện tự nhiên nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, độ ẩm cao và thay đổi theo mùa.

Bài 2 trang 98 sách bài tập Địa Lý 8

Căn cứ vào biểu đồ nhiệt và lượng mưa trên lát cắt hình 40.1, tr139 SGK và bảng 40.1, tr 138SGK, em hãy trình bày sự biến đổi khí hậu trong vùng (từ vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, đến cao nguyên Mộc Châu, đến đồng bằng Thanh Hóa) theo gợi ý dưới đây:

Lời giải:

a) Về chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Hoàng Liên Sơn đến Thanh Hóa.

- Nhiệt độ trung bình năm tại Hoàng Liên Sờn là 12.80oC, trong khi tại Mộc Châu là 18.50oC và ở Thanh Hóa là 23,60oC.

b) Về chế độ mưa:

- Lượng mưa cao nhất là ở Hoàng Liên Sơn với lượng mưa trung bình năm là 3553 mm, tiếp theo là ở Thanh Hóa với 1746 mm và thấp nhất là tạo Mộc Châu 1560 mm.

c) Kết luận chung:

- Khí hậu có sự thay đổi từ bắc đến nam và thay đổi theo độ cao.

Bài 3 trang 99 sách bài tập Địa Lý 8

Lập bảng tổng hợp về điều kiện địa lí tự nhiên ba khu vực theo gợi ý dưới đây:

Lời giải:

  Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn Vùng cao nguyên Mộc Châu Vùng đồng bằng Thanh Hóa
Độ cao địa hình 2170m 958m 5m
Đất đai Đất mùn núi cao Đất feralit trên đá vôi Đất phù sa trẻ
Khí hậu

Nhiệt độ thấp: 12,80 độ C

Lượng mưa lớn: 3553 mm

Nhiệt độ trung bình: 18,50 độ C

Lượng mưa trung bình 1560 mm

Nhiệt độ cao: 23,60 độ C

Lượng mưa trung bình: 1746 mm

Thực vật Rừng ôn đới Rừng cận nhiệt Rừng nhiệt đới

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Địa lý Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp SBT lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status