Logo

Giải SBT Vật lí 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện chi tiết

Giải SBT Vật lí 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện chi tiết, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong sách bài tập.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải SBT Vật lí 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.

Dưới đây là cách giải Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện trong Sách bài tập Vật lý 9 mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất.

Bài 1 trang 38 sách bài tập Vật Lí 9: 

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của điện năng?

A. Jun (J)

B. Niutơn(N)

C. Kilôoat giờ (kw.h)

D. Số đếm công tơ điện

Lời giải:

Chọn B. Niuton (N) là đơn vị để đo lực .

Bài 2 trang 38 sách bài tập Vật Lí 9: 

Số đếm ở công tơ điện ở gia đình cho biết

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình

B. Công suất điện mà gia định sử dụng

C. Điện năng mà gia đình sử dụng

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng

Lời giải:

Chọn C. Số đếm ở công tơ điện ở gia đình cho biết điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Bài 3 trang 38 sách bài tập Vật Lí 9: 

Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W. Đèn này được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức. Hãy tính.

a) Điện trở của đèn khi đó

b) điện năng mà đèn sử dụng trong 1 giờ

Tóm tắt:

Đèn: Uđm = U = 12V, Pđm = P = 6W; t = 1 giờ = 3600s

a) R = ?

b) A = ?

Lời giải:

a) Điện trở của đèn là:

P = U2 / R ⇒ R = U2 / P = 122/6 = 24Ω.

b) Điện năng mà đèn sử dụng trong 1 giờ là: (1h = 3600s)

P = A / t ⇒ A = Pt = 6.3600 = 21600J = 21,6kJ.

Bài 4 trang 38 sách bài tập Vật Lí 9: 

Một bàn là được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ lượng điện năng là 720kJ. Hãy tính :

a) Công suất điện của bàn là

b) Cường độ dòng điện chạy qua bàn là và điện trở của nó khi đó.

Tóm tắt:

Bàn là: Uđm = U = 220V; t = 15 phút = 900s; A = 720kJ

a) P = ?

b) I = ? R = ?

Lời giải:

a) Công suất của bàn là là:

P = A / t = 720000 / 900 = 800W = 0,8kW.

b) Cường độ dòng điện chạy qua bàn là là: I = P / U = 800 / 220 = 3,64A.

Điện trở của bàn là là: R = U2 / P = 2202 / 800 = 60,5Ω.

Bài 5 trang 38 sách bài tập Vật Lí 9: 

Trong 30 ngày, số chỉ công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ, tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này

Lời giải:

Ta có: A = 90 số = 90 kW.h = 90.000W.h

Công suất tiêu thụ điện năng trung bình là: Giải bài tập Vật lý lớp 9

Bài 6 trang 38 sách bài tập Vật Lí 9: 

Một khu dân cư có 500 hộ gia đình, trung bình mỗi hộ sử dụng 4 giờ một ngày với công suất điện 120W.

a) Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư

b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày

c) Tính tiền điện mà mỗi hộ và cả khu dân cư phải trả trong 30 ngày với giá 700đ/kW.h

Lời giải:

a. Công suất điện trung bình của cả khu dân cư trong một ngày là:

℘ = 120.500 = 60000W = 60kW.

b. Điện năng khu dân cư sử dụng trong 30 ngày là:

A = ℘.t = 60.4.30 = 7200kW.h = 7200.103.3600 = 2,592.1010J.

c. Điện năng mỗi hộ gia đình sử dụng trong 30 ngày là:

A1 = A/500 = 7200kW.h/500 = 14,4kW.h

Tiền điện của mỗi hộ phải trả là:

T1 = 14,4.700 = 10080 đồng.

Tiền điện cả khu dân cư phải trả là:

T = 500.10080 = 5040000 đồng.

Bài 7 trang 39 sách bài tập Vật Lí 9: 

Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây?

A. Ampe kế.

B. Công tơ điện

C. Vôn kế.

D. Đồng hồ đo điện đa năng

Lời giải:

Chọn B. Công tơ điện.

Bài 8 trang 39 sách bài tập Vật Lí 9: 

Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong khoảng thời gian t được tính theo công thức nào dưới đây.

A. A = Pt/R

B. A = RIt

C. A = P2/R

D. A = UIt

Lời giải:

Chọn D. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong khoảng thời gian t được tính theo công thức A = UIt

Bài 9 trang 39 sách bài tập Vật Lí 9: 

Một bóng đèn điện có ghi 220V – 100W được mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?

A. 12kW.h

B. 400kW.h

C. 1440kW.h

D. 43200kW.h

Tóm tắt:

UĐ = 220V; PĐ = 100W; U = 220V; t = 4.30 = 120h; A =?

Lời giải:

Chọn A. 12kW.h

Vì UĐ = U = 220V nên công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức:

P = PĐ = 100W

Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là:

A = P.t = 100.120 = 12000W.h = 12 kW.h

Bài 10 trang 39 sách bài tập Vật Lí 9: 

Một ấm điện loại 220V – 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước.

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây đun của ấm khi đó.

b) Thời gian dùng ấm để đun nước của mỗi ngày là 30 phút. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Cho rằng giá tiền điện là 1000đ/kW.h

Tóm tắt:

UĐ = 220V; PĐ = 1100W = 1,1kW; U = 220V;

a) I = ?

b) t0 = 30 phút = 0,5h; t = 0,5.30 = 15h; 1000đ/kW.h; Tiền T = ?đồng

Lời giải:

a) Vì UĐ = U = 220V nên công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức:

P = PĐ = 1100W = 1,1kW

Cường độ dòng điện qua dây nung:

P = UI ⇒ I = P / U = 1100 / 220 = 5A.

b) Điện năng tiêu thụ của dây trong 30 ngày

A = P.t = 1,1kW.15h = 16,5kW.h

Tiền điện phải trả: T = 16,5.1000 = 16500 đồng.

Bài 11 trang 39 sách bài tập Vật Lí 9: 

Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là: 220V – 400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, Trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ.

a) tính điện trở của dây nung của nồi và cường độ dòng điện chạy qua khi đó.

b) Tính điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày.

Tóm tắt:

Un = 220V; Pn = 400W = 0,4kW; U = 220V;

a) R = ?; I = ?

b) t0 = 2h; t = 2.30 = 60h; A = ?

Lời giải:

a) Vì Un = U = 220V nên công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức:

P = Pn = 400W = 0,4kW

Điện trở của dây nung của nồi khi đó là:

Giải bài tập Vật lý lớp 9

Cường độ dòng điện chạy qua dây nung:

Giải bài tập Vật lý lớp 9

b) Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày

A = P.t = 0,4.60 = 24kW.h = 24.1000.3600 = 864.105 J

Bài 12 trang 39 sách bài tập Vật Lí 9: 

Một gia đình sử dụng đèn chiều sáng với tổng công suất là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ.

a) Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày

b) Tính tiền điện mà gia đình này phải trả trong 1 tháng(30 ngày), cho rằng giá tiền điện là 1000đ/kW.h

Tóm tắt:

P1 = 150W = 0,15kW; t2 = 10h; P2 = 100W = 0,1kW; t2 = 12h;

P3 = 500W = 0,5kW; t3 = 5h

a) t = 30 ngày; A = ?

b) 1000đ/kW.h; Tiền T = ?đồng

Lời giải:

a) Điện năng mà gia đình sử dụng trong 30 ngày

- Đèn chiếu sáng: A1 = P1.t1 = 0,15kW.10h.30 = 45 kW.h

- Tủ lạnh: A2 = P2 .t2 = 0,1kW.12h.30 = 36 kW.h

- Thiết bị khác: A3 = P3 .t3 = 0,5kW.5h.30 = 75 kW.h

⇒ A = A1 + A2 + A3 = 45 + 36 + 75 = 156 kW.h

b) Tiền điện mà gia đình này phải trả:

T = 156.1000 = 156 000 đồng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải sách bài tập Vật lý 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status