Mời các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Công Nghệ lớp 12 Bài 16: Thực hành: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
I. Nội dung và quy trình thực hành
Bước 1: Thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha
a) Chọn sơ đồ nguyên lí mạch điện điều khiển động cơ một pha từ các sơ đồ đã được giới thiệu ở hình 15 – 2.
b) Tìm hiểu, giải thích hoạt động của sơ đồ đã chọn.
c) Chọn các linh kiện cần thiết cho mạch điều khiển.
d) Tính toán thông số triac theo các công thức sau:
Trong đó:
k – Hệ số được chọn như sau:
+ Nếu triac không gắn cánh tản nhiệt kI = 10.
+ Nếu triac gắn cánh tản nhiệt kI = 4.
UTa, ITa – Điện áp và dòng điện định mức của triac.
UĐC, IĐC – Điện áp và dòng điện định mức của động cơ.
e) Vẽ sơ đồ lắp ráp các linh kiện từ sơ đồ nguyên lí.
Bước 2: Lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha
a) Nhận các linh kiện theo sơ đồ thiết kế.
b) Kiểm tra các linh kiện đã nhận.
Cách kiểm tra triac theo gợi ý sau:
- Xác định chân triac: Chân triac có cách bố trí như trên sơ đồ hình dưới.
- Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra các chân theo cả hai chiều:
- Các linh kiện còn lại được kiểm tra như trong bài 3 (hoặc được coi là những linh kiện đảm bảo chất lượng)
c) Lắp ráp mạch theo sơ đồ
Bước 3: Giáo viên kiểm tra mạch điện đã lắp
Bước 4: Cho mạch làm việc và hiệu chỉnh
a) Cắm trực tiếp dây quạt vào nguồn điện lưới. Bấm các phím và theo dõi tốc độ quay của quạt.
b) Cắm dây quạt vào ổ điện ra của mạch điều khiển, để phím bấm của quạt ở tốc độ cao nhất.
c) Cấp nguồn cho mạch điện tử điều khiển rồi điều chỉnh chiết áp để điều chỉnh tốc độ quạt. Ghi các trị số đo: điện áp đưa vào quạt UQ, điện áp ra trên triac UTa, tốc độ quạt (nếu có), đường cong điện áp đưa vào quạt (nếu có dao động kí) vào bảng theo mẫu báo cáo thực hành.
d) Nhận xét về tốc độ (hoặc lượng gió) của quạt khi được điều chỉnh bằng phím bấm và mạch điều khiển.
II. Mẫu báo cáo thực hành
MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA
Họ và tên:
Lớp:
1. Thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha
Vẽ sơ đồ nguyên lí vào báo cáo thực hành.
2. Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ một pha
Vẽ sơ đồ lắp ráp vào báo cáo thực hành.
3. Điều chỉnh tốc độ động cơ một pha
Điều chỉnh chiết áp để có các điện áp như trong bảng mẫu báo cáo. Ghi các trị số đo được vào bảng:
4. Nhận xét
- Nhận xét về tốc độ quay của quạt khi điều khiển bằng phím bấm và khi điều khiển bằng mạch điện tử.
- Tương quan điện áp của quạt và triac khi điều chỉnh chiết áp.
- So sánh mạch điều khiển của nhóm mình với mạch điều khiển của nhóm bạn.
- Nhận xét về đường cong điện áp của quạt nếu có dao động kí.
5. Đánh giá kết quả thực hành
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
I - CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ, vật liệu (cho một nhóm học sinh)
Triac BTA6-600 ( I=4A, U=600V) : 1 chiếc
Điac DB3: 1 chiếc
Tụ 0,1 (μF)-300V: 1 chiếc
Điện trở (1kΩ - 0,5W): 1 chiếc
Biến trở (50 ÷ 100) kΩ: 1 chiếc
Bo mạch thử : 1 chiếc
Một quạt bàn sải cánh 400mm, công suất 56W, điện áp 220V, tần số 50Hz, dòng điện 0,26A điều khiển tốc độ bằng phím bấm
Dây điện:
- Dây đôi mềm dài 2m có phích cắm;
- Dây cứng một sợi (dây điện thông tin): 10 ÷ 15 đoạn, dài 10cm.
Ổ cắm đôi có dây nối không phích cắm
Đồng hồ vạn năng
Máy dao động kí (nếu có)
Máy đo tốc độ của quạt (hay tốc độ gió nếu có)
2. Những kiến thức liên quan
Ôn lại bài 4, 5, 15
II - NỘI DUNG, QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Bước 1: Thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha.
a) Chọn sơ đồ mạch điều khiển động cơ một pha từ các sơ đồ đã giới thiệu trong bài 15.
b) Tìm hiểu, giải thích hoạt động của sơ đồ đã chọn.
c) Chọn các linh kiện cần thiết cho mạch điều khiển.
d) Tính toán thông số triac theo các công thức sau:
e) Vẽ sơ đồ lắp ráp các linh kiện (từ sơ đồ nguyên lí)
Bước 2: Lắp ráp mạch điều khiển động cơ 1 pha.
a) Nhận các linh kiện theo sơ đồ thiết kế.
b) Kiểm tra các linh đã nhận.
Cách kiểm tra triac theo gợi ý sau:
- Xác định chân triac: Chân triac có cách bố trí chân như trên sơ đồ hình 16.1
- Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra các chân theo cả hai chiều
- Các linh kiện được kiểm tra như đã giới thiệu trong bài 3 (hoặc coi là những linh kiện đảm bảo chất lượng).
c) Lắp ráp mạch theo sơ đồ đã vẽ
Bước 3: Giáo viên kiểm tra mạch điện đã lắp
Bước 4: Cho mạch làm việc và hiệu chỉnh
a) Cắm quạt vào nguồn điện. Bấm các phím và theo dõi tốc độ quay của quạt
b) Lắp quạt vào ổ cắm lấy ra từ mạch điện tử điều khiển, để phím bấm của quạt ở tốc độ cao nhất
c) Cấp nguồn cho mạch điện tử điều khiển rồi điều chỉnh chiết áp để điều chỉnh tốc độ. Ghi các trị số đo được (theo chỉ dẫn của giáo viên) điện áp quạt UQ, điện áp trên triac UT, tốc độ quạt (nếu có), đường cong điện áp đưa vào quạt (nếu có dao động kí) vào bảng theo mẫu báo cáo
d) Nhận xét về tốc độ của quạt khi được điều chỉnh bằng phím bấm
III – TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
1. Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá
2. Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh.
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA
Họ và tên:
Lớp:
1. Thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha
Vẽ sơ đồ nguyên lí vào báo cáo thực hành
2. Lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha
Vẽ sơ đồ lắp ráp vào báo cáo thực hành
3. Điều chỉnh tốc độ động cơ một pha
Điều chỉnh chiết áp để có các điện áp như trong bảng mẫu báo cáo. Ghi các trị số đo được vào bảng.
4. Nhận xét
Nhận xét về tốc độ quay của quạt khi điều khiển bằng phím bấm và khi điều khiển bằng mạch điện tử.
Tương quan điện áp của quạt và triac khi điều chỉnh chiết áp.
So sánh mạch điều khiển của nhóm mình với mạch điều khiển của nhóm bạn.
Nhận xét về đường cong điện áp của quạt nếu có dao động kí.
5. Đánh giá kết quả thực hành
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên
►►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ Soạn Công Nghệ lớp 12 Bài 16: Thực hành: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.