Logo

Soạn Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 18: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Hướng dẫn soạn Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 18: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bao gồm lời giải và đáp án trả lời phần gợi ý, câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK) đầy đủ. Giúp học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo hướng dẫn giải SGK Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Giáo Dục Công Dân 6 được đội ngũ chuyên gia biên soạn chi tiết và rõ ràng tại đây.

Trả lời Gợi ý Bài 18 GDCD 6 trang 4

a) Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?

Trả lời:

   Theo em, Phượng không thể đọc thư của Hiền khi không được sự đồng ý của Hiền. Vì đó là bí mật riêng tư về thư tín của Hiền nên ngoài Hiền ra không ai được phép đọc.

b) Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?

Trả lời:

   Em không đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư rồi gián lại. Vì như vậy, trước hết là lừa dối Hiền vì thư của Hiền nhưng lén đọc rồi coi như không có chuyện gì (dán lại). Sau là không tôn trọng bạn bè, không tôn trọng chính mình và đã vi phạm quyền đảm bảo an toàn thư tín.

c) Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?

Trả lời:

   Nếu em là Loan thì trước hết em sẽ không đọc thư của Hiền. Em sẽ giải thích cho Phượng hiểu: dù là bạn thân cũng không được quyền xâm phạm an toàn thư tín, điện tín. Trừ khi Hiền đồng ý cho đọc thì mới được đọc.

Trả lời Câu hỏi Bài 18 Giáo Dục Công Dân 6 SGK trang 47​​​​​​​

a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

Trả lời:

   - Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (Điều 21, Hiến pháp 2013).

   - Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.

b) Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

Trả lời:

   - Cất giấu thư của người khác.

   - Đọc thư, email, tin nhắn của bạn bè, người khác.

   - Nhân viên bưu điện đọc thư, xem thư của người nhận.

   - Nhận nhầm thư nhưng không trả lại mà cố tình đọc thư.

c) Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Trả lời:

   Bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính, nếu vẫn tiếp tục vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

d) Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:

Trả lời:

   - Nhặt được thư cửa người khác?

      Nếu gặp phải tình huống này, em sẽ tìm gặp người mất thư để trả lại. Nếu không tìm được em sẽ giao lại cho bưu điện hoặc cơ quan công an gần đó.

   - Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác?

      Em sẽ giải thích cho bạn hiểu về việc làm đó là vi phạm pháp luật và khuyên bạn nên trả lại thư cho người đó.

   - Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em?

      Em sẽ nói với anh, chị, bố mẹ về việc làm đó là vi phạm quyền được đảm bảo về bí mật thư tín. Kể cả người thân cũng không được đọc thư của em nếu em chưa đồng ý.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải SGK Giáo Dục Công Dân 6 Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status