Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo hướng dẫn giải SGK Bài 3: Tiết kiệm Giáo Dục Công Dân 6 được đội ngũ chuyên gia biên soạn chi tiết và rõ ràng tại đây.
a) Qua truyện trên, em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
Trả lời:
Thảo từ chối khi mẹ đề nghị thưởng tiền để Thảo đi chơi với các bạn, bởi vì Thảo thương mẹ, hiểu sự khó khăn của gia đình nhà nghèo (nhà đã hết gạo). Hơn nữa, bố Thảo mất từ sớm nên một mình mẹ Thảo phải tần tảo nuôi 3 chị em. Vì vậy, Thảo rất thương mẹ và không đòi hỏi gì từ mẹ dù Thảo nhận được giấy báo vào 10.
Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm.
b) Hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. Từ đó, em cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật trong truyện trên.
Trả lời:
- Trước khi đến nhà Thảo: Hà đã chủ động xin mẹ thưởng tiền cho để đi liên hoan.
- Sau khi đến nhà Thảo: Chứng kiến cuộc nói chuyện của Thảo và mẹ, Hà cảm thấy hối hận về việc làm lúc ở nhà của mình. Hà tự hứa với mình sẽ bỏ tính vòi vĩnh tiền của mẹ và phải biết tiết kiệm.
- Hai nhân vật Thảo và Hà đều là hai bạn học giỏi, đều nhận được giấy báo vào 10. Thảo và Hà có hai tính cách trái ngược nhau. Nếu như Hà có tính cách vòi vĩnh, tiêu xài hoang phí (dù nhà nghèo, mẹ vất vả) thì Thảo lại là một bạn có tính cách tiết kiệm, biết lao động phụ giúp mẹ. Tuy nhiên, sau khi nhận ra lỗi lầm của mình thì Hà đã học tập theo Thảo biết tiết kiệm, thương mẹ, giúp đỡ mẹ.
a) Hãy đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với thành ngữ, da dao, tục ngữ nói về tiết kiệm.
Trả lời:
Những câu nói về sự tiết kiệm là: 1, 3, 4.
b) Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào?
Trả lời:
Làm hư hỏng tài sản chung, bàn ghế của lớp học.
Không tắt điện, tắt quạt, tắt nước khi không sử dụng.
Vẽ bậy lên bàn ghế, làm bẩn tường.
Hay ăn quà vặt, nghiện game, mải chơi, không giúp đỡ bố mẹ
Những việc làm trên để lại hậu quả là: gây tốn tiền của của bố mẹ, không có thời gian học hành, kết quả học tập suy giảm. Làm bẩn trường, lớp gây mất mĩ quan, bàn ghế nhanh hỏng, không thể sử dụng được. Tốn điện, tốn tiền của đóng góp.
c) Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập?
Trả lời:
Học sinh sắp xếp kế hoạch cho phù hợp.
VD: Sáng thức dậy, em tập thể dục cho người khỏe mạnh. Sau đó, em vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đến trường đúng giờ. Em chú ý nghe thầy cô giảng bài. Tan học, em về nhà, ôn 3h mỗi ngày, em chia thời gian nhiều hơn cho những môn học yếu. Em chỉ dành 30p mỗi ngày để xem phim, lúc nào rảnh em tranh thủ giúp mẹ dọn nhà.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải SGK Giáo Dục Công Dân 6 Bài 3: Tiết kiệm, file PDF hoàn toàn miễn phí.