Logo

Soạn Giáo Dục Công Dân 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (đầy đủ)

Soạn Giáo Dục Công Dân 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội, hướng dẫn học sinh giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) và kèm lý thuyết tổng hợp. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
3.9
6 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải SGK GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội đầy đủ, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia.

Trả lời Gợi ý Bài 13 GDCD 8 trang 34

a) Em có đồng tình với ý kiến của An không ? Vì sao ? Em sẽ làm gì nếu các bạn lớp em cũng chơi như vậy ?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của An. Ý kiến của An là đúng vì lúc đầu là các em chơi ít tiền, sau đó thành thói quen, ham mê sẽ chơi nhiều. Mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc, hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu các bạn lớp em cũng chơi như vậy thì em sẽ ngăn cản các bạn, nếu can ngăn không được thì em sẽ nhờ cô giáo chủ nhiệm lớp hoặc các thầy cô giáo khác can thiệp.

b) Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không và phạm tội gì ? Họ sẽ bị xử lí như thế nào ?

Trả lời:

Cả 3 người: P, H và bà Tâm đều vi phạm pháp luật.

- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút.

- Bà Tâm vi phạm pháp luật vì dụ dỗ người chưa thành niên và tổ chức bán ma tuý.

- Pháp luật sẽ xử lý p, H và bà Tâm theo quy định của luật pháp: bà Tâm sẽ bị xử lý theo Điều 3 “Luật phòng, chống ma tuý”, P và H sẽ bị xử lý theo Điều 199 Bộ luật Hình sự 1999.

Giải bài tập SGK Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 13

Bài 1 (trang 36 SGK Giáo dục công dân 8):

Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em biết. Liên hệ xem ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, hút thuốc lá, uống rượu, chích hút ma tuý không và đề xuất biện pháp khắc phục.

Lời giải:

- Những hình thức đánh bạc:

     + Chơi tú- lơ- khơ.

     + Cá độ bóng đá.

     + Chơi điện tử ăn tiền.

     + Chơi bài các kiểu.

     + Đánh số đề.

- Ở trường em có một số bạn hút thuốc lá.

- Biện pháp khắc phục: em sẽ khuyên nhủ bạn; bạn hút thuốc lá là vi phạm nội quy của nhà trường, hút thuốc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và mọi người xung quanh, gây ô nhiễm môi trường.

     + Nếu bạn không nghe, em sẽ nhờ thầy cô giáo can thiệp.

Bài 2 (trang 36 SGK Giáo dục công dân 8):

Theo, em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội ?

Lời giải:

- Nguyên nhân:

     + Lười nhác, ham chơi, đua đòi.

     + Cha mẹ nuông chiều.

     + Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng việc quản lý con.

     + Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo.

     + Do bị dụ dỗ, bị ép buộc, khống chế.

     + Do thiếu hiểu biết.

     + Do nền kinh tế kém phát triển.

     + Do chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường.

     + Ảnh hưởng xâu của văn hoá đồi trụy

     + Kỉ cương pháp luật chưa nghiêm dẫn đến tiêu cực trong xã hội.

- Biện pháp của em để giữ mình.

     + Sống lành mạnh;

     + Phấn đấu học tập rèn luyện tốt;

     + Hiểu biết pháp luật;

     + Có ý chí nghị lực, làm chủ bản thân;

- Để góp phần phòng chông tệ nạn xã hội:

     + Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...

     + Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức;

     + Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý;

     + Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn

     + Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.

Bài 3 (trang 36 SGK Giáo dục công dân 8):

Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.

Hoàng tự nhủ : "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng ; với lại mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa".

Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?

Lời giải:

Theo em, ý nghĩ của Hoàng là sai; bởi vì có thể khẳng định túi nhỏ chứa bên trong những thứ phạm pháp. Vì thế, bà hàng nước mới đưa tiền dụ dỗ Hoàng, như vậy Hoàng đã tiếp tay, đồng lõa với bà hàng nước làm những điều trái với pháp luật .

Nếu em là Hoàng: em sẽ nói thật với mẹ. thành thật xin lỗi mẹ và hứa từ nay không bao giờ lấy tiền của mẹ cho đóng học phí để đi chơi điện tử nữa.

Bài 4 (trang 36 SGK Giáo dục công dân 8):

Em sẽ làm gì trong những tình huống sau :

a) Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền ;

b) Một người rủ em đi hít thử hê-rô-in ;

c) Một người nhờ em mang hộ gói đồ đến địa điểm nào đó.

Lời giải:

- Trước hết em sẽ kiên quyết từ chối tất cả ba tình huống trên.

- Khuyên bạn không nên chơi điện tử ăn tiền vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.

- Em sẽ báo với các chú công an để kịp thời can thiệp

Bài 5 (trang 37 SGK Giáo dục công dân 8):

Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.

Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?

Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?

Lời giải:

Theo em, điều đó có thể xảy ra đối với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ mặt.

+ Hằng sẽ bị người đàn ông lợi dụng.

+ Hằng sẽ bị ép buộc làm những điều vi phạm đến nhân cách, vi phạm pháp luật.

+ Tính mạng Hằng bị đe doạ, Hằng có thể bị bắt cóc tống tiền hoặc bán lên biên giới.

Nếu em là Hằng, em sẽ kiên quyết từ chối và báo cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo giúp đỡ, nhờ các chú công an can thiệp vì người đàn ông đó có hành vi dụ dỗ trẻ em.

Bài 6 (trang 37 SGK Giáo dục công dân 8):

Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đấy ? Vì sao ?

a) Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ ;

b) Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết;

c) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều tiền ;

d) Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không sao ;

đ) Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu ;

e) Pháp luật không xử lí những người nghiện và mại dâm vì đó chỉ là vi phạm đạo đức ;

g) Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội ;

h) Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý ;

i) Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS ;

k) Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Lời giải:

Em đồng ý với những ý kiến (a), (c), (g), (i), (k).

Em không đồng ý với những ý kiến (b), (d), (đ), (e).

Lý thuyết GDCD lớp 8 Bài 13

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1

   - Các bạn trong lớp chơi tú – lơ – khơ: Chơi vui, ai chơi bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò.

   - Tú đề nghị: Chơi phải có thưởng, lấy tiền mừng tuổi chơi ⇒ Hành động xấu.

   - An ngăn cản: Nói việc làm đó là vi phạm pháp luật ⇒ Hành động tốt.

* Câu chuyện 2

   - P và H vi phạm pháp luật: Đam mê cờ bạc, sang nhà bà Tâm đánh bạc.

   - Bà Tâm vi phạm pháp luật: tàng trữ chất ma túy, dụ dỗ P và H hút thuốc phiện.

=> Ý nghĩa: Các tệ nạn xã hội nói chung gây nguy hiểm đối với tất cả mọi người, đặc biệt các lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn để tránh xa các tệ nạn xã hội.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

   - Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi.

      + Sai lệch chuẩn mực xã hội.

      + Vi phạm đạo đức và pháp luật.

      + Gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

   - Có nhiều loại tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội hay, chi tiết

Bạo lực gia đình là 1 biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội.

   - Ví dụ : ma túy, mại dâm, trộm cắp, lừa đảo, giết người…

2.2 Tác hại của tệ nạn xã hội

   - Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.

   - Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

   - Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS.

2.3 Pháp luật nước ta quy định việc phòng chống tệ nạn xã hội

   - Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

   - Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt, hoạt động mại dâm.

   - Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.

2.4 Học sinh phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội

   - Có lối sống giản dị, lành mạnh.

   - Không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

   - Tham gia các hoạt động, phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

►►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.9
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status