Logo

Soạn Giáo Dục Công Dân 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận (đầy đủ)

Soạn Giáo Dục Công Dân 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận, hướng dẫn học sinh giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) và kèm lý thuyết tổng hợp. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
2.8
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải SGK GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận đầy đủ, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia.

Trả lời Gợi ý Bài 19 GDCD 8 trang 52

a) Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận ?

Trả lời:

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

b) Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào ?

Trả lời:

- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố lớp..) trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Qua quyền tự do báo chí.

- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp tiếp xúc với cử tri, hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng.

Giải bài tập SGK Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 19

Bài 1 trang 53 SGK GDCD 8:

Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự đo ngôn luận của công dân ?

a) Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân

b) Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản nhà nước.

c) Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng.

d) Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.

Lời giải:

Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận là tình huống (b), (d).

Bài 2 trang 53 SGK GDCD 8:

Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu không và thực hiện bằng cách nào.

Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn.

Lời giải:

- Học sinh được phép góp ý và phát biểu:

- Bằng cách:

     + Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.

     + Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật...

Bài 3 trang 54 SGK GDCD 8:

Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có mở những chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên một vài chuyên mục mà em biết.

Lời giải:

Chuyên mục:

- Hộp thư truyền hình;

- Nhịp cầu tuổi thơ;

- Bạn của nhà nông;

- Với khán giả VTV3;

- An toàn giao thông;

- Blog giao thông ...

Lý thuyết GDCD lớp 8 Bài 19​​​​​​​

I. Khái quát nội dung câu chuyện

   - Quyền tự do ngôn luận:

      + Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

      + Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương.

      + Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp.

⇒ Ý nghĩa: Tự do ngôn luận là quyền trình bày ý kiến một cách mạch lạc, rõ ràng của một người nào đó mà không sợ sự trả thù hoặc kiểm duyệt của chính quyền, hay chịu sự trừng phạt của xã hội. Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm.

   - Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.

   - Ví dụ: Phát biểu ý kiến trong buổi họp lớp; đóng góp ý kiến trong buổi họp tổ dân phố…

Lý thuyết GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận hay, chi tiết

Công dân có quyền phát biểu ý kiến tại các cuộc họp.

2.2. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

   - Quyền tự do báo chí.

   - Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.

   - Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.

   - Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân...

   - Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.

2.3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi

để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

►►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status