Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải SGK GDCD 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
a) Hãy nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Trả lời:
Bác Hồ: "... Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.
- Nguyễn Văn Trỗi: “Còn giặc Mĩ thì không gia đình nào hạnh phúc” Trước khi ngã xuống anh còn kịp hô “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Hồ Chí Minh muôn năm!”
b) Hãy nêu những biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng.
Trả lời:
- Vượt khó trong học tập;
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn;
- Năng động, sáng tạo và có hiệu quả cao trong công việc;
- Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội;
- Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
- Sẵn sàng lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;
- Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện...
c) Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì ? Vì sao ?
Trả lời:
- Lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ? Vì sao ?
a) Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng ;
b) Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường ;
c) Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ;
d) Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội ;
đ) Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống ;
e) Thắng không kiêu, bại không nản ;
g) Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân ;
h) Dề làm, khó bỏ ;
i) Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp ;
k) Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân c công bằng, văn minh.
Lời giải:
Những việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (i), (k) biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên bởi họ biết vượt qua những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, luôn sáng tạo trong lao động và các hoạt động xã hội, học tập có mục đích, có lí tưởng đẹp.
Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh quan điểm :
- Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh ni phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về nhũ năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
(Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy
- Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.
a) Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên ? Vì sao ?
b) Mơ ước của em về tương lai là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó ?
Lời giải:
a) Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng dã sống hoài, sống phí”.
Vì đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện vì lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới.
- Việc cho răng học sinh THCS là tuổi ăn, tuổi chơi nên tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ, không lo học hành, làm việc, cống hiến là một quan điểm sai lầm.
Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thức để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được.
b) Ước mơ của em về tương lai mong nuôn trở thành một kĩ sư về công nghệ thông tin giỏi.
Để đạt được ước mơ đó, em đã và sẽ cố gắng chăm chỉ học hành, có kế hoạch và phương pháp học tập tốt. Rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để đạt được ước mơ của mình.
Hãy nêu ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có tưởng và đã phấn đấu cho lí tưởng đó. Em học được ở người đó đức tính gì.
Lời giải:
Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 - 11 - 1942 quê ở Hà Nội, Trâm là chị cả của 3 em gái và 1 em trai. Gia đình chị Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Theo nghiệp gia đình, chị Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam.
Tháng 3 - 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27 - 9 - 1968 và hi sinh ngày 22 - 6 - 1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình. Với hai tuổi đảng, ba năm tuổi nghề, chị hi sinh anh dũng lúc chưa tròn 28 tuổi đời.
Em học tập và tiếp nối ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu và sự bất tử của chị. Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho chúng ta một tấm gương và tấm gương đó sẽ trở thành hình mẫu - một hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo. Hi sinh khi mới hai tuổi đảng, ba tuổi nghề, chị đã để lại cho chúng ta tinh thần kiên cường cách mạng, tinh thần hi sinh cho cách mạng, tinh thần chiến đâu thật hăng hái, tinh thần làm việc tận tuỵ quên mình vì đồng đội. Chị đã công hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng với mục đích nước nhà sớm hoà bình thông nhất.
Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở ?
Lời giải:
Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ cố gắng thi đậu vào trường THPT, tiếp tục học tập tốt để thực hiện ước mơ của mình trở thành “kĩ sư tâm hồn”.
I. Khái quát nội dung câu chuyện
* Một số tên anh hùng liệt sĩ trong giải phóng dân tộc :
- Võ Thị Sáu
- Lê Hồng Phong
- Nguyễn Viết Xuân
- La Văn Cầu
- Nguyễn Văn Trỗi
- Lý Tự Trọng
- Phan Đình Giót...
* Muốn đạt được mục đích tốt đẹp thì họ đã lỗ lực, phấn đấu : Hy sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc cho đất nước ; vất vả, cống hiến cả xương máu cho nền độc lập của nước nhà...
* Lý tưởng sống của thanh niên trong cuộc đấu tranh cách mạng phù hợp với lý tưởng của dân tộc: đó là niềm mơ ước của toàn thế giới và dân tộc việt nam (ai cũng mong muốn đất nước độc lập).
⇒ ý nghĩa : Lý tưởng sống hay còn gọi là lẽ sống đều có ở mỗi con người, họ đều mong muốn những điều tốt đẹp cho bản thân, cho cộng đồng và dân tộc.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm: Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
2.2. Biểu hiện
Người có lí tưởng sống là luôn suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân, xã hội; luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
2.3. Ý Nghĩa: Người sống có lí tưởng luôn được mọi người tôn trọng
2.4. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
- Xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Thanh niên học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng.
Tham gia công tác tình nguyện là lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân lớp 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên (chi tiết) file PDF hoàn toàn miễn phí.