Logo

Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng (7 mẫu) hay nhất

Những bài văn hay: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng (7 mẫu) chọn lọc hay nhất, là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn nhằm đạt kết quả cao trong các bài thi viết môn Ngữ văn 7.
2.3
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo cùng chúng tôi tham khảo một số bài văn hay lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng do chúng tôi sưu tầm, tổng hợp và chia sẻ dưới đây, từ đó chúng ta sẽ làm rõ cụm từ Tấc đất tấc vàng là gì?

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng (7 mẫu) tuyển chọn hay nhất

Nội dung chúng tôi chia sẻ đến các bạn bao gồm: Dàn bài chi tiết cùng với 7 mẫu chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các em nắm được cấu trúc của dạng bài, ý tưởng viết thú vị và bổ sung vốn từ vựng để hoàn thiện bài viết của mình thêm phong phú.

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”.

2. Thân bài

- “tấc” là đơn vị đo lường người xưa thường sử dụng.

- “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất

- “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.

=> So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để thấy được tầm quan trọng của đất đai. Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”.

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Bài văn mẫu 1:

Nhân dân lao động Việt Nam có một tâm hồn đẹp và một trí tuệ sắc sảo, được trui rèn qua cuộc sống và công việc của họ. Trải qua bao năm tháng, người xưa đúc kết được thật nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử... và gửi gắm chúng vào trong những câu tục ngữ hàm súc, độc đáo. Khi bàn về giá trị quan trọng của đất đai, người nông dân Việt Nam ta có câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. Ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ rất đỗi ngắn gọn này.

Mở đầu câu tục ngữ, tác giả dân gian đưa vào hình ảnh “tấc đất”. Đây là cách nói rất hay, bởi “tấc” là đơn vị đo lường của người bình dân trong thời cổ xưa. Hiện nay, “tấc” được quy đổi ra khoảng 1/10 mét, tức là khoảng 10 xen-ti-mét. Nói như thế để chúng ta thấy rằng tác giả dân gian muốn nhấn mạnh cái ít ỏi của "tấc đất", ít như thế mà cũng quý giá như thế, quý bằng một "tấc vàng". Còn “vàng” là kim loại quý, từ xưa đến nay, vàng được coi là thứ của quý, phản ánh sự giàu sang của một con người. "Tấc đất" nghe thì ít, nhưng "tấc vàng" thì chẳng ít chút nào. Một chiếc nhẫn vàng nhỏ bé cũng đã có giá trị rất cao, huống hồ gì cả "tấc vàng". Đến đây thì ta đã nhận ra, người dân lao động xưa đã làm một phép so sánh giữa “đất” với “vàng”, để nhấn mạnh sự quý giá của đất chẳng kém gì thứ kim loại quý hiếm kia mà con người thường ưa thích và kiếm tìm.

Như vậy, “Tấc đất tấc vàng” chính là sự khẳng định rằng đất đai là tài sản có giá trị lớn của con người. Một tấc đất là chừng đó vàng. Cả một khu vườn, mảnh ruộng thì bao nhiêu "vàng" mới sánh được. Không ái có thể phủ nhận được vai trò của đất đai đối với con người. Đất đai quý, trước tiên là bởi đây là nơi canh tác, trồng trọt, đem lại lương thực, thực phẩm cho người Việt từ bao đời nay. Nước ta có những cánh đồng màu mỡ, những khu vườn xanh tươi, đó chẳng phải do đất đai mới có được hay sao. Sự đầm ấm của cuộc sống bắt nguồn từ đất đai quê nhà, từ “mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Vậy nên, người Việt ta từ xưa luôn yêu quý đất đai quê hương là điều tất yếu. Đất còn quý, bởi trên đó, con người xây nhà dựng cửa, sinh sống làm ăn, thực hiện những ước mơ của mình. Mảnh đất thân thuộc không phải chỉ là nơi canh tác đơn thuần, mà còn là tình cảm gia đình đằm thắm, tình làng nghĩa xóm ấm cúng quanh năm. Mỗi tấc đất là một tấc lòng gắn bó với quê hương, có lẽ "vàng" cũng chưa sánh hết được. Đất là của cải, đem đến sự giàu có, trù phú và đất cũng là niềm yêu thương, hạnh phúc mộc mạc thân thương nhất của chúng ta. Có nhiều người cũng hiểu câu tục ngữ theo nghĩa đen, bởi giá trị của đất thật sự đã quý như vàng. Nhưng cha ông ta, thực chất muốn chuyển tải ý nghĩa trong việc gắn giá trị của đất với lao động. Chỉ có lao động mới đem tới cho con người cuộc đời đầy đủ, tốt đẹp hơn. Và giá trị của đất đai chính là từ đó mà ra. Ta lại nghĩ đến lời ca dao xưa nói rằng:

“Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Và để phát huy giá trị của đất đai, con người Việt Nam xưa đã luôn cần cù, sáng tạo để trồng trọt, làm giàu trên mảnh đất của minh. Từ đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông đến những đồng quê Nam Bộ rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dấu ấn con người bầu bạn cùng đất đai để có những vựa lúa cho đất nước. Đó là khởi nguồn của ấm no và hạnh phúc. Để khai thác tiềm năng đất đai, ngày nay, người Việt Nam ta còn ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nông nghiệp, để có thể bảo vệ sự màu mỡ của đất, mà cũng có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn.

“Tấc đất tấc vàng” quả là câu tục ngữ vô cùng đúng đắn. Thế hệ trẻ hôm nay cần hiểu rõ giá trị tài nguyên đất đai của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống cần cù của cha ông, chăm chỉ làm việc để cho đất đai nở hoa, "có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Bên cạnh đó, thế hệ trẻ còn phải ra sức bảo vệ môi trường đất, phủ xanh quê hương, sao cho đất đai lúc nào cũng màu mỡ, chỉ như thế, quê hương ta mới phát triển vững bền.

Bài văn mẫu 2:

Cha ông ta từ xưa đến nay luôn luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cháu của mình, không phải vàng bạc châu báu nhưng thông qua những bài học luân lý đạo đức được đúc kết truyền từ đời này qua đời khác, thông qua những câu ca dao dân ca, tục ngữ….giá trị mà nó gửi gắm thật sự là lớn lao và sâu sắc vô cùng. Như câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng thể hiện giá trị của đất trong đời sống của con người

“Tấc” chính một trong những đơn vị đo lường được nhân dân ta từ xưa sử dụng để đo đạc, tính toán trong nông nghiệp. Ở đây, tấc đất được ví như tấc vàng, đó là cách ví von thể hiện cách nhìn nhận của con người ta về giá trị của đất. Vàng vốn là một thứ của cải rất quý giá, nó không như tiền có thể quy đổi trực tiếp hàng hóa nhưng vàng được coi là có giá trị hơn cả tiền. Đất lại là thứ rất bình thường, đầy rẫy có thể nhìn thấy bất cứ đâu xung quanh ta. Vậy mà các cụ ta ngày xưa lại đi đem so sánh vàng với đất – một thứ hết sức bình thường. Và suy xét đến cùng thì ý nghĩa câu tục ngữ chúng ta có thể nhận thấy đó là hàm nghĩa đất đai có giá trị như vàng, được quý như vàng, khuyên mọi người hãy nên biết trân trọng và bảo vệ đất đai. Quả thực, câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng hàm nghĩa lại sâu rộng, sâu xa và thiết thực vô cùng.

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

“Đất đai” trước hết là nơi giúp con người có cái nền để xây nhà, dựng cửa, nơi sinh sống, sinh hoạt, chăn nuôi. Đất rất quý giá nhưng nó sẽ trở nên quý gia hơn khi có bàn tay lao động của con người tác động, lao động chăm chỉ, lao động tích cực trên ruộng đất, có như vậy đất mới thực sự có giá trị đầy đủ khi được ví như tấc vàng.

Nước ta được biết đến là một nước đi lên từ nền kinh tế với nền nông nghiệp thuần túy. Đất đai là tài sản vô cùng đáng quý với quốc gia ta, nông nghiệp là ngành sản xuất hàng hóa chủ đạo có những đóng góp quan trọng trong thị phần nền kinh tế thị trường nhưng kéo theo đó là hệ lụy của sự phát triển đã gây ảnh hưởng tiêu cực lại với nền nông nghiệp, với nhân dân. Khi trong đất đai của rừng, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi khiến đất bị xói mòn, bạc màu dẫn đến khó canh tác. Dân số tăng chóng mặt, đất bị chiếm dụng làm nhà cửa, công trình nhiều khiến cho đất canh tác tính theo đầu người bị thu hẹp đi rất nhiều. Đất đai nhiều nơi còn gặp phải tình trạng ô nhiễm nặng nề do chất thải độc hại bị xả ra một cách bừa bãi, trực tiếp không qua xử lý.

Hơn bao giờ hết, con người cần phải hiểu được những hành động của mình đã tác động đến đất đai để có biện pháp xử lý kịp thời. Tất cả công dân cần phải biết trong mình ý thức và nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn đất đai. Biết tận dụng đất đai trong sản xuất, chăn nuôi. Tránh tình trạng làm đất bị bạc màu, xói mòn. Có ý thức chung bảo vệ môi trường, ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm đất đai.

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Câu ca dao trên được các cụ ta truyền đời cũng giống như câu “Tấc đất tấc vàng” để nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở con cháu thấu hiểu sự quý giá của đất đai để biết sử dụng một cách hợp lý. Đó cũng chính là một nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của con người.

Bài văn mẫu 3:

Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lâu đời. Chính vì vậy, từ xa xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng đất đai. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

Đầu tiên về nghĩa đen, thì “tấc” là một đơn vị đo lường của nhân dân ta trước kia. “Đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị cao. Người ta thường nói rằng “vàng” thì không bao giờ mất giá. Việc so sánh giữa “tấc đất” với “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của “đất”, cũng giống như “vàng”. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn gửi khuyên con cháu đời sau rằng đất đai rất quý giá. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết quý trọng và phải biết tận dụng đất đai, sử dụng sao cho đúng cách để đạt được hiệu quả tốt mà không gây hại tới đất đai.
Quả thật, đây là một câu tục ngữ vô cùng đúng đắn, nhất là đối với một đất nước thiên về phát triển nông nghiệp như Việt Nam. Từ xưa đến nay, đất đai chín là tài nguyên quý giá giúp người nông dân có thể nơi cấy cày, trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Không chỉ vậy, đất đai còn là nơi con người xây dựng nhà cửa để sinh sống. Đôi khi mảnh đất không chỉ đơn thuần là nơi để sinh sống, sản xuất. Mà nó còn thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Đất đai là của cải, đem đến sự giàu có, trù phú và đất cũng là niềm yêu thương, hạnh phúc mộc mạc thân thương nhất của chúng ta.

Trong di chúc, vua Trần Nhân Tông từng nhắc nhở con cháu đời sau: “ Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Đất đai cũng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc gia. Nó thể hiện chủ quyền lãnh thổ, lòng tự tôn của dân tộc. Lịch sử dân tộc ta đã trải qua biết bao nhiêu năm tháng đấu tranh, biết bao nhiêu con người đã ngã xuống để giữ gìn nguyên vẹn mảnh đất của dân tộc. Thế mới thấy đất đai có ý nghĩa đến nhường nào.

Vậy nên con người cận tận dụng hết giá trị của đất đai, chúng ta hãy ý thức sáng tạo để trồng trọt, làm giàu trên mảnh đất của minh. Từ đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông đến những đồng quê Nam Bộ rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dấu ấn con người bầu bạn cùng đất đai để có những vựa lúa cho đất nước. Đó là khởi nguồn của ấm no và hạnh phúc. Để khai thác tiềm năng đất đai, ngày nay, người Việt Nam ta còn ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nông nghiệp, để có thể bảo vệ sự màu mỡ của đất, mà cũng có thể thu hoạch được nhiều thành quả.

Câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã đem lại bài học quý giá về giá trị của đất đai đối với cuộc sống của con người. Từ đó, nó nhắc nhở mỗi người có ý thức bảo vệ giá trị đó.

Bài văn mẫu 4:

Tục ngữ chứa đựng những lời khuyên vô cùng quý giá dành cho con người. Một trong số đó là câu “Tấc đấc tấc vàng” cho thấy vai trò của đất đai trong cuộc sống của con người.

Trước hết, “tấc” là đơn vị đo lường, dùng để đo đất đai. “Đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị cao. So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của đất đai. Giá trị của đất cũng giống như vàng vậy. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi khuyên con cháu đời sau rằng đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, cần bảo vệ và khai thác hợp lý.

Đất đai chính là nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia. Đó là nơi để con người sinh sống và sản xuất: xây dựng nhà cửa, trồng trọt cây cối, chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản… Mọi công việc đều được thực hiện trên đất đai. Đặc biệt là với Việt Nam - một nước thiên về phát triển nông nghiệp thì đất đai lại càng vô cùng quan trọng.

Từ xưa đến nay, mọi tranh chấp giữa con người với con người, quốc gia với quốc gia đa phần đều có nguyên nhân từ đất đai. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều năm đấu tranh giành lại chủ quyền lãnh thổ, độc lập cho dân tộc từ tay kẻ thù phương Bắc, đến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đến hiện tại, chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đang là vấn đề đang được quan tâm. Có thể thấy, chúng ta đã luôn thực hiện lời di chúc của vua Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.

Như vậy, câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” là một bài học vô cùng quý giá đối với mỗi con người. Thế hệ trẻ hôm nay cần hiểu rõ vai trò của đất đai đối với quốc gia để gia sức bảo vệ nó.

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Bài văn mẫu 5:

Đất đai là tài nguyên quý giá. Điều đó được khẳng định qua câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”.

Đầu tiên, “tấc” chính là một đơn vị đo lường của nhân dân ta trước kia. “Đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Tiếp đến “vàng” là vật phẩm để trao đổi, buôn bán những mặt hàng lớn. Vàng có giá trị kinh tế rất cao.

Việc so sánh “tấc đất” so sánh với “tấc vàng” đã cho thấy tầm quan trọng của đai trong cuộc sống. Từ đó, khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

Đất đai là một trong những tài nguyên thiên nhiên. Nhưng cũng giống như những tài nguyên khác, nó không phải là vô tận. Cuộc sống của con người không thể thiếu đất đai. Việc trồng trọt, chăn nuôi diễn ra trên đất đai. Chúng ta xây dựng nhà cửa để sinh sống, làm việc hay vui chơi cũng trên đất đai. Đất được con người so sánh như “người mẹ hiền” nuôi dưỡng đứa con khôn lớn.

Chính vì vậy, con người cần phải có ý thức sử dụng hợp lí, cũng không được làm cho đất đai bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi.

“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ giúp con người nhận ra giá trị của đất đai trong cuộc sống. Từ đó, chúng ta cần phải bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả.

Bài văn mẫu 6:

Từ xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng đất đai - một nguồn tài nguyên quý giá không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Bởi vậy mới có câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”.

Trước hết, “tấc” là đơn vị đo lường, “đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao. Như vậy việc so sánh “tấc đất” với “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của “đất”. Đất đai cũng có giá trị kinh tế giống như vàng vậy. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi khuyên con cháu đời sau rằng cần nên trân trọng đất đai.

Đất đai chính là tài nguyên quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta cần có đất đai để xây dựng nhà cửa - nơi ở lâu dài. Đất đai là nơi con người cấy cày, trồng trọt để tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt nhất, đất đai có ý nghĩa quan trọng với một quốc gia. Đất đai chính là chủ quyền lãnh thổ - điều bất khả xâm phạm của dân tộc. Lịch sử đất nước ta đã trải qua những cuộc đấu tranh, từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Hàng triệu con người đã đánh đổi xương máu để giữ gìn mảnh đất của quê hương.

Khi hiểu được tầm quan trọng của đất đai, chúng ta cần cố gắng để giữ gìn. Cần hạn chế những hành vi có thể làm ô nhiễm nguồn đất. Đồng thời, mỗi người phải biết sử dụng đất một cách hợp lý, nhất là trong sản xuất nông nghiệp nên thường xuyên cải tạo để đất luôn màu mỡ.

Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã cho thấy được tầm quan trọng của đất đai. Từ đó, mỗi người hãy biết cách sử dụng, bảo vệ đất đai sao cho hợp lí.

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Bài văn mẫu 7:

Tục ngữ là những bài học quý giá của con người. Và câu “Tấc đất tấc vàng” cũng vậy. Câu tục ngữ đã nói về tầm quan trọng của đất đai.

“Tấc” chính là một đơn vị đo lường của nhân dân ta trước kia. “Đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn vàng” là vật phẩm để trao đổi, buôn bán những mặt hàng lớn. Trong quá trình quy đổi ra tiền rất giá trị vì nó không bị hao mòn theo thời gian. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lý đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa. Đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

Đất chính là tài sản vô giá của quốc gia. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Đất đai, ruộng vườn cũng chỉ quý giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động.

Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất. Con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất:

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng (7 mẫu) hay nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.3
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status