Logo

Giải Bài 1: Làm quen với số nguyên âm Toán VNEN lớp 6

Giải Bài 1: Làm quen với số nguyên âm Toán VNEN lớp 6 trang 75, 76, 77 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Hoạt động khởi động

Câu 1 (trang 75 Toán 6 VNEN Tập 1): Quan sát bảng nêu nhiệt độ ở một vài thành phố (về mùa đông):

Sgk trang 75 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 2 (trang 75 Toán 6 VNEN Tập 1):

Bắc Kinh

-20C

Mát-xcơ-va

-70C

Pa-ri

00C

Hà Nội

180C

Em hãy nói xem các số màu đỏ có gì khác với các số em đã biết?

Trả lời:

Các số màu đỏ có dấu trừ "-" đứng trước.

Câu 3 (trang 75 Toán 6 VNEN Tập 1): Em đọc

Sgk trang 75 Toán 6 VNEN Tập 1

Giải Toán VNEN lớp 6 Bài 1: Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 75 Toán 6 VNEN Tập 1).

a) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 75 Toán 6 VNEN Tập 1

b) Đọc các ví dụ sau

Sgk trang 75,76 Toán 6 VNEN Tập 1

Câu 2 (trang 76 Toán 6 VNEN Tập 1).

a) Đọc kĩ nội dung sau

Sgk trang 76 Toán 6 VNEN Tập 1

b)

Các điểm A, B, C, D trên trục số ở hình dưới đây biểu diễn những số nào?

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

Trả lời:

Điểm A biểu diễn số -6

Điểm B biểu diễn số -2

Điểm C biểu diễn số 1

Điểm D biểu diễn số 5.

Giải SGK Toán 6 VNEN Bài 1: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 76 Toán 6 VNEN Tập 1): Viết và đọc nhiệt độ (tính theo độ C) trên các nhiệt kế vẽ ở hình dưới đây.

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

Trả lời:

Nhiệt kế A: -100C (âm mười độ C)

Nhiệt kế B: 00C (không độ C)

Nhiệt kế C: 100C (mười độ C)

Nhiệt kế D: -200C (âm hai mươi độ C).

Câu 2 (trang 77 Toán 6 VNEN Tập 1): Đọc độ cao của các địa điểm sau

a) Độ cao của đỉnh núi Ê-vơ-rét (thuộc Nê-pan) là 8848m (cao nhất thế giới);

b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-líp-pin) là -11524m (sâu nhất thế giới).

Trả lời:

a) Độ cao của đỉnh núi Ê-vơ-rét (thuộc Nê-pan) là tám nghìn tám trăm bốn mươi tám mét (cao nhất thế giới);

b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-líp-pin) là âm mười một nghìn năm trăm hai mươi tư mét (sâu nhất thế giới).

Câu 3 (trang 77 Toán 6 VNEN Tập 1): Người ta còn dùng số nguyên âm để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Py-ta-go sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.

Hãy viết số (nguyên âm) chỉ năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên, biết nó diễn ra năm 776 trước Công nguyên.

Trả lời:

Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên, nghĩa là nó diễn ra năm -776.

Câu 4 (trang 77 Toán 6 VNEN Tập 1): Các điểm A, B, C, D, E ở trên trục số dưới đây biểu diễn những số nào?

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

Trả lời:

Điểm A biểu diễn số -4

Điểm B biểu diễn số -1

Điểm C biểu diễn số 0

Điểm D biểu diễn số 3

Điểm E biểu diễn số 5

Câu 5 (trang 77 Toán 6 VNEN Tập 1):

a) Tính khoảng cách từ điểm gốc 0 đến mỗi điểm M, Q, R theo mẫu.

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

b) Tính khoảng cách từ điểm gốc 0 đến các điểm biểu diễ các số: -8; 6; -50; 15.

Trả lời:

a) Khoảng cách từ 0 đến điểm M là 6 (đơn vị);

Khoảng cách từ 0 đến điểm Q là 4 (đơn vị);

Khoảng cách từ 0 đến điểm R là 7 (đơn vị).

b) Khoảng cách từ 0 đến điểm biểu diễn số -8 là 8 (đơn vị);

Khoảng cách từ 0 đến điểm biểu diễn số 6 là 6 (đơn vị);

Khoảng cách từ 0 đến điểm biểu diễn số -50 là 50 (đơn vị);

Khoảng cách từ 0 đến điểm biểu diễn số 15 là 15 (đơn vị).

Giải VNEN Toán 6 Bài 1: Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Câu 1 (trang 77 Toán 6 VNEN Tập 1).

a) Sắp xếp các năm sinh của một số nhà toán học nêu trong bảng dưới đây theo thứ tự thời gian từ sớm nhất đến muộn nhất.

 

Tên nhà toán học

Năm học

A

Lương Thế Vinh

1441

B

Py-ta-go

-570

C

Gau-xơ

1777

C

Ác-si-mét

-287

b) Ghi các điểm A, B, C, D vào trục số (cứ hai thế kỉ thì biểu diễn bởi một đoạn thẳng dài 2cm trên trục số). Các nhà toán học trên có năm sinh trong thế kỉ nào?

c) So sánh kết quả câu a) với vị trí các điểm biểu diễn trên trục số.

Trả lời:

a) Sắp xếp năm sinh của một số nhà toán học theo thời gian từ sớm nhất đến muộn nhất như sau:

Py-ta-go → Ác-si-mét → Lương Thế Vinh → Gau-xơ (B → D → A → C).

b) Lương Thế Vinh có năm sinh trong thế kỉ 15;

Py-ta-go có năm sinh trong thế kỉ -6;

Gau-xơ có năm sinh trong thế kỉ 18;

Ác-si-mét có năm sinh trong thế kỉ -3.

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

c) Kết quả câu a) tương tự câu b).

Câu 2 (trang 77 Toán 6 VNEN Tập 1): Ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số ở hình dưới đây.

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

Trả lời:

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

Câu 3 (trang 77 Toán 6 VNEN Tập 1): Vẽ một trục số và chỉ ra những điểm nằm cách 0 ba đơn vị; ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0.

Trả lời:

Giải Toán 6 VNEN Bài 1: Làm quen với số nguyên âm | Hay nhất Giải bài tập Toán 6 VNEN

Những điểm nằm cách điểm 0 ba đơn vị là điểm A và A';

Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0 là M và M'; I và I'; G và G'.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status