Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 13: Nhân hai số nguyên cùng dấu chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1 (trang 106 Toán 6 VNEN Tập 1). a) Tính:
a) 12 . 3;
b) 5 . 120.
Trả lời câu hỏi: Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào?
Trả lời:
a) 12 . 3 = 36;
b) 5 . 120 = 600.
Ta đã biết cách nhân hai số tự nhiên. Vì số dương cũng là số tự nhiên nên cách nhân hai số dương chính là cách nhân hai số tự nhiên.
Câu 2 (trang 106 Toán 6 VNEN Tập 1): Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu, dự đoán kết quả của hai tích cuối:
3.(-4) = -12
↓ (tăng 4)
2.(-4) = -8
↓ (tăng 4)
1.(-4) = -4
↓ (tăng 4)
0.(-4) = 0
(-1) . (-4) = ?
(-2) . (-4) = ?
Trả lời câu hỏi: Muốn nhân hai só nguyên âm ta làm như thế nào?
Trả lời:
(-1) . (-4) = 4 (tăng 4)
(-2) . (-4) = 8 (tăng 4)
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
Câu 1 (trang 106,107 Toán 6 VNEN Tập 1): Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 106,107 Toán 6 VNEN Tập 1
Tính: a) (-4) . (-25);
b) (-15) . (-6).
Trả lời:
a) (-4) . (-25) = |-4| . |-25| = 4 . 25 = 100;
b) (-15) . (-6) = |-15| . |-6| = 15 . 6 = 90.
Trả lời câu hỏi:
a) Tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào?
b) Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào?
Trả lời:
a) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
b) Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Câu 1 (trang 107 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính: 22.(-6). Từ đó suy ra các kết quả:
(+22) . (+6); (-22) . (+6);
(-22) . (-6); (+6) . (-22).
Trả lời:
Ta có: 22 . (-6) = -(|22| . |-6|) = -132.
(+22) . (+6) = |22| . |6| = 132;
(-22) . (+6) = -(|-22| . |6|) = -132;
(-22) . (-6) = |-22| . |-6| = 132;
(+6) . (-22) = -(|-22| . |6|) = -132.
Câu 2 (trang 107 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) (-13) . ... = +78;
b) ... . (-25) = -250;
c) (-32) . ... = 0;
d) ... . (-41) = +41.
Trả lời:
a) (-13) . (-6) = +78;
b) 10 . (-25) = -250;
c) (-32) . 0 = 0;
d) (-1) . (-41) = +41.
Câu 3 (trang 107 Toán 6 VNEN Tập 1): So sánh:
a) (-11) . (-12) với (-10) . (-13);
b) (+11) . (+12) với (-11) . (-10).
Trả lời:
a) (-11) . (-12) với (-10) . (-13)
Ta có: (-11) . (-12) = |-11| . |-12| = 132; (-10) . (-13) = |-10| . |-13| = 130
Vì 132 > 130 nên (-11) . (-12) > (-10) . (-13).
b) (+11) . (+12) với (-11) . (-10)
Ta có: (+11) . (+12) = |+11| . |+12| = 132; (-11) . (-10) = |-11| . |-10| = 110
Vì 132 > 110 nên (+11) . (+12) > (-11) . (-10).
Câu 4 (trang 107 Toán 6 VNEN Tập 1): Đúng điền Đ, sai điền S vào ô vuông tương ứng:
Trả lời:
a) Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương. Đ
b) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm. S
c) Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn lớn hơn mỗi số đó. Đ
d) Tích của hai số nguyên khác dấu luôn nhỏ hơn mỗi số đó. Đ
e) Nếu tích hai số nguyên là một số nguyên dương thì hai số đó đều là số nguyên dương. S
f) Nếu tích hai số nguyên là một số nguyên âm thì hai số đó đều là số nguyên âm. S
Câu 1 (trang 107 Toán 6 VNEN Tập 1): Tích đó sẽ là số âm hay số dương nếu tích đó có:
a) Một số âm và hai số dương?
b) Hai số âm và một số dương?
c) Hai số âm và hai số dương?
d) Ba số âm và một số dương?
e) Hai mươi số âm và một số dương?
Trả lời:
a) Nếu tích đó có một số âm và hai số dương thì tích đó sẽ là số âm.
b) Nếu tích đó có hai số âm và một số dương thì tích đó sẽ là số dương.
c) Nếu tích đó có hai số âm và hai số dương thì tích đó sẽ là số dương.
d) Nếu tích đó có ba số âm và một số dương thì tích đó sẽ là số âm.
e) Nếu tích đó có hai mươi số âm và một số dương thì tích đó sẽ là số dương.
Câu 2 (trang 108 Toán 6 VNEN Tập 1): So sánh:
a) (-40) . (-36) và (-40) . 0;
b) |-75| . 12 và 0 . 12;
c) (-80) . (-3) và 80 . |-3|;
d) (-13)2 và – 132
Trả lời:
a) (-40) . (-36) và (-40) . 0
(-40) . (-36) = 40 . 36 > 0
(-40) . 0 = 0
⇒ (-40) . (-36) > (-40) . 0;
b) |-75| . 12 và 0 . 12
|-75| . 12 = 75 . 12 > 0
0. 12 = 0
⇒ |-75| . 12 > 0 . 12;
c) (-80) . (-3) và 80 . |-3|
(-80) . (-3) = 80 . 3
80 . |-3| = 80 . 3
⇒ (-80) . (-3) = 80 . |-3|
d) (-13)2 và -132.
(-13)2 = (-13) . (-13) = 13 . 13 > 0
-132. = -(13 . 13) < 0
⇒ (-13)2 > -132.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 13: Nhân hai số nguyên cùng dấu file PDF hoàn toàn miễn phí.