Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 14: Luyện tập về nhân hai số nguyên chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1 (trang 108 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền dấu "+", "-" thích hợp vào ô trống:
Trả lời:
Câu 2 (trang 108 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền dấu x vào ô thích hợp:
Câu | Đúng | Sai |
---|---|---|
a) Tích của hai số nguyên khác dâu là một số âm |
|
|
b) Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số dương |
|
|
c) Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số âm |
|
|
d) Nếu tích a.b là một số nguyên âm, a là số âm thì b là số dương |
|
|
Trả lời:
Câu | Đúng | Sai |
---|---|---|
a) Tích của hai số nguyên khác dâu là một số âm | x |
|
b) Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số dương |
| x |
c) Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số âm |
| x |
d) Nếu tích a.b là một số nguyên âm, a là số âm thì b là số dương | x |
|
Câu 3 (trang 108 Toán 6 VNEN Tập 1): Nối mỗi ý ở cột A với một ý tương ứng ở cột B để được kết quả đúng:
Cột A | Cột B |
---|---|
a) Số x mà(-12).x=72 là b) Số x mà 5.x=50 là c) Số x mà (-9).x=-63 là d) Số x mà (-3).x=30
| 1) -10 2) 7 3) 10 4) -7 5) -6 |
Trả lời:
a - 5; b - 3; c - 4; d - 1.
Câu 4 (trang 109 Toán 6 VNEN Tập 1): Nhận xét
Sgk trang 109 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 5 (trang 109 Toán 6 VNEN Tập 1): Cho x ∈ Z, so sánh (-5) . x với 0
Trả lời:
TH1: x > 0 thì (-5) . x < 0;
TH2: x < 0 thì (-5) . x > 0;
TH3: x = 0 thì (-5) . x = 0.
Câu 6 (trang 109 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền dấu thích hợp (< , > , =) vào chỗ chấm:
a) (-15).(-23) ... 15.(-23);
b) 7.(-13) ... 7.13;
c) (-68).(-47) ... 68. 47;
d) (-173).(-186) ... 173.185.
Trả lời:
a) (-15).(-23) > 15.(-23);
b) 7.(-13) < 7.13;
c) (-68).(-47) = 68. 47;
d) (-173).(-186) > 173.185.
Câu 7 (trang 109 Toán 6 VNEN Tập 1): Chọn đáp án đúng
a) Kết quả của phép tính (-5).(3 - 4) là:
(A) -5; (B) 5; (C) -6.
b) Kết quả của phép tính (-2)2.(-1)3 là:
(A) 4; (B) -4; (C) 2.
c) Tích của tất cả số nguyên thỏa mãn -6 ≤ x ≤ 4 là:
(A) -10; (B) -19; (C) 0.
Trả lời:
a) (-5).(3 - 4) = (-5).(-1) = 5
⇒ Đáp án B;
b) (-2)2.(-1)3 = 4.(-1) = -4
⇒ Đáp án A;
c) (-6).(-5).(-4).(-3).(-2).(-1). 0 . 1 . 2 . 3 . 4 = 0
⇒ Đáp án C.
Câu 1 (trang 104 Toán 6 VNEN Tập 1): Chọn đáp án đúng:
Số nguyên n mà (n + 1)(n + 3) < 0 là:
(A) -5; (B) -4; (C) -3; (D) -2.
Trả lời:
TH1: n + 1 < 0 và n + 3 > 0 ⇒ n < -1 và n > -3 ⇒ -3 < n < -1.
TH2: n + 1 > 0 và n + 3 < 0 ⇒ n > -1 và n < -3 ⇒ Tập hợp n rỗng.
Vậy đáp án là D.
Câu 2 (trang 104 Toán 6 VNEN Tập 1): Dùng máy tính bỏ túi để tính:
a) (-1356).17;
b) 39.(-152);
c) (-1909).(-75).
Trả lời:
a) (-1356).17 = -23 052;
b) 39.(-152) = -5 928;
c) (-1909).(-75) = 143 175.
Câu 3 (trang 109 Toán 6 VNEN Tập 1): Tìm số nguyên thỏa mãn từng điều kiện sau:
a) (n + 1)(n + 3) = 0;
b) (|n|+ 2)(n2 - 1) = 0
Trả lời:
a) Để (n + 1)(n + 3) = 0 thì n + 1 = 0 hoặc n + 3 = 0.
⇒ n = -1 hoặc n = -3.
b) Để (|n|+ 2)(n2 - 1) = 0 thì n2 - 1 = 0 (vì |n|+ 2 > 0 với mọi x thuộc Z).
⇒ n = -1 hoặc n = 1.
Câu 4 (trang 109 Toán 6 VNEN Tập 1): Biểu diễn các số 25, 36, 49 dưới dạng tích của hai số nguyên bằng nhau. Mỗi số có bao nhiêu cách biểu diễn?
Trả lời:
25 = 5 . 5 = (-5) . (-5);
36 = 6 . 6 = (-6) . (-6);
49 = 7 . 7 = (-7) . (-7).
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 14: Luyện tập về nhân hai số nguyên file PDF hoàn toàn miễn phí.