Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 16: Bội và ước của một số nguyên chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1 (trang 112 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện lần lượt các hoạt động sau
- Em đã biết khái niêm ước và bội của một số tự nhiên, hãy viết: Ư(6); B(6).
Trả lời:
Ư(6) = {1; 2; 3; 6};
B(6) = {0; 6; 12; 18; … }
- Em hãy tìm số nguyên x, y sao cho: x.y = -6.
Trả lời:
Các cặp số nguyên x, y thỏa mãn là: -1 và 6; 1 và -6; 2 và -3; -2 và 3.
- Hãy tìm ba số nguyên chia hết cho -6.
Trả lời:
Ba số nguyên chia hết cho -6 là -6; -12; 18.
Câu 1 (trang 112 Toán 6 VNEN Tập 1). a) Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 112 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 1 (trang 113 Toán 6 VNEN Tập 1). b) Tìm các ước của 8, các bội của -3.
Trả lời:
Ư(8) = {1; 2; 4; 8}; B(-3) = {0; -6; 6; -12; 12;…}
b) 27, 36 có là bội của 9 không? Dự đoán xem các số 27; 27 + 36; 27 – 36 có là bội của -9; -3; 3 không? Giải thích.
Trả lời:
Ta có: 9.3 = 27 ⇒ 27 là bội của 9;
9.4 = 36 ⇒ 36 là bội của 9.
Ta có: (-9).(-3) = 27 ⇒ 27 là bội của -9; -3;
9.3 = 27 ⇒ 27 là bội của 3.
Ta có: 27 + 36 = 63;
(-9).(-7) = 63 ⇒ 27 + 36 là bội của -9;
(-3).(-21) = 63 ⇒ 27 + 36 là bội của -3;
3. 21 = 63 ⇒ 27 + 36 là bội của 3.
Ta có: 27 - 36 = -9;
(-9).1 = -9 ⇒ 27 + 36 là bội của -9;
(-3).3 = -9 ⇒ 27 - 36 là bội của -3; 3.
Câu 2 (trang 113 Toán 6 VNEN Tập 1).
a) Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 113 Toán 6 VNEN Tập 1
b) Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm:
“36 là … của 12; 72 là … của 36, vậy 72 là … của 12”.
Trả lời:
“36 là bội của 12; 72 là bội của 36, vậy 72 là bội của 12”.
b) Không thực hiện phép tính, theo em, biểu thức: (2.3.5 – 7.3.4) có chia hết cho 3, cho 6, cho 4 hay không? Giải thích.
Trả lời:
2.3.5 – 7.3.4 = 3. (2.5 – 7.4) ⇒ (2.3.5 – 7.3.4) ⋮ 3;
2.3.5 – 7.3.4 = 2.3.5 – 7.3.2.2 = 3.2. (5 – 7.2) ⇒ (2.3.5 – 7.3.4) ⋮ 6;
2.3.5 – 7.3.4 = 2.3.5 – 7.3.2.2 = 3.2. (5 – 7.2) = 3.2.(-9) ⇒ (2.3.5 – 7.3.4) không chia hết cho 4.
Câu 1 (trang 113 Toán 6 VNEN Tập 1):
a) Tìm ba bội của -5;
b) Tìm các ước của -10.
Trả lời:
a) Ba bội của -5 là: 5; -5; -10.
b) Các ước của -10 là: 1; -1; 2; -2; 5; -5; 10; -10.
Câu 2 (trang 113 Toán 6 VNEN Tập 1): Cho hai tập hợp A = {2; 3; 4; 5; 6} và B = {21; 22; 23}.
Tìm xem có bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a thuộc tập hợp A, b thuộc tập hợp B sao cho a + b chia hết cho 2.
Trả lời:
Vì (a + b) chia hết cho 2 nên a là số chẵn thì b cũng phải là số chẵn; a là số lẻ thì b cũng phải là số lẻ.
Ta có:
- Các cặp a + b với a, b cùng là số chẵn là: 2 + 22; 4 + 22; 6 + 22.
- Các cặp a + b với a, b cùng là số lẻ là: 3 + 21; 3 + 23; 5 + 21; 5 + 23.
Như vậy, có 7 tổng dạng (a + b) với a thuộc tập hợp A, b thuộc tập hợp B sao cho a + b chia hết cho 2.
Câu 3 (trang 113 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền số thích hợp vào ô trống cho đúng
Trả lời:
Câu 4 (trang 113 Toán 6 VNEN Tập 1): Tìm số nguyên x, biết:
a) 15x = -75;
b) 3|x| = 18;
c) -11|x| = -22.
Trả lời:
a) 15x = -75 ⇒ x = -75 : 15 ⇒ x = -5;
b) 3|x| = 18 ⇒ |x| = 18 : 3 ⇒ |x| = 6 ⇒ x = -6 hoặc x = 6;
c) -11|x| = -22 ⇒ |x| = (-22) : (-11) ⇒ |x| = 2 ⇒ x = -2 hoặc x = 2.
Câu 1 (trang 114 Toán 6 VNEN Tập 1): Có hai số nguyên a, b khác nhau mà a chia hết cho b và b chia hết cho a không?
Trả lời:
Có hai số nguyên a, b khác nhau mà a ⋮ b và b ⋮ a.
Ví dụ: 2 ⋮ -2 và -2 ⋮ 2; 5 ⋮ -5 và -5 ⋮ 5; ....
Câu 2 (trang 114 Toán 6 VNEN Tập 1):
Sgk trang 114 Toán 6 VNEN Tập 1
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 16: Bội và ước của một số nguyên file PDF hoàn toàn miễn phí.