Logo

Giải Bài 19: Ước chung và bội chung Toán VNEN lớp 6

Giải Bài 19: Ước chung và bội chung Toán VNEN lớp 6 trang 61, 62, 63 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 19: Ước chung và bội chung chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.

Giải Toán 6 VNEN Bài 19: Hoạt động khởi động

Câu 1 (trang 61 Toán 6 VNEN Tập 1): Gọi A là tập hợp gồm các bạn trong tổ em, gọi B là tập hợp gồm các bạn nữ trong lớp. Hai tập hợp này có phần tử nào chung không? Nếu có hãy kể tên các phần tử chung của hai tập hợp.

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

-Tổ em có 5 bạn: Mai, Hoa, Linh, Tuấn Anh, Hoàng.

-Lớp em có 7 bạn nữ: Mai, Hoa, Linh, Hằng, Huyền, Loan, Vy

Như vậy, hai tập hợp trên có 3 phần tử chung gồm các bạn: Mai, Hoa, Linh

Câu 2 (trang 61 Toán 6 VNEN Tập 1): Em hãy viết các tập hợp: Ư(18), Ư(45). Liệt kê các phần tử chung của các tập hợp này.

Trả lời:

Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}

Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 45}

Các phần tử chung của hai tập hợp này là: 1; 3; 9

Câu 3 (trang 61 Toán 6 VNEN Tập 1): Em hãy viết các tập hợp: B(2), B(3). Kể tên ba phần tử chung của hai tập hợp này.

Trả lời:

B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14...)

B(3) = {0; 6; 9; 12; 15; 18; 21...)

Ba phần tử chung của hai tập hợp này là: 0; 6; 12

Giải Toán VNEN lớp 6 Bài 19: Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 61,62 Toán 6 VNEN Tập 1):

Sgk trang 61,62 Toán 6 VNEN Tập 1

1.1 Giao của hai tập hợp

Tìm Ư(6); Ư(9). Tìm Ư(6) ∩ Ư(9)

Trả lời:

Ư(6) = {1; 3; 6}

Ư(9) = {1; 3; 9}

⇒ Ư(6) ∩ Ư(9) = {1; 3}

1.2 Ước chung

Tìm ƯC(15; 10).

Trả lời:

Ư(15) = {1; 3; 5; 15}

Ư(10) = {1; 2; 5; 10}

Ư(15) ∩ Ư(10) = {1; 5}. Em nói ƯC(15; 10) = {1; 5}.

1.3 Bội chung

Câu 2 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (...):

5 là ..................... của 20 và 35.

0 là .................... của 47 và 13.

36 là .................... của 72 và 108 đồng thời là .................... của 9 và 12.

Trả lời:

5 là .....ước chung.... của 20 và 35.

0 là .....bội chung..... của 47 và 13.

36 là ....ước chung.... của 72 và 108 đồng thời là ......bội chung..... của 9 và 12.

Câu 3 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1): Em hãy viết các tập hợp sau:

a) Ư(36), Ư(45), ƯC(36; 45).

b) B(8), B(7), BC(8; 7).

Trả lời:

a) Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 36}

Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}

ƯC(36; 45) = {1; 3; 9}

b) B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; 56...}

B(7) ={0;7; 14; 21; 28; 35; 42; 48; 56...}

BC(8; 7) = {0; 56...}

Giải SGK Toán 6 VNEN Bài 19: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1): Điền Đ (đúng), S (sai) vào các ô vuông cho các kết luận sau:

Câu 1 trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1-1

Trả lời:

a) S

Giải thích:

Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Như vậy, ƯC(12, 24) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

b) S

Giải thích:

B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22; 24}

B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24}

B(5) = {0; 5; 10; 15; 20; 25}

Như vậy, BC(2, 3, 5) = {0}

c) Đ

Câu 2 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1):

a) Tìm hai ước và hai bội của 33, 54.

b) Tìm hai ước chung và hai bội chung của 33, 54.

Trả lời:

a) Ư(33) = {1; 3}; Ư(54) = { 1; 3}

B(33) = {0; 33}; B(54) = {0; 54}

b) ƯC(33, 54) = {1; 3}

BC(33, 54) = {0; 594}

Câu 3 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1): Tìm giao của hai tập hợp A và B, biết rằng:

a) A là tập hợp các học sinh giỏi môn Văn của một lớp, B là tập hợp các học sinh giỏi môn Toán của lớp đó.

b) A là tập hợp các số chia hết cho 5, B là tập hợp các số chia hết cho 2.

Trả lời:

a) A ∩ B là tập hợp các học sinh giỏi cả môn Văn và môn Toán.

b) A = {5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40;...}

B = {2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20;...}

A ∩ B = {10; 20; 30; 40; 50;...}

Câu 4 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1):

a) Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6.

b) Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9.

c) Viết tập hợp M là giao của hai tập hợp A và B.

Trả lời:

a) A = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36}

b) B = {0; 9; 18; 27; 36}

c) M = {0; 18; 36}

Câu 5 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1): Một lớp có 18 học sinh nữ, 24 học sinh nam. Theo em thì có thể chia lớp thành mấy tổ để số học sinh nam và nữ ở mỗi tổ bằng nhau?

Trả lời:

Để số nam và nữ trong mỗi tổ bằng nhau thì số cách chia lớp thành các tổ phải là ước chung của 24 và 18.

ƯC(18, 24) = {1; 2; 3; 6}

Như vậy, có 4 cách chia tổ mà học sinh nam và nữ ở mỗi tổ bằng nhau.

Câu 6 (trang 62 Toán 6 VNEN Tập 1): Bác Thành có 120 cây bắp cải giống, 276 cây su hào giống. Bác dự định trồng lẫn bắp cải và su hào trong một mảnh vườn. Em hãy giúp bác cách trồng rau sao cho mỗi hàng có số lượng su hào và bắp cải bằng nhau.

Trả lời:

Để mỗi hàng có số lượng su hào và bắp cải bằng nhau thì số cách trồng rau phải là ước chung của 120 và 276.

ƯC(120, 276) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Như vậy, có 6 cách trồng rau để mỗi hàng có số lượng su hào và bắp cải bằng nhau.

Giải VNEN Toán 6 Bài 19: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 63 Toán 6 VNEN Tập 1): Bài toán hàn tín điểm binh

Sgk trang 63 Toán 6 VNEN Tập 1

Giải Toán VNEN 6 Bài 19: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1 (trang 63 Toán 6 VNEN Tập 1):

Trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký", có đoạn tả Dế Mèn đếm số kiến đang hành quân trên đường là một số tự nhiên nhỏ hơn 200. Số kiến này sắp hàng 3, hàng 5, hàng 7 thì vừa hết. Em đoán xem, số kiến này có bao nhiêu con.

Trả lời:

Gọi số kiến này là a. Ta có:

a ⋮ 5

a ⋮ 3

a ⋮ 7

⇒ a là BC(3, 5, 7)

Ta có: BC(3, 5, 7) = {0; 105; 210;...}

Vì số kiến nhỏ hơn 200 nên đáp án thoả mãn là 105 con kiến.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 19: Ước chung và bội chung file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status