Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 9: Quy tắc dấu ngoặc chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1 (trang 97 Toán 6 VNEN Tập 1):
Điền vào ô trống trong bảng sau số đối của mỗi số:
a | -a |
4 |
|
-12 |
|
-40 |
|
15 |
|
8 |
|
Trả lời:
a | -a |
4 | -4 |
-12 | 12 |
-40 | 40 |
15 | -15 |
8 | -8 |
Câu 1 (trang 97 Toán 6 VNEN Tập 1). a) Tính và điền vào các ô trống trong bảng sau:
Trả lời:
Nhận xét: Kết quả của các phép tính số đối của (a + b) và tổng các số đối của a và b theo hàng ngang có kết quả giống nhau.
b) Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng dưới đây:
5+(7-4)=... | 5+7-4=... |
(-8)+[(-2)-4]=... | -8-2-4=... |
Trả lời:
5+(7-4)=8 | 5+7-4=8 |
(-8)+[(-2)-4]=-14 | -8-2-4=-14 |
- Nhận xét xem hai biểu thức ở cùng một dòng trong bảng trên giống nhau và khác nhau như thế nào.
Trả lời:
Giống: Hai biểu thức ở cùng một dòng có kết quả giống nhau.
Khác: Biểu thức ở cột bên trái sử dụng dấu ngoặc, còn biểu thức ở cột phải thì không sử dụng dấu ngoặc.
- Trong cùng một dòng, biểu thức ở cột bên phải được biến đổi từ cột bên trái như thế nào?
Trả lời:
Trong cùng một dòng, biểu thức ở cột bên phải được biến đổi từ cột bên trái bằng cách bỏ dấu ngoặc.
c) Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 97 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 2 (trang 97 Toán 6 VNEN Tập 1). a) Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng dưới đây. Nhận xét về dấu của mỗi số hạng khi bỏ dấu ngoặc.
8-(9-6)=... | 8-9-6=... |
(-8)-[(-4)+6]=... | (-8)+4-6=... |
Trả lời:
8-(9-6)= 5 | 8-9+6= 5 |
(-8)-[(-4)+6]= -10 | (-8)+4-6= -10 |
Nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" ở trước, ta đổi dấu của tất cả các số hạng trong ngoặc.
Câu 2 (trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1). b) Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1
- Tính giá trị biểu thức: 25 - (3 - 9); 200 - (120 - 30 + 40).
Trả lời:
25 - (3 - 9) = 25 - 3 + 9 = 31;
200 - (120 - 30 + 40) = 200 - 120 + 30 - 40 = 70.
- Tính và so sánh giá trị các biểu thức sau:
1 + (-5) + 15;
1 + [(-5) + 15];
1 - (5 - 15).
Trả lời:
1 + (-5) + 15 = 11;
1 + [(-5) + 15] = 1 + 10 = 11;
1 - (5 - 15) = 1 - (-10) = 11.
Nhận xét: Giá trị các biểu thức bằng nhau.
Câu 3 (trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1): Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 1 (trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính:
a) 25 + (-13 + 8);
b) 7 + (-12 + 43) - [2 + (19 - 34)].
Trả lời:
a) 25 + (-13 + 8) = 25 + (-5) = 20;
b) 7 + (-12 + 43) - [2 + (19 - 34)] = 7 + 31 - (2 - 15) = 38 - (-13) = 51.
Câu 2 (trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính nhanh:
a) 214 + [120 - (214 + 120);
b) (-321) - [(-321 + 35) -235].
Trả lời:
a) 214 + [120 - (214 + 120) = 214 + 120 - 214 - 120
= (214 - 214) + (120 - 120)
= 0;
b) (-321) - [(-321 + 35) -235] = (-321) + 321 - 35 + 235
= 200.
Câu 3 (trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1): Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (18 + 29) + (158 -29 -18);
b) (13 - 135 + 49) - (13 + 49).
Trả lời:
a) (18 + 29) + (158 - 29 - 18) = 18 + 29 + 158 - 29 - 18 = 158;
b) (13 - 135 + 49) - (13 + 49) = 13 - 135 + 49 - 13 - 49 = -135.
Câu 1 (trang 98 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính giá trị của biểu thức x + b + c:
a) Với x = 2; b = -5; c = -42;
b) Với x = 0; b = -34; c = -16.
Trả lời:
a) Với x = 2; b = -5; c = -42, ta có: x + b + c = 2 + (-5) + (-42) = -45;
b) Với x = 0; b = -34; c = -16, ta có: x + b + c = 0 + (-34) + (-16) = -50.
Câu 2 (trang 99 Toán 6 VNEN Tập 1): Đẳng thức sau có đúng với mọi a, b, c không?
(a - b) - (b + c) + (c - a) + (a + b - c) = a - b - c.
Trả lời:
(a - b) - (b + c) + (c - a) + (a + b - c) = a - b - c
⇒ a - b - b - c + c - a + a + b - c = a - b - c
⇒ (a - a + a) + ( -b - b + b) + (-c + c - c) = a - b - c
⇒ a - b - c = a - b - c đúng với mọi a, b, c.
Câu 3 (trang 99 Toán 6 VNEN Tập 1): Mai mở cửa hàng bán quần áo, ban đầu Mai có 15 500 000 đồng. Ngày thứ nhất Mai nhập hàng về hết 8 800 000 đồng. Ngày thứ hai bán được (cả vốn lẫn lãi) là 2 560 000 đồng. Ngày thứ ba Mai bán được 1 540 000 đồng và nhập hàng về hết 6 500 000 đồng. Hỏi sau ba ngày Mai còn bao nhiêu tiền mặt? Em hãy sử dụng dấu ngoặc để biểu diễn cách tính sao cho có thể thể hiện được số tiền sau mỗi ngày.
Trả lời:
Sau ba ngày Mai còn số tiền mặt là:
[(15 500 000 - 8 800 000) + 2 560 000] + 1 540 000 - 6 500 000
= (6 700 000 + 2 560 000) + 1 540 000 - 6 500 000
= 9 260 000 + 1 540 000 - 6 500 000
= 4 300 000 (đồng).
Câu 1 (trang 99 Toán 6 VNEN Tập 1): Rút gọn các biểu thức sau:
a) A = (a - b) + (a + b - c) - (a - b - c);
b) B = ( a - b) - (b - c) + (c - a) - (a - b - c);
c) C = (-a + b + c) - (a - b + c) - (-a + b - c).
Trả lời:
a) A = (a - b) + (a + b - c) - (a - b - c)
= a - b + a + b - c - a + b + c
= a + b;
b) B = ( a - b) - (b - c) + (c - a) - (a - b - c)
= a - b - b + c + c - a - a + b + c
= -a - b + 3c;
c) C = (-a + b + c) - (a - b + c) - (-a + b - c)
= -a + b + c - a + b - c + a - b + c
= -a + b + c.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 9: Quy tắc dấu ngoặc file PDF hoàn toàn miễn phí.