Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải vở bài tập Sinh học lớp 8 Bài 50: Vệ sinh mắt hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.
Bài tập 1 (trang 130 VBT Sinh học 8): Dựa vào thông tin trong bài (mục I, SGK), xây dựng bảng tổng kết sau:
Trả lời:
Các tật của mắt | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Cận thị | Tật bẩm sinh do cầu mắt dài; không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn. | Phải đeo kính cận (kính có mặt lõm – kính phân kì) |
Viễn thị | Do cầu mắt ngắn; người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được | Đeo kính lão (kính hội tụ) |
Bài tập 2 (trang 131 VBT Sinh học 8): Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào?
Trả lời:
Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách:
- Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách, tránh đọc ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên xe bị xóc nhiều.
- Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.
- Khi bị các bệnh về mắt phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Bài tập (trang 131 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống ở những câu sau:
Trả lời:
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Người cận thị muốn nhìn rõ những vật mà ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).
Người viễn thị muốn nhìn rõ được những vật ở gần phải đeo kính mặt lồi (kính hội tụ).
Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách để tránh cận thị.
Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.
Bài tập 1 (trang 131 VBT Sinh học 8): Nêu nguyên nhân của bệnh cận thị.
Trả lời:
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Nguyên nhân có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài; không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.
Người cận thị muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).
Bài tập 2 (trang 131 VBT Sinh học 8): Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
Trả lời:
Người già thường bị viễn thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được. Vì vậy, muốn nhìn rõ vật phải đeo thêm kính lão (kính hội tụ).
Bài tập 3 (trang 131 VBT Sinh học 8): Tại sao không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng và không nên nằm đọc sách?
Trả lời:
Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu vì sẽ không giữ khoảng cách để đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, dần sẽ mất khả năng dãn gây tật cận thị ở mắt.
Bài tập 4 (trang 132 VBT Sinh học 8): Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.
Trả lời:
- Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
- Cách phòng tránh :
+ Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.
+ Khi bị bệnh, cần tới các cơ sở y tế để chữa trị.
Bài tập 5 (trang 132 VBT Sinh học 8): Hãy lựa chọn các thông tin a, b, c, d, e, g ở cột B và C rồi điền vào thông tin tương ứng ở cột A.
Trả lời:
1 - c, d, e
2 – a, b, g
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải VBT Sinh 8 Bài 50: Vệ sinh mắt ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.