Logo

Giải VBT Lịch sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13)

Giải VBT Lịch sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13) hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách vở bài tập Lịch sử lớp 7 đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Giúp học sinh tham khảo và ôn tập.
2.8
2 lượt đánh giá

Hãy cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây về giải vở bài tập môn Lịch sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13) có lời giải chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Bài 1 trang 37 VBT Lịch Sử 7

a)Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu chỉ mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ:

 

Thiết lập ách đô hộ của đế chế Mông Cổ trên đất Đại Việt.

 

Chiếm Đại Việt để làm bàn đạp tấn công lên phía nam nước Tống.

 

Chiếm Đại Việt để tấn công các nước Đông Nam Á.

b)Hãy điền các chữ đúng (Đ), sai (S) vào cuối các câu sau biểu hiện thái độ kiên quyết chống giặc của nhà Trần:

A.Bắt giam sứ giặc Mông Cổ

B.Ban lệnh chuẩn bị kháng chiến

C.Sắm sửa vũ khí, luyện tập võ nghệ

D.Đưa quân sang đất Tống tấn công Mông Cổ

Lời giải:

a)Chiếm Đại Việt để làm bàn đạp tấn công lên phía nam nước Tống.

b)A – Đ

B – Đ

C – Đ

D – S

Bài 2 trang 37 VBT Lịch Sử 7

Em hãy chọn lí do nhà Trần thực hiện “vườn không nhà trống” trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông – Nguyên. Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng:

A.Vì sợ giặc Mông Cổ, không dám đánh.

B.Làm cho giặc thiếu chỗ dựa, không có lương ăn, chết dần chết mòn. Lúc đó mở cuộc phản công.

Lời giải:

B. Làm cho giặc thiếu chỗ dựa, không có lương ăn, chết dần chết mòn. Lúc đó mở cuộc phản công.

Bài 3 trang 38 VBT Lịch Sử 7

a)Hãy cho biết tình hình quân Mông – Nguyên trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (năm 1285) khác lần thứ nhất (năm 1258) ở những điểm nào?

b)Tại sao khi tiến đánh Đại Việt lần thứ hai, nhà Nguyên lại tấn công Cham – pa trước?

Lời giải:

a)- Lần 1: Quân Mông Nguyên tấn công Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc.

-Lần 2: Trung Quốc đã hoàn toàn bị quân Mông – Nguyên thống trị. Nhà Nguyên đánh Cham – pa trước để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

b)Nhà Nguyên tấn công Cham – pa trước để làm bàn đạp tấn công vào phía nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.

Bài 4 trang 38 VBT Lịch Sử 7

a)Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về biểu hiện nhà Trần tích cực chuẩn bị chống lại quân Nguyên trong cuộc kháng chiến lần thứ hai:

 

Triệu tập hội nghị các vương hầu bàn kế đánh giặc.

 

Chia quân đóng giữ các nơi hiểm yếu.

 

Tổ chức các cuộc duyệt binh lớn.

 

Triệu tập Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến các bô lão.

b)Nối các sự kiện ở bên phải sao cho phù hợp với các nhân vật bên trái:

-Trần Quốc Toản        - Thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay

-Các cụ phụ lão        - Bóp nát quả cam không biết

-Các chiến sĩ        - Đồng thanh hô “quyết đánh”

Lời giải:

a)Tổ chức các cuộc duyệt binh lớn.

b)Trần Quốc Toản: Bóp nát quả cam không biết.

Các phụ lão: Đồng thanh hô “quyết đánh”.

Các chiến sĩ: Thích hai chứ “Sát Thát” vào cánh tay.

Bài 5 trang 38-39 VBT Lịch Sử 7

a)Trong các câu dưới đây về cách đánh giặc dưới thời Trần, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?

A.Vừa cản giặc, vừa rút quân.

B.Tránh thế giặc mạnh ban đầu, chờ khi chúng yếu tiến lên tiêu diệt.

C.Thực hiện “vườn không nhà trống” làm cho địch thiếu thốn về lương thực.

D.Đưa toàn bộ lực lượng ra đánh quân địch ngay từ đầu.

b)Hãy nối những địa danh nổi tiếng ở bên trái cho phù hợp với địa danh ở bên phải:

-Tây Kết      - Hà Nội

-Hàm Tử      - Hà Tây

-Chương Dương      - Hưng Yên

-Thăng Long      - Hưng Yên

Lời giải:

a)A : Đ

B: Đ

C: Đ

D: S

b)Tây Kết: Hưng Yên

Hàm Tử: Hưng Yên

Chương Dương: Hà Nội (Chương Dương ở Thường Tín, ngày trước thuộc địa phận Hà Tây, giờ là Hà Nội).

Thăng Long: Hà Nội

Bài 6 trang 39 VBT Lịch Sử 7

a)Hãy lập bảng thống kê sự chuẩn bị của quân Mông – Nguyên Trong ba lần xâm lược Đại Việt:

Lần thứ nhất

Lần thứ hai

Lần thứ ba

b)Qua bảng trên, hãy cho biết nhà Nguyên chuẩn bị đánh Đại Việt lần thứ ba có gì khác hai lần trước. Điều đó gây cho quân dân Đại Việt những khó khăn gì?

Lời giải:

a)

Lần thứ nhất

Lần thứ hai

Lần thứ ba

-Thực hiện kế hoạch “gọng kìm” để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

-Lực lượng: hơn 3 vạn quân.

-Đánh Cham – pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

-Lực lượng: 50 vạn quân.

-Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tấn công Đại Việt.

- Lực lượng: hơn 30 vạn quân.

b)Lần thứ ba khác với hai lần trước là nhà Nguyên muốn trả thù cho hai lần thất bại trước, nên dồn toàn bộ sức mạnh với nhiều danh tướng tài giỏi để tấn công Đại Việt.

Điều đó gây khó khăn cho ta: quân dân Đại Việt phải đối đầu với lực lượng mạnh, thiện chiến, quân số đông hơn ta rất nhiều.

Bài 7 trang 39-40 VBT Lịch Sử 7

a)Hãy nêu ý nghĩa và tác dụng của chiến thắng Vân Đồn đối với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba?

b)Mênh mông một dải Bạch Đằng

Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh.

         (Hồ Chí Minh)

Qua câu thơ trên, em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?

Lời giải:

a)Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình thế khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

b)Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và an tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

Bài 8 trang 40 VBT Lịch Sử 7

a) Điền các từ cho sẵn sau đây:

- Đồng lòng

- anh dũng

- hòa mục

- Góp sức

- đoàn kết

Vào chỗ (…) cho đúng với câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vua tôi…, anh em…, cả nước…., nên bọn giặc phải chịu bị bắt”.

b) Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:

 

Sự tham gia tích cực, chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân.

 

Sự chuẩn bị chu đáo về tiềm lực mọi mặt.

 

Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

 

Quân đội Đại Việt mạnh hơn quân Mông – Nguyên.

 

Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

Lời giải:

a)“Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, nên bọn giặc phải chịu bị bắt”.

b)Quân đội Đại Việt mạnh hơn quân Mông – Nguyên.

Bài 9 trang 40-41 VBT Lịch Sử 7

a)Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tên người Tổng chỉ huy hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên:

A. Trần Khánh Dư

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Quang Khải

D. Trần Nhân Tông

b)Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng về bài học lớn nhất của thắng lợi chống quân Mông – Nguyên:

A.Phải có khối đoàn kết toàn dân.

B.Phải có vũ khí tốt.

C.Phái có truyền thống chiến đấu kiên cường.

Lời giải:

a) B

b) A

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Lịch sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13) file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status