Hãy cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây về giải vở bài tập môn Lịch sử lớp 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn có lời giải chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.
Sau một thời gian phát triển ổn định, Đàng Trong rơi dần vào tình trạng khủng hoảng. Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì? Đánh dấu x vào ô trống đầu câu trả lời mà em cho là sai:
| Quốc phó Trương Thúc Loan nắm hết mọi quyền hành, khét tiếng tham nhũng. |
| Quan lại ở trung ương cũng như ở địa phương quá đông, kết thành bè cánh, đua nhau ăn chơi xa xỉ. |
| Thuế khóa nặng nề, đời sống nhân dân ngày càng cơ cực. |
| Nhân dân bị bắt đi lính đánh nhau với quân Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Lời giải:
Nhân dân bị bắt đi lính đánh nhau với quân Trịnh ở Đàng Ngoài.
Khi quân Trịnh đánh vào, tại sao Nguyễn Nhạc lại phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh? Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời mà em cho là đúng:
| Muốn liên kết với quân Trịnh để tiêu giệt chúa Nguyễn. |
| Muốn yên mặt bắc để dồn sức đánh quân Nguyễn ở phía nam. |
| Quân Trịnh quá mạnh, quân Tây Sơn sợ. |
| Sợ quân Trịnh tìm cách liên kết với quân của chúa Nguyễn đánh quân Tây Sơn. |
Lời giải:
Muốn yên mặt bắc để dồn sức đánh quân Nguyễn ở phía nam.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng về ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
A.Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm, làm cho quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như cọp.
B.Chứng tỏ quân Tây Sơn quá hùng mạnh, giỏi thủy chiến.
C.Nguyễn Ánh hết tham vọng cầu cứu giặc ngoại xâm.
D.Nước Đại Việt ta từ đây không có nước nào dám đến xâm lược
Lời giải:
A.Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm, làm cho quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như cọp.
Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn năm 1771 đến 1785:
Lời giải:
Thứ tự | Thời gian hoạt động | Sự kiện có ý nghĩa | Người chỉ đạo | Kết quả |
1 | 1771 | Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ | Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ | Đông đảo nông dân hưởng ứng |
2 | 1773 | Hạ phủ thành Quy Nhơn | Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ | Chiếm được thủ thành Quy Nhơn |
3 | 1774 | Tấn công Quảng Nam đến Bình Thuận | Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ | Nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận |
4 | 1776 - 1783 | Bốn lần đánh vào Gia Định | Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ | Gây cho chúa Nguyễn nhiều tổn thất |
5 | 1777 | Bắt giết chúa Nguyễn | Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ | Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ. |
6 | 1785 | Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút | Nguyễn Huệ | Đánh bại cuộc xâm lược nước ta của quân Xiêm |
7 | 1786 - 1788 | Tiến quân ra bắc nhiều lần | Nguyễn Huệ | Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh |
8 | 1789 | Đại phá quân Thanh | Quang Trung – Nguyễn Huệ | Bảo vệ độc lập dân tộc |
Trong những năm 1786 – 1788, nghĩa quân Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc Hà. Hãy điểm lại ba lần tiến quân đó theo các nội dung sau:
Nguyên nhân | Mục tiêu | Thời gian | Người chỉ huy | Kết quả |
Lần thứ nhất |
|
|
|
|
Lần thứ hai |
|
|
|
|
Lần thứ ba |
|
|
|
|
Em hãy đánh giá kết quả đạt được sau ba lần tiến quân ra Bắc Hà nói trên?
Lời giải:
Nguyên nhân | Mục tiêu | Thời gian | Người chỉ huy | Kết quả |
Lần thứ nhất | Chúa Trịnh | 6/1786 | Nguyễn Huệ | Lật đổ chính quyền họ Trịnh |
Lần thứ hai | Vũ Văn Nhậm | Gữa năm 1888 | Nguyễn Huệ | Tiêu diệt Nhậm |
Lần thứ ba | Quân Thanh | 12/1888 | Nguyễn Huệ | Đại phá quân Thanh |
-Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.
Cuối năm 1788 – đầu năm 1789, đã diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh dưới sự Lãnh đạo của Nguyễn Huệ – Quang Trung. Để nắm vững diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến, chúng ta cần hiểu đúng thế và lực của quân xâm lược cũng như của quân ta. Hãy làm một bảng nhận xét:
1. Thế và lực của hai bên vào cuối năm 1788
| Quân Thanh | Quân Tây Sơn |
Lực lượng |
|
|
Tình thế |
|
|
- Nhận xét chung và giải thích vì sao quân Tây Sơn tạm rút về Tam Điệp – Biện Sơn?
2. Thế và lực của hai bên vào đầu năm 1789
| Quân Thanh | Quân Tây Sơn |
Lực lượng |
|
|
Tình thế |
|
|
- Nhận xét chung:
Lời giải:
1.Thế và lực của hai bên vào cuối năm 1788:
Quân Thanh | Quân Tây Sơn |
|
Lực lượng | 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu | Vài vạn quân |
Tình thế | Có lợi thế về số lượng | Yếu thế hơn quân Thanh |
-Như vậy có thể thấy quân Thanh có ưu thế hơn quân Tây Sơn cả về thế và lực.
2.Thế và lực hai bên vào đầu năm 1789:
Quân Thanh | Quân Tây Sơn |
|
Lực lượng | 29 vạn quân | 10 vạn quân |
Tình thế | Có lợi thế về số lượng | Chủ động tiến công đánh giặc |
-Như vậy có thê thấy lực lượng Tây Sơn phát triển nhanh chóng và chiếm thế chủ động trong cuộc chiến.
► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Lịch sử lớp 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn file pdf hoàn toàn miễn phí!