Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập VBT Lịch sử Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ 14 lớp 7 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Lịch sử.
Đánh dấu X vào ô trống trước ý em cho là đúng:
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái vì:
| A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều. |
| B. Người nông dân không chịu chăm lo sản xuất nông nghiệp. |
| C. Giặc ngoại xâm thống trị nước ta. |
| D. Nhà nước kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp. |
Lời giải:
A.Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều.
Trước cảnh quan lại, vương hầu quý tộc ngày càng ăn chơi sa đọa; trong triều, nhiều kẻ tham lam, xu nịnh, làm rối loạn kỉ cương phép nước, ai là người đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần?
Đánh dấu X vào ô trống ở đầu tên người mà em chọn:
| Trương Hán Siêu |
| Trần Quang Khải |
| Chu Văn An |
| Phạm Sư Mạnh |
Đề nghị đó có được vua chấp nhận không?
Em suy nghĩ thế nào về hành động này?
Lời giải:
-Chu Văn An
-Đề nghị đó không được vua chấp nhận
-Hành động đó thể hiện tấm lòng yêu nước, hết lòng vì nước vì dân của vị quan chính trực.
Dựa vào lược đồ, hãy dùng chì màu khác nhau đánh dấu địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân từ giữa thế kỉ XIV và ghi chú theo mẫu sau:
- Màu xanh: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Ngô Bệ lãnh đạo.
- Màu đỏ:
Lời giải:
- Màu xanh: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Ngô Bệ lãnh đạo (Hải Dương).
- Màu đỏ: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ lãnh đạo (Thanh Hóa).
- Màu cam: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Nguyễn Nhữ Cái lãnh đạo (Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang).
- Màu hồng: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Nguyễn Bổ lãnh đạo (Bắc Giang)
Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng:
Thời kì này nở ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân là do:
| A. Ruộng đất của nông dân bị nhà nước lấy hết để xây cung điện, dinh thự |
| B. Yêu sách ngang ngược của nhà Minh |
| C. Nông dân, nô tì bị áp bức bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị |
| D. Nông dân bị bắt đi lính hoặc đi phu ở nơi rừng thiêng, nước độc |
Lời giải:
C. Nông dân, nô tì bị áp bức bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị.
Sau khi vương triều Trần sụp đỏ, triều đại nào được thành lập? Thời gian? Quốc hiệu? Hãy điền tiếp vào ô trống:
-Nhà….
-Năm….
-Quốc hiệu….
Lời giải:
-Nhà Hồ
-Năm 1400
-Quốc hiệu Đại Ngu
Đánh dấu X vào ô trống trước ý mà em cho là đúng:
Hồ Quý Ly tiến hành cải cách toàn diện là vì:
| A. Muốn xóa bỏ mọi chính sách của nhà Trần |
| B. Muốn gây thanh thế cho mình |
| C. Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhân dân khổ cực, triều đình rối ren, tài chính kiệt quệ |
| D. Muốn cho Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất vùng thời bấy giờ |
Lời giải:
C. Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhân dân khổ cực, triều đình rối ren, tài chính kiệt quệ
Hãy trình bày ngắn gọn những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực:
+ Chính trị
+ Kinh tế tài chính
+ Xã hội
+ Văn hóa, giáo dục
+ Quân sự
Lời giải:
+ Chính trị: cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người có tài năng và thân cận với nhà Hồ.
+ Kinh tế tài chính: phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
+ Xã hội: ban hành chính sách hạn chế nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
+ Văn hóa, giáo dục: bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
+ Quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Theo em, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có những tiến bộ và hạn chế gì? Hãy nêu tóm tắt những nét chính theo hai cột dưới đây:
Lời giải:
Tiến bộ | Hạn chế |
-Hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. -Làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn tất nhà Trần. -Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước, tăng quyền lực cho nhà nước. -Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ. | -Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. -Chính sách cải cách chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân. |
► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Lịch sử lớp 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ 14 file pdf hoàn toàn miễn phí!