Logo

Soạn văn 12: Bác ơi! (Tố Hữu) chi tiết nhất

Soạn văn 12 Bác ơi! (Tố Hữu) chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 168, 169 SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra quan trọng sắp tới.
5.0
0 lượt đánh giá

Hướng dẫn soạn bài Bác ơi! SGK Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài học, thấy được sự đau xót, tiếc thương vô hạn của cỏ cây, đất trời và lòng người trước sự ra đi của Bác.

Soạn bài: Bác ơi! (Tố Hữu) (Ngắn gọn nhất)

Bố cục

Phần 1 (4 khổ thơ đầu): Nỗi đau thương tột cùng trước sự ra đi của Bác

Phần 2 (3 khổ thơ cuối): Lời hứa, ước nguyện đi theo con đường cách mạng của Bác

Câu 1 (Trang 169 SGK Ngữ văn 12 Tập 1):

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu

- Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:

    + Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

    + Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn

    + Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã

    + Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”

→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác

- Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả

    + Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người

Câu 2 (Trang 168 SGK Ngữ văn 12 Tập 1):

Hình tượng Bác Hồ được tập trung thể hiện:

a, Về lí tưởng và lẽ sống:

    + Suốt cuộc đời không khi nào bác thảnh thơi vì “nỗi đời thường”

    + Lý tưởng sống cao đẹp, sống hết mình của bậc đại trí, đại nhân

    + Bác hi sinh hạnh phúc cá nhân để chăm lo cho dân tộc được tự do, ấm no, hạnh phúc

b, Niềm vui, tình thương của Người được thể hiện nhiều góc độ, cung bậc cảm xúc:

    + Bác đau: dân nước, năm châu, lo muôn mối, yêu ngọn lúa, cành hoa, nhớ miền Nam, vui mỗi mầm non, trái chín

    + Bác đau đáu dõi theo những người tham gia chiến đấu: dõi theo từng bước ra tiền tuyến, lắng mỗi tin thắng trận

→ Hình tượng, chân dung về Người cao cả, vĩ đại nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi. Những điều người thực hiện đều dành cho nhân dân, vì nhân dân chứ không vì bản thân mình

Trái tim của Người là sự giao hòa của những trái tìm người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh

c, Những di sản Người để lại

- Tình thương cho toàn thể dân tộc Việt

- Những tư tưởng thân dân, ái quốc

- Trái tim vĩ đại, sống quên mình vì dân vì nước, đó là cuộc đời giản dị, thanh bạch, chan chứa tình yêu thương

Câu 3 (Trang 169 SGK Ngữ văn 12 Tập 1):

Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của cá nhân mà còn là tiếng lòng cảm xúc cả dân tộc Việt Nam

    + Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác thường trực trong trái tim triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy nghìn thu, muôn thuở như cuộc đời Bác, sự nghiệp của Bác nhưng lời thơ không bị lụy

- Tác giả khẳng định sự bất diệt, sức sống vĩnh hằng của Người trong trái tim nhân dân Việt Nam

    + Nỗi nhớ Bác không hề bi lụy, trái lại đó lại trở thành động lực thúc đẩy dân tộc tiếp tục con đường mà Người đã chọn

- Lời thơ chính là lòng thành kính, niềm biết ơn vô hạn đối với Người

    + Sức mạnh tinh thần Bác tạo ra, nhân cách của Bác là tấm gương sáng để mọi người soi chiếu bản thân trở nên trong sáng hơn

- Kết bài chính là lời hứa, lời ước nguyện của dân tộc trước Bác

→ Tình cảm con dân Việt Nam dành co Bác luôn đong đầy, thiết tha ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài: Bác ơi! (Tố Hữu) file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status