Logo

Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm

Soạn văn 12 Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 41, 42 SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Trong bài học các em học sinh sẽ được nghiên cứu về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trả lời các câu hỏi SGK Ngữ văn 12 trang 41, 42

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 12 Tập 1) 

Bố cục:

Phần 1: (từ đầu đến không chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa

Phần 2: (tiếp đến phải được độc lập): vạch trần sự tàn ác, bộ mặt của thực dân Pháp

Phần 3: (còn lại) lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta

Câu 2 (trang 41 Ngữ văn 12 Tập 1)

- Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả

   + Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.

   + Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới

- Ý nghĩa về mặt lập luận:

   + Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập

   + Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù

   + Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.

Câu 3 (trang 41 Ngữ văn 12 Tập 1) 

Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:

- Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”

   + Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế

   + Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”

   + Điệp từ “chúng” liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, cứa sự căm thù của thực dân

- Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

   + Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm

   + Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”

- Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật

Nước ta đứng lên giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

→ Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc nhờ đấu tranh.

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 12 Tập 1) 

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

- Lý luận thống nhất và chặt chẽ trong toàn bài

- Luận điểm xác thực, không thể chối cãi được

- Lý lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục

- Đanh thép, sắc sảo khi biểu hiện tính chiến đấu, thái độ dứt khoát và bản lĩnh phi thường, sắc sảo ở trí tuệ, lối lập luận

→ Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử lớn lao

Luyện tập

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam

- Đoạn văn khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam

- Lời trịnh trọng tuyên bố độc lập “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”

- Khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc, tự do

Tuyên ngôn độc lập trở thành áng văn chính luận xúc động lòng người được bộc lộ từ tấm lòng của người viết: đó là tấm lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh

Tấm lòng đó đã truyền vào trong từng lời văn tha thiết, tự hào đanh thép, có sức lay động tới triệu trái tim Việt Nam

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status