Logo

Soạn văn 9 VNEN bài Làng của Kim Lân (ngắn gọn)

Soạn văn 9 VNEN bài Làng của tác giả Kim Lân trang 102 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài: Làng được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Văn lớp 9.

A. Hoạt động khởi động - Bài: Làng

(Học sinh tự nghiên cứu)

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Bài: Làng

1. Đọc văn bản "Làng"

2. Tìm hiểu văn bản

a) Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì?

Bài làm:

Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã đẩy nhân vật vào một tình huống truyện đầy bất ngờ, éo le và gay gắt: ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Ấy vậy mà ông lại nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo giặc, lập tề từ miệng của những người dân tản cư.

Tình huống truyện đầy gay cấn này giúp tạo nên một nút thắt cho câu chuyện. Qua đó tạo điều kiện để diễn biến tâm lí gay gắt, những mâu thuẫn giằng xé trong nhân vật ông Hai, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở ông.

b. Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện

 

Hành động

Lời nói

Tâm trạng

Trước khi nghe tin xấu về làng

 

 

 

Khi nghe tin làng theo Tây

- Ban đầu

- Những ngày sau đó

- Khi nói chuyện với con

 

 

 

Khi nghe tin cải chính

 

 

 

Bài làm:

 

Hành động

Lời nói

Tâm trạng

Trước khi nghe tin xấu về làng

Ông lão nhớ làng da diết, muốn trở về làng, cùng anh em trong làng tham gia kháng chiến.

Ông mong trời nắng cho Tây nó chết.

Ông luôn quan tâm đến tình hình chiến sự, đến các tin chiến thắng của quân ta.

 

Ông Hai lúc này đang trong tâm trạng vô cùng vui sướng, náo nức, vui mừng và tự hào trước thành quả cách mạng của quân ta: "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá".

Khi nghe tin làng theo Tây

Ban đầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những ngày sau đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi nói chuyện với con

Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.

Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.

Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”

 

Liệu có thật không hả bác, hay chỉ lại…

 

Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư…”.

 

Ông Hai sững sờ, bàng hoàng, xấu hổ, uất ức: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

Đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy

=> Đau đớn, tê tái

Suốt mấy ngày ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà và nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

Ông băn khoăn không biết có nên tin hay không vì ở làng ông “ họ toàn là những người có tinh thần cả mà …”. Song chứng cứ như vậy thì sai làm sao được nên ông phải tin.

Mụ chủ nhà biết chuyện và có ý đuổi khéo gia đình ông đi

Ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng ngay lập tức ông đã gạt phắt ý nghĩ đấy đi.

“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cũng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

Ông bế tắc và tuyệt vọng khi nghĩ về tương lai của mình và gia đình.

Trong lúc đau khổ, tuyệt vọng, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ.

 

“Húc kia,. Thầy hỏi con nhé, con là con ai?”

Thế nhà con ở đâu?

Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thế con ủng hộ ai?

Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?

Trong tâm trạng đầy đau khổ và bế tắc, những lời trò chuyện giúp ông vợi bớt đi nỗi dằn vặt về quyết định của mình.

Khi nghe tin cải chính

Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”.

Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!

Vui mừng, phấn khỏi và hạnh phúc tột cùng.

c) Em hãy đọc lại đoạn ông hai trò chuyện với đứa con út từ “Ông lão ôm thằng con út lên lòng” đến “cũng vợi đi được đôi phần” và tìm những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai. Qua cách ông Hai suy nghĩ về tình yêu làng quê và lòng yêu nước, em có nhận xét gì về người nông dân này?

Bài làm:

Những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai:

  • “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
  • “Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.”
  • “Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.”

Qua cách ông Hai suy nghĩ về tình yêu làng quê và lòng yêu nước, ta có thể thấy trong người nông dân này đã mang một nét đẹp mang tinh thần thời đại. Tình yêu làng quê, quê hương được mở rộng và thống nhất với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ. Đây là một nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng lúc bấy giờ. Có thể nói, nhân vật ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

d) Dưới đây là trao đổi của hai bạn học sinh về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”:

A: Cái hay của truyện được tạo nên từ việc tạo dựng tình huống truyện đặc sắc.

B: Cách miêu tả tâm lí nhân vật mới là thành công của truyện.

Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Lí giải ý kiến của em.

Bài làm:

Theo ý kiến của em, cả hai yếu tố tình huống truyện và miêu tả tâm lí nhân vật đều là đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công và sức hấp dẫn của tác phẩm.

Bởi truyện ngắn “Làng” thuộc cốt truyện tâm lí nên cả hai yếu tố này đều cần thiết để hỗ trợ nhau và cùng góp phần tạo nên thành công của truyện. Tình huống truyện éo le, gay cấn tạo nên thử thách và xung đột trong nội tâm để làm bộc lộ chiều sâu đời sống bên trong, tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Từ tình huống bên trong nội tâm ấy, tác giả miêu tả các diễn biến tâm lí của nhân vật từ biểu hiện bên ngoài đến diễn biến nội tâm qua ý nghĩ. Từ đó từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại?

Bài làm:

Trong ba câu đầu đoạn trích là hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau.

Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người.

Những dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại:

Ở mỗi lượt lời (trao và đáp) đều được đánh dấu gạch đầu dòng.

Có hai lượt lời qua lại, hỏi và đáp, nội dung trong câu nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.

=> Một cuộc đối thoại.

b) Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Em hãy tìm dẫn chứng?

Bài làm:

Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai tự nói với chính mình.

Đây không phải là một câu đối thoại vì nội dung của câu nói không liên quan đến nội dung câu chuyện mà hai người phụ nữ đang trao đổi, câu nói của ông cũng không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào và sau câu nói tô ấy cũng không có ai đáp lại. Đây chỉ là lời ông Hai nói một mình nhằm đánh trống lảng nhằm thối lui khỏi cuộc trò chuyện đang diễn ra.

Trong đoạn trích này còn có câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

c) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc kể lại diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp lại họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những biểu hiện tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?

Bài làm:

- Hình thức đối thoại tạo nên không khí chân thực, sống động của cuộc sống cho câu chuyện, thể hiện chiều sâu trong diễn biến của truyện và thấy được thái độ đánh giá sự quan tâm của những người tản cư đối với sự kiện làng Chợ Dầu.

- Hình thức độc thoại giúp nhà văn thành công trong việc lột tả tâm lí bất ngờ, đau đớn, xấu hổ của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

C. Hoạt động luyện tập - Bài: Làng

1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn "Làng"

Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?

Bài làm:

Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này."

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình, diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật. Ông cảm thấy xấu hổ, niềm tin như bị đổ vỡ, ngôi làng mà ông coi là niềm tự hào nay lại bán nước theo giặc. Ông nhìn sang lũ con mà tủi thân, trào nước mắt. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.

2. Chương trình địa phương

Tìm hiểu về phương ngữ

a) Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào?

Bài làm:

Những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích: chi, rứa, nờ, cớ, hắn, tui, răng, mụ, nói cứng, kín mình,…

Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ.

b) Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách sau:

- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân.

- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Bài làm:

Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách:

- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân.

  • Bồn bồn, kèo nèo: hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.
  • Cà chớn: chỉ người hay trêu đùa, đùa dai.
  • Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít, là món ăn phổ biến ở miền Trung
  • Sú, vẹt: là loài cây nhỏ, cao đến 10m. Cây mọc ven biển hoặc trong rừng ngập mặn, thường sinh sống cùng với các cây thuộc họ Đước.

- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam

  • Mẹ/Mạ/Má
  • Bố/Bọ/Ba, tía
  • Sao thế?/ Răng rứa?/ Vậy sao?
  • Bao giờ đi/Khi mô đi/chừng nào đi

- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam

  • Hòm (vật đựng đồ dùng)/ Hòm (quan tài)/ Hòm (quan tài)

c) Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích có tác dụng gì?

Bài làm:

Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích “ Mẹ Suốt” phát huy tác dụng nhằm khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

d) Hãy tìm một số phương ngữ mà em biết.

Bài làm:

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:

  • Phương ngữ bắc (Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
  • Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
  • Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…

3. Luyện tập về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích dưới đây:

Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

- Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

- Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

- Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt…

(Kim Lân, Làng)

Bài làm:

Những lời đối thoại giữa ông Hai và bà Hai trong đoạn trích ngắn và dồn dập.

Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp. Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp: câu hỏi hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại "Gì?" Lần ba ông cũng chỉ đáp lời bà bằng một câu cụt lủn "Biết rồi". Cuộc đối thoại này giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

4. Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

- Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với người thân của mình.

- Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một ngươi bạn rất tốt.

- Dựa vào nội dung truyện ngắn Làng, hãy đóng vai ông hai kể lại câu chuyện khi nghe tin làng theo Tây và bày tỏ thái độ của ông với làng quê, đất nước và cuộc kháng chiến.

Lưu ý:

- Sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.

- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà em sẽ trình bày

- Luyện tập nói ở nhà, hình dung trước: mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào?

Bài làm:

Đề 1:

A. Mở bài: (dạng nêu kết quả trước)

  • Giới thiệu hoàn cảnh sau khi xảy ra chuyện kết hợp tả chút về cảnh(hè oi ả/ đông lành lạnh/ những cơn gió lướt qua...; cỏ cây hoa lá, cảnh vật...)
  • Nêu một chút về tâm trạng ở phần mở đầu sẽ ấn tượng hơn (tôi buồn, ân hận, day dứt...)
  • Nêu sự việc có lỗi với người thân của mình ( tại sao tôi có thể...; nói lên là người thân thế nào, tốt ra sao... để nêu bật sự hối hận)...

B. Thân bài:

  • Giới thệu hoàn cảnh xảy ra chuyện có lỗi với người thân mình(lúc ấy làm sao, giới thiệu như trên nhưng hai phần phải có sự khác biệt trong cả cách tả, kể cũng như tính chất của hoàn cảnh.
  • Diễn biến của câu chuyện (tại sao lại như thế, dần dần kể lại câu chuyện đó với thái độ ân hận, buồn...)
  • Kết quả là người ấy giận hay im lặng (nên chọn im lặng để bộc lộ nội tâm), bản thân bạn đã xử sự ntn...
  • Bộc lộ nội tâm xen trong phần kể chuyện (thái độ ân hận...)

C. Kết bài: Nêu ra (khẳng định lại) là bạn ân hận ra sao, kết quả là bây giờ tình bạn đó ra sao, điều đó để lại cho bạn suy nghĩ thế nào về người thân, về bản thân, kinh nghiêm, bài học rút ra...

Đề 2:

A. Mở bài: Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp sẽ kể

B. Thân bài: Kể lại diễn biến buổi sinh hoạt

Không khí buổi sinh hoạt

Nội dung sinh hoạt

  • Cô giáo chủ nhiệm sơ kết hoạt động tuần qua, phổ biến kế hoạch tuần tới và kiện toàn lại tổ chức lớp, Nam được cô giáo cử làm lớp trưởng.
  • Ý kiến phát biểu: có ý kiến cho rằng Nam không tốt :ích kỉ, trầm lặng...
  • Ý kiến phát biểu của em về bạn Nam: dùng lí lẽ,dẫn chứng khẳng định, thuyết phục mọi người Nam là người tốt.

Thái độ và suy nghĩ của các bạn sau lời phát biểu của em.

C. Kết bài

Rút ra bài học về cách nhìn nhận, đánh giá một con người.

D. Hoạt động vận dụng - Bài: Làng​​​​​​​

1. Trao đổi với bạn bè trong lớp về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, phát huy lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất.

(Học sinh tự thực hành tại lớp)

2. Viết một đoạn văn kể chuyện theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

Bài làm:

Bài viết tham khảo

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

- Ừ, không có gì đâu.

- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Bài: Làng

1. Sưu tầm và giới thiệu với các bạn trong lớp 1-2 truyện ngắn hoặc bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước.

2. Sưu tầm và trao đổi với cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình về một số phương ngữ nơi em sinh sống.

( Học sinh tự nghiên cứu)

Bài làm:

Những bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước:

  • Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi
  • Quê hương - Đỗ Trung Quân
  • Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
  • Quê hương - Tế Hanh
  • Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài Làng Ngữ văn 9 VNEN (ngắn gọn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status