Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Thực hành Tiếng Việt trang 34 Ngữ văn lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
Trả lời:
a.
- Ví dụ 1: Không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua
- Ví dụ 2: Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó; đối lập với ngoài
b. Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên không liên quan đến nhau.
c. Từ “trong” ở hai ví dụ trên là từ đồng âm.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
Trả lời:
a.
- cánh buồm: Vật hình tấm bằng vải, cói,…căng ở cột thuyền để hứng gió, dùng sức gió đẩy thuyền đi.
- cánh chim: bộ phận để bay của chim, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào.
- cánh cửa: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.
- cánh tay: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.
b. Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa. Các từ “cánh trên” đều được chuyển nghĩa dựa trên cơ sở một nét nghĩa chung.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
Trả lời:
- Mắt:
+ Nghĩa gốc: đôi mắt
+ Nghĩa chuyển: mắt na, mắt dứa…
- Chân:
+ Nghĩa gốc: đôi chân
+ Nghĩa chuyển: chân trời, chân núi…
- Cổ:
+ Nghĩa gốc: cái cổ
+ Nghĩa chuyển: cổ áo, cổ chai…
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trả lời
a. Câu đố này đố về con bò.
b. Từ “chín” ở đây là từ đồng âm khác nghĩa, có nghĩa là nấu chín.
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trả lời:
- Con sâu đang bò sâu dần vào chiếc ống.
- Chú Năm cho tôi năm quả trứng gà.
Câu 6 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
Trả lời
a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ “không thấy”, “có” và liệt kê “nhà, cửa, cây”.
b. Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên và quê hương, đất nước.
Câu 7 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
Trả lời:
a. Các từ láy là: rực rỡ, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì.
b. Tác dụng: Việc sử dụng từ láy góp phần diễn tả thêm sinh động hình ảnh thiên nhiên, cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
* Viết ngắn:
Đề bài (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.
Bài làm tham khảo
Ước mơ là gì mà nó lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người đặc biệt là đối với tuổi thơ của chúng ta? Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Tôi cũng có những ước mơ như thế trong suốt chiều dài tuổi thơ của mình. Tôi may mắn có một gia đình hạnh phúc và được sống trong tình yêu thương vô bờ của mẹ cha. Cha đã từng nói với tôi về trời cao, biển rộng, về những khát khao lớn lao của cuộc đời. Và tôi đã từng xin cha một chiếc “buồm trắng” để đi đến những chân trời, những bến bờ trong lời kể của cha. Lúc này, đó chính là ước mơ của tôi – ước mơ được chinh phục thiên nhiên, chinh phục những tầm cao mới. Tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé thơ mà người chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.
Chú thích:
Từ đa nghĩa là từ được in đậm.
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 bài Thực hành Tiếng Việt trang 34 - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.