Logo

Soạn Văn 6 Bài: Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 6 Bài: Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo. Hướng dẫn giải các bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn 6 chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
2.1
61 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 (Chân Trời Sáng Tạo)

Tri thức Đọc hiểu

Tìm hiểu về truyền thuyết

- Khái niệm:

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm:

Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

    + Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... 

    + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 

    + Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

    + Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

    + Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

Tri thức Tiếng việt

 Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

- Từ đơn là từ gồm có một tiếng. Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.

- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.

Ví dụ: Trong câu văn “Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm” có:

- Từ đơn: “chàng”, “không”, “nề”. 

- Từ phức gồm: 

    + Từ ghép: “gan dạ”, “nguy hiểm”.

    + Từ láy: hăng hái”.

Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó. 

Ví dụ: nghĩa của “áo quần” rộng hơn nghĩa của “áo”, “quần”, nghĩa của “áo dài” hẹp hơn nghĩa của “áo”. Nghĩa của từ láy có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó. 

Ví dụ: “nhàn nhạt”giảm nghĩa so với “nhạt”; “nhanh nhẹn” tăng nghĩa so với “nhanh”.

Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

- Khái niệm: 

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. 

- Đặc điểm:

Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.

Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “tay bắt mặt mừng” không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ “tay”, “bắt”, “mặt”, “mừng” mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vồn vã, phấn khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 Bài Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19 - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.1
61 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status