Logo

Soạn Văn 6 Bài: Tri thức ngữ văn trang 81, 82 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 6 Bài: Tri thức ngữ văn trang 81, 82 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo. Hướng dẫn giải bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn 6 chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Tri thức ngữ văn trang 81, 82​​​​​​​ Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 81, 82​​​​​​​ (Chân Trời Sáng Tạo)

Tri thức đọc hiểu

Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Tri thức Tiếng Việt

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

-  Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ (Ví dụ: “Gà gáy”; “Hoa nở”) nhưng cũng có thể là một cụm từ (Ví dụ: “Con gà nhà tôi gáy rất to”; “Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn”). 

Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

    + Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.   

    + Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.  

    + Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ rất chăm chỉ. 

- Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

+ Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ. 

Ví dụ: Gà / gáy. Có thể mở rộng thành: Con gà trống tía của nhà tôi / gáy rất to. 

            C    V                                                                   C                            V    

+ Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

Ví dụ: Chim sơn ca / đang hót.

                 C                  V 

Có thể mở rộng thành:

Những chú chim sơn ca xinh xắn / đang hót véo von trên cành.

                 C                                                   V

+ Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu

- Tác dụng:

+ Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng. 

Đó là lí do khiến chủ ngữ và vị ngữ của câu trong thực tế thường là một cụm từ.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 bài Tri thức ngữ văn trang 81, 82​​​​​​​ - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status