Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 4: Biết ơn (Ngắn gọn)

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 4: Biết ơn hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.5
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 4: Biết ơn VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 6 VNEN Bài 4: Hoạt động khởi động

Tìm câu ca dao, đồng dao, bài hát về lòng biết ơn

Bài làm:

Những câu ca dao, đồng dao, bài hát về lòng biết ơn là:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thấy

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Uống nước nhớ nguồn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Mấy ai là kẻ không thầy/ Thế gian thường nói đố mày làm nên

Con ơi ghi nhớ lời này / Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên

Ăn một bát cơm

Nhớ người cày ruộng

Ăn đĩa rau muống

Nhớ người đào ao

Ăn một quả đào

Nhớ người vun gốc

Ăn một con ốc

Nhớ người đi mò

Sang đó

Nhớ người chèo chống

Nằm võng

Nhớ người mắc dây

Đứng mát gốc cây

Nhớ người trồng trọt.

=> Theo em, bài đồng dao trên muốn nhắc nhở chúng ta phải biết nhớ ơn những người đã vất vả lao động để có được thành quả chúng ta hưởng thụ hôm nay.

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 VNEN Bài 4: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu lòng biết ơn

Câu hỏi:

  • Theo em, thế nào là biết ơn?

  • Những lời nói nào của Hoàng thể hiện sự biết ơn đối với bố?

  • Khi Hoàng nói: tôi biết có hai cách để thể hiện lòng biết ơn, đôi khi hai chữ “cảm ơn” thôi chưa đủ; theo em cách nữa mà Hoàng muốn thể hiện lòng biết ơn là gì?

  • Tại sao Hoàng lại dằn vặt về chiếc kem nhiều đến thế?

  • Nếu là Hoàng, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào khi bố đề nghị em chiêu đãi kem?

  • Hoàng rất buồn vì đã không mời bố ăn kem. Em sẽ khuyên Hoàng nên làm gì tiếp theo?

Bài làm:

  • Theo em, biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

  • Những lời nói của Hoàng thể hiện sự biết ơn đối với bố là:

    • Ôi, con cảm ơn bố

    • Ôi, con yêu bố, sướng quá.

  • Khi Hoàng nói: tôi biết có hai cách để thể hiện lòng biết ơn, đôi khi hai chữ “cảm ơn” thôi chưa đủ; theo em cách nữa mà Hoàng muốn thể hiện lòng biết ơn đó là sử dụng 2000 mua que kem “Nữ hoàng” để đãi bố.

  • Hoàng dằn vặt về chiếc kem nhiều đến thế vì Hoàng cảm thấy hổ thẹn với lòng mình, cảm thấy thật xấu hổ khi bố mua cho mình biết bao nhiêu que kem, vậy mà mình có tiền nhưng lại không mua đãi bố một que kem.

  • Nếu là Hoàng, khi nghe câu đề nghị của bố, em sẽ vui vẻ đồng ý và dùng 2000 tiêu vặt của mình để mua hai chiếc kem “Nữ hoàng”, mình một que và bố một que, hai bố con ăn kem trong niềm vui và đầy tình thương của bố con.

  • Hoàng rất buồn vì đã không mời bố ăn kem. Bởi vậy, em sẽ khuyên Hoàng nên dùng 2000 đó chạy đi mua hai que kem, về xin lỗi bố và nói với bố:  Đãng lẽ con chỉ có thể mời bố được một que kem, nhưng vì con chưa tốt, nên con tự phạt mình bằng cách dành cả hai que kem tặng bố để bố không buồn vì đứa con hư này nữa ạ.

2. Biểu hiện của lòng biết ơn

a. Quan sát hình ảnh và sau đó:

  • Hãy mô tả hành vi mà em quan sát được từ những bức ảnh

  • Theo em, các hành vi ấy thể hiện lòng biết ơn trong những tình huống nào?

  • Hãy viết một câu tựa đề thể hiện sự biết ơn phù hợp với mỗi hình ảnh.

Bài làm:

Hành vi em quan sát được từ các bức ảnh:

  • Hình 1: Tặng bông hoa đỏ tươi

  • Hình 2: Chắp tay cầu nguyện, mong ước

  • Hình 3: Trao tặng hộp quà

  • Hình 4: Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

  • Hình 5: Nắm chặt bàn tay

  • Hình 6:  Trao cho nhau cái ôm

=> Những hành vi ấy thể hiện lòng biết ơn khi muốn bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ cho mình.

b. Hãy sắp xếp các “việc làm thể hiện sự biết ơn” ở cột bên phải sao cho phù hợp với “đối tượng biết ơn” ở cột bên trái

Đối tượng biết ơn

Việc làm thể hiện sự biết ơn

1. Biết ơn “các vua Hùng đã có công dựng nước”

A. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường

2. Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã vĩ giang sơn Tổ quốc

B. Học hành tích cực, chăm ngoan

3. Biết ơn vạn vật, cây cỏ, thiên nhiên đã nuôi dưỡng con người…

C. “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

4. Biết ơn mẹ cha đã sinh thành, nuôi dạy ta khôn lớn

D. Chăm sóc gia đình thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng

5. Biết ơn thầy cô giáo

E. Phát huy, giữ gìn truyền thống tốt đẹp

6. Biết ơn truyền thống của quê hương

G. Ân cần, chăm sóc, phụng dưỡng

Bài làm:

Sắp xếp như sau:

1 – C: Biết ơn “các vua Hùng đã có công dựng nước” - “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

2 – D: Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã vĩ giang sơn Tổ quốc - Chăm sóc gia đình thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng

3 – A: Biết ơn vạn vật, cây cỏ, thiên nhiên đã nuôi dưỡng con người… - Tích cực tham gia bảo vệ môi trường

4 – G: Biết ơn mẹ cha đã sinh thành, nuôi dạy ta khôn lớn - Ân cần, chăm sóc, phụng dưỡng

5 – B: Biết ơn thầy cô giáo - Học hành tích cực, chăm ngoan

6 – E: Biết ơn truyền thống của quê hương - Phát huy, giữ gìn truyền thống tốt đẹp

3. Tìm hiểu vì sao chúng ta phải sống với lòng biết ơn

Điền vào chỗ trống ác câu dưới đây để hiểu chúng ta cần phải cảm ơn những ai, những gì và lí do biết ơn các đối tượng đó

  • Hãy cảm ơn mẹ cha, vì…………….

  • Hãy cảm ơn thầy cô, vì…………….

  • Hãy cảm ơn những người xung quanh ta, vì………………………

  • Hãy cảm ơn những người anh hùng liệt sĩ, vì……………………..

  • Hãy cảm ơn những bài ca dao, những truyện truyền thuyết, vì………………

  • Hãy cảm ơn cỏ cây hoa lá, vì……………………………………..

Bài làm:

  • Hãy cảm ơn mẹ cha vì họ là người đã sinh thành, nuôi nấng chúng ta nên người, dạy cho ta những bài học đầu tiên và luôn bảo vệ, che chở cho ta trong bất kì hoàn cảnh nào.

  • Hãy cảm ơn thầy cô vì chính thầy cô là người cung cấp kiến thức, cung cấp những bài học bổ ích để chúng em có thể bay cao, bay xa hơn nữa trên con đường tương lai của mình.

  • Hãy cảm ơn những người xung quanh ta vì chính họ là người từng ngày giúp chúng ta trưởng thành. Cảm ơn nhưng người làm tổn thương ta, bởi vì họ đã rèn luyện cho ta ý chí; cảm ơn những người lừa dối ta, bởi họ đã đem cho ta nhiều bài học và kinh nghiệm và cũng không quên cảm ơn những người bao dung, độ lượng, tốt tính …. để giúp ta có trái tim ấm áp và biết yêu thương…

  • Hãy cảm ơn những người anh hùng liệt sĩ, vì chính họ đã chấp nhận bỏ đi tính mạng của mình để bảo vệ quê hương đất nước, để có được nền hòa bình, độc lập như ngày hôm nay.

  • Hãy cảm ơn những bài ca dao, những truyện truyền thuyết, vì nhờ đó mà ta mới biết được cội nguồn của mình, biết được những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

  • Hãy cảm ơn cỏ cây hoa lá vì chính nó đã nuôi dưỡng con người mình.

4. Thái độ của em

a. Ứng xử tình huống

Tình huống:

Lan là bạn thân của em. Em giúp đỡ bạn ấy rất nhiều trong cuộc sống và học tập. Nhưng không hiểu vì sao, khoảng một tháng nay, Lan luôn lảng tránh em không muốn gặp nhau, sau đó lại còn nói xấu em…

Câu hỏi:

  • Em suy nghĩ về Lan và em sẽ ứng xử với Lan như thế nào?

Bài làm:

Em nhận thấy Lan làm như vậy là không đúng. Lan không biết ơn đến việc mình đã giúp đỡ bạn ấy mà con nói xấu mình với mọi người. Trong trường hợp này, mình sẽ gặp và nói chuyện với Lan và hỏi rõ nguyên nhân dẫn đến những hành động của Lan gần đây đối với mình.

b. Bày tỏ ý kiến của bản thân

Đọc và suy ngẫm nội dung câu chuyện sau: “Vô ơn” (trang 35 sgk)

Câu hỏi:

  • Cô gái trong câu chuyện trên đã ứng xử với chàng trai như thế nào khi có được  đôi mắt sáng?

  • Chàng trai đã ứng xử thế nào khi cô gái từ chối lời cầu hồn?

  • Em có nhận xét gì về các nhận vật trong câu chuyện trên?

Bài làm:

Cô gái trong câu chuyện trên đã từ chối và không giữ lời hứa của mình khi cô có được đôi mắt sáng.

Khi bị từ chối lời câu hôn, chàng trai đã buồn bã ra đi trong nước mắt và sau đó chỉ viết thư về cho cô gái với một dòng chữ “Hãy giữ gìn và chăm sóc đôi mắt của anh”.

Qua câu chuyện trên em nhận thấy, cô gái là người không biết ơn, là người phản bội, chỉ vì chàng trai bị mù mà cô đã trở mặt, không thực hiện lời hứa. Còn chàng trai là người quá tốt, khi cô gái mù thì chăm sóc cho cô ấy và sẵn sàng hiến dâng cả đôi mắt cho cô ấy để cô ấy được nhìn thấy ánh sáng, ấy vậy mà anh bị từ chối lời cầu hôn và ra đi trong buồn bã.

Giải VNEN GDCD 6 Bài 4: Hoạt động luyện tập

1. Tìm hiểu lòng biết ơn qua bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác: nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn) và trả lời những câu hỏi sau:

  • Trong bài hát, có những cụm từ chỉ sự biết ơn đất nước, quê hương Việt Nam của các thế hệ đi sau đối với những người anh hùng như Võ Thị Sáu. Em hãy chọn ra những cụm từ chỉ thái độ, việc làm biết ơn đó.

  • Em có cảm xúc gì khi nghe bài hát này?

  • Vì sao chúng ta biết ơn chị Võ Thị Sáu?

Bài làm:

- Những cụm từ chỉ thái độ, việc làm biết ơn trong bài “ Biết ơn chị Võ Thị Sáu” là:

  • Thôn nhóm vẫn nhắc người anh hùng

  • Đời sau vẫn còn nhắc nhở

  • Sông núi đất nước ơn người anh hùng dù chết vẫn không lùi bước

  • Tôi đến hát trước  nấm mồ chôn sâu….

- Khi nghe bài hát này em vừa cảm thấy xúc động, vừa cảm thấy tự hào khi có những người con Việt Nam bất khuất và kiên cường để bảo vệ tổ quốc đến như vậy. Đó là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

- Chúng ta phải biết ơn chị Võ Thị Sáu vì chị ấy đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đất nước Việt Nam. Một phần sự hi sinh của chị đã góp phần tạo nên đất nước hòa bình và tươi đẹp như ngày hôm nay. Bởi vậy, chúng ta được sống trong thời hòa bình, cơm no áo ấm, chúng ta phải biết ghi nhớ công lao to lớn của chị Võ Thị Sáu cũng như các anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập đất nước.

2. Tìm hiểu các nhóm hành vi, thái độ và việc làm thể hiện lòng biết ơn

Thông qua các hoạt động ở phần B, chúng ta đã biết nhiều cách thể hiện lòng biết ơn. Các em hãy đọc lại các cách dưới đây, sau đó lựa chọn sao cho phù hợp với những bức hình ở phía dưới.

  • Trao gửi lời nói: cảm ơn, lời nói thể hiện thái độ cảm xúc, đọc thơ, hát những  bài bày tỏ lòng biết ơn.

  • Trao gửi văn bản: gửi thiệp cảm ơn, thư cảm ơn, bài thơ, bài viết,  bài hát về lòng biết ơn.

  • Trao gửi cử chỉ: ánh mắt nhìn biết ơn,  cái bắt tay ấm áp, cái ôm đáp nghĩa, nụ hôn yêu thương, tay đặt lên trái tim mình, cúi đầu cảm tạ…

  • Trao gửi kỉ vật: bó hoa, quà lưu niệm, kỉ vật và cả những món quà có giá trị sử dụng,…

  • Thực hiện việc làm trực tiếp: hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người thân bảo vệ môi trường, phát huy truyền thống của quê hương đất nước.

  • Thực hiện các nghi lễ, giỗ chạp, thăm viếng: lễ tạ ơn, cúng bái vào các ngày giỗ, thăm viếng những lời thờ tự…

(Hình ảnh trang 36, 37 sgk)

Bài làm:

  • Hình 1: Thực hiện việc làm trực tiếp: hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người thân bảo vệ môi trường, phát huy truyền thống của quê hương đất nước.

  • Hình 2: Trao gửi kỉ vật: bó hoa, quà lưu niệm, kỉ vật và cả những món quà có giá trị sử dụng,…

  • Hình 3: Trao gửi cử chỉ: ánh mắt nhìn biết ơn,  cái bắt tay ấm áp, cái ôm đáp nghĩa, nụ hôn yêu thương, tay đặt lên trái tim mình, cúi đầu cảm tạ…

  • Hình 4: Trao gửi lời nói: cảm ơn, lời nói thể hiện thái độ cảm xúc, đọc thơ, hát những  bài bày tỏ lòng biết ơn.

  • Hình 5: Trao gửi văn bản: gửi thiệp cảm ơn, thư cảm ơn, bài thơ, bài viết,  bài hát về lòng biết ơn.

  • Hình 6: Thực hiện các nghi lễ, giỗ chạp, thăm viếng: lễ tạ ơn, cúng bái vào các ngày giỗ, thăm viếng những lời thờ tự…

3. Thảo luận, phân biệt hành vi biết ơn và không biết ơn

a. Hãy đánh dấu việc làm thể hiện sự biết ơn, việc làm không thể hiện sự biết ơn vào cột tương ứng. Giải thích tại sao?

Việc làm

Biết ơn

Không biết ơn

Giải thích

1. Phụ giúp mẹ nấu cơn sau khi đi học về

 

 

 

2. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở trường, địa phương

 

 

 

3. Chỉ cần nhớ đến công lao người đã giúp đỡ mình là đủ

 

 

 

4. Trong lòng thấy biết ơn bố mẹ nhưng không chịu làm việc gì để giúp bố mẹ

 

 

 

5. Không nghe lời bố mẹ, thường xuyên bỏ học đi chơi

 

 

 

6. Nói năng vô lễ với thầy cô giáo

 

 

 

7. Làm ơn cho người khác thì nhất định người đó phải trả ơn mình

 

 

 

8. Vừa nấu cơm cho mẹ, vừa lầu bầu khó chịu, vùng vằng, “đá thùng đụng nia”, cãi lại, …

 

 

 

9. Đến thăm các thầy, cô giáo cũ vào ngày 20/11

 

 

 

Bài làm:

Việc làm

Biết ơn

Không biết ơn

Giải thích

1. Phụ giúp mẹ nấu cơn sau khi đi học về

X

 

Vì bố mẹ có công lao sinh thành và nuôi dưỡng ta vất vả, vì vậy, ta hãy giúp đỡ cho bố mẹ những công việc trong khả năng của mình.

2. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở trường, địa phương

X

 

Vì sự hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước mới giúp chúng ta có ngày hôm nay. Bởi vậy, chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn về điều đó.

3. Chỉ cần nhớ đến công lao người đã giúp đỡ mình là đủ

 

X

Vì chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay là dựa vào công sức lao động của biết bao nhiêu người kể cả thời bình lẫn thời chiến. Vì vậy, chúng ta không chỉ biết ơn đến người giúp đỡ mình mà còn biết ơn những người đã có công trong việc xây dựng quê hương, đất nước…

4. Trong lòng thấy biết ơn bố mẹ nhưng không chịu làm việc gì để giúp bố mẹ

 

X

Vì bổn phận con cái là phải biết ơn công lao của bố mẹ, phải biết thể hiện sự biết ơn đó bằng những hành động cụ thể. Đôi khi, chỉ cần những việc làm nhỏ thôi cũng khiến bố mẹ ấm áp và vui lòng.

5. Không nghe lời bố mẹ, thường xuyên bỏ học đi chơi

 

X

Vì bố mẹ đã nuôi dưỡng và cố gắng tạo điều kiện cho chúng ta ăn học để trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, khi chúng ta bỏ học đi chơi nghĩa là chúng ta không biết ơn đến công lao của bố mẹ.

6. Nói năng vô lễ với thầy cô giáo

 

X

Vì  thầy cô giáo là người cha, người mẹ thứ hai giúp chúng ta có nhiều kiến thức để có một tương lai tươi sáng. Vậy mà chúng ta lại hỗn với thầy cô chứng tỏ chúng ta không biết ơn công lao thầy cô.

7. Làm ơn cho người khác thì nhất định người đó phải trả ơn mình

 

X

Vì người biết ơn họ sẽ chẳng bao giờ đòi người khác phải trả ơn.

8. Vừa nấu cơm cho mẹ, vừa lầu bầu khó chịu, vùng vằng, “đá thùng đụng nia”, cãi lại, …

 

X

Vì nếu chúng ta biết ơn, chúng ta sẽ nghĩ được mẹ đã làm lụng vất vả kiếm tiền nuôi mình ăn học, mình nên giúp đỡ mẹ trong sự vui vẻ. Còn việc làm này thể hiện sự miễn cưỡng, khó chịu.

9. Đến thăm các thầy, cô giáo cũ vào ngày 20/11

X

 

Vì người xưa đã có câu “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” bởi vậy thầy cô cũ cũng là người đã từng truyền kiến thức cho mình, mình phải ghi nhớ công ơn của thầy cô.

b. Đọc và phân tích ý nghĩa của các câu sau:

  • Ân trả, nghĩa đền

  • Ăn cháo, đá bát

  • Uống nước, nhớ nguồn

  • Qua cầu, rút ván

  • Lấy ân báo oán

  • Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi

Bài làm:

  • Ân trả, nghĩa đền: Nghĩa là báo đáp sòng phẳng, có ân thì trả ân, có nghĩa thì đền nghĩa.

  • Ăn cháo, đá bát: Phê phán người khi được người khác giúp đỡ nhưng lại vô ơn, thậm chí phản lại người đã giúp mình.

  • Uống nước, nhớ nguồn: khi ta được kế thừa và hưởng thụ bất kỳ thứ gì, điều gì , ta không thể quên đi công lao, sức lực của những người đã tạo ra nó để ta được hưởng thụ như ngày hôm nay.

  • Qua cầu, rút ván: Câu phê phán những con người vô lương tâm, nhận được sự giúp đỡ rồi thì lại lật mặt và lại làm những điều ko tốt sau đó, đáp trả lại công sơn đó bằng những hành động trái ngược hoàn toàn, những hành động xấu xa.

  • Lấy ân báo oán: Nghĩa là mặc dù có thù oán với nhau nhưng nó lại được giải quyết bằng sự cứu giúp, có ân

  • Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi: Câu khuyên chúng ta cần nhớ ơn những người đối xử tử tế với mình

c. Hãy viết một đoạn văn khoảng 500 chữ ca ngợi lối sống với lòng biết ơn và lên án lối sống vô ơn

Bài làm:

Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.

Hay ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người. Và còn nhiều hành động, cử chỉ, việc làm thiết thực khác thể hiện sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, xã hội cũng tồn tại những người có lối sống vô ơn đáng lên án và phê phán. Ngày nay, đối với nhiều người, nhiều khi miệng nói cám ơn, nhưng lòng lại… vô ơn. Họ không quan tâm trước đây người ta đã giúp đỡ mình như thế nào, họ quên luôn người giúp mình, thậm chí còn phản phúc. Vì vậy, người ta thường hay ví von là "ăn cháo đã bát". Họ không chỉ khiến cho người "làm ơn" buồn, thất vọng, cảm thấy bị lợi dụng, mà lòng vô ơn còn khiến cho người ta nhận thấy sự non trẻ, thiếu trưởng thành… Có thể nói, sự vô ơn đang dần trở thành một căn bệnh vô cùng đáng sợ của thời đại mà chúng ta đang sống. Vô ơn, bạc nghĩa chính là một trong những dấu hiệu suy thoái đạo đức của con người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết quý trọng công sức mà người khác, thể hiện lòng biết ơn của mình cũng như góp phần làm xã hội văn minh hơn.

4. Hành động biết ơn của em

Hãy thảo luận về những hành vi và việc làm bày tỏ lòng biết ơn của mình trong tình huống sau:

  • Nhóm 1: Khi ông bà hoặc bố mẹ bị ốm và họ trở nên rất khó tính?

  • Nhóm 2: Khi nghe tin thầy giáo hoặc cô giáo nghỉ dạy vì bị ốm

  • Nhóm 3: Với một người không quen biết tình cờ giúp em trên đường đến trường khi em bị một nhóm bạn bắt nạt?

  • Nhóm 4: Khi em có người bạn luôn giúp đỡ em học bài, giảng bài cho em hiểu và chia sẻ khó khăn với em?

Bài làm:

Nhóm 1: Khi ông bà hoặc bố mẹ bị ốm và họ trở nên rất khó tính?

=> Trong lòng em cảm thấy rất buồn, nhưng em vẫn luôn quan tâm, chăm sóc và tạo niềm vui, tiếng cười để ông bà hoặc bố mẹ cảm thấy thoải mái trong người hơn để nhanh chóng khỏi bệnh. Động viên ông bà hoặc bố mẹ cố gắng ăn nhiều và uống thuốc đầy đủ để khỏe trở lại.

Nhóm 2: Khi nghe tin thầy giáo hoặc cô giáo nghỉ dạy vì bị ốm

=>Lúc nghe tin thầy giáo hoặc cô giáo nghỉ dạy vì ốm em cảm thấy rất buồn, em sẽ nhắn tin hỏi thăm tình hình sức khỏe của cô. Sau đó, cuối buổi học, em rủ các bạn cùng lớp mua cân hoa quả đến thăm cô.

Nhóm 3: Với một người không quen biết tình cờ giúp em trên đường đến trường khi em bị một nhóm bạn bắt nạt?

=> Sau khi được giúp đỡ, em vòng tay cúi đầu cảm ơn người đó. Em có thể hỏi thăm về tên và địa chỉ của người đó…

Nhóm 4: Khi em có người bạn luôn giúp đỡ em học bài, giảng bài cho em hiểu và chia sẻ khó khăn với em?

=> Em sẽ cảm ơn bạn, em sẽ đối xử tốt với bạn, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn, cố gắng giúp đỡ bạn những việc mình có thể làm.

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 6 Bài 4: Hoạt động vận dụng

1. Thực hành nói lời cảm ơn

Hãy quan sát lại hành vi của bản thân mình trong ngày, trong tuần. Liệu em có lúc nào đã quên nói lời cảm ơn với người đã mang lại cho mình điều gì đó, dù là nhỏ nhất chưa? Em sẽ khắc phục điều này như thế nào?

Bài làm:

Trong cuộc sống, có những lúc em cảm thấy mình đã quên nói lời cảm ơn với những người đã đem lại cho mình điều gì đó, dù là nhỏ nhất. Ví dụ như:

  • Em quên cảm ơn cô chú thu gom rác

  • Em quên cảm ơn bác bảo vệ ở trường trông xe cho em

  • Em quên cảm ơn khi người bán hàng trao hàng cho mình…

Để khắc phục điều đó, em luôn cố gắng nói lời “cảm ơn” đối với những hoạt động và lời nói hằng ngày. Em không ngại gửi đi những lời cảm ơn bởi mỗi lời “cảm ơn” gửi đi đều mang lại niềm vui cho bản thân mình.

2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn

Để thể hiện lòng biết ơn bằng hành động cụ thể với những người thân yêu trong  gia đình hoặc  với những người có công với đất nước, em sẽ làm gì từ khả năng của mình.

  • Hãy chỉ ra một số công việc cụ thể mà em đã thực hiện

  • Làm thế nào để thực hiện tốt hơn các công việc đó?

  • Khi làm em có cảm thấy thoải mái không hay cảm thấy khó chịu?

Bài làm:

Một số công việc cụ thể hiện lòng biết ơn đối với những người thân yêu trong gia đình hoặc với những người có công với đất nước là:

  • Thăm hỏi, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng

  • Thắp nến tri ân tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27/7

  • Giúp bố mẹ làm việc nhà, chơi với em

  • Cảm ơn người khác khi họ giúp đỡ hoặc cho mình quà.

  • Thăm hỏi cô giáo khi cô giáo ốm

  • Mời tăm, mời nước ông bà bố mẹ sau bữa cơm….

=> Khi làm những công việc đó em cảm thấy rất thoải mái và vui vẻ. Em hi vọng mình có thể làm được nhiều hoạt động hơn nữa để thể hiện sự biết ơn của mình.

3. Làm tập san: “Uống nước nhớ nguồn”

4. Làm quà tặng

Em hãy làm một món quà nhỏ để tặng những người đã giúp đỡ mình (người thân, thầy cô giáo, bạn bè…) vào các ngày đặc biệt như sinh nhật, lễ, tết.

Bài làm:

Em có thể làm một số món quà nhỏ như:

  • Một chiếc thiệp

  • Một bông hoa gấp bằng giấy

  • Một chiếc lọ hoa bằng ống nhựa

  • Một hộp quà

  • Một lọ điều ước….

Giải VNEN GDCD lớp 6 Bài​​​​​​​ 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm

Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, bài hát về lòng biết ơn. Qua việc sưu tầm đó, em học được những gì?

Bài làm:

Các câu tục ngữ, ca dao, bài hát về lòng biết ơn:

  • Uống nước nhớ nguồn

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

  • Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi

  • Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Gắng công mà học có ngày thành danh

  • Con ơi ghi nhớ lời này/ Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên

2. Suy ngẫm

  • Làm thế nào để ghi nhận được công lao của người khác dành cho mình?

  • Vì sao người sống ích kỉ thường ít thể hiện lòng biết ơn?

Bài làm:

Để ghi nhận công lao của người khác dành cho mình trước hết mình phải cúi đầu và cảm ơn họ. Bởi những lúc mình gặp khó hăn đã có họ giúp đỡ. Sau nữa, ta tìm cách báo đáp công ơn của họ bằng những hành động thiết thực khi có cơ hội.

Người sống ích kỉ thường ít thể hiện lòng biết ơn vì với những người sống ích kỉ họ luôn sống cho bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, họ không giúp đỡ, hỗ trợ người khác mà chỉ muốn vun vén những tư lợi cho bản thân mà thôi. Chính điêu đó đã khiến họ xa lánh với tập thể, với xã hội. Bản tính xấu của họ cũng không được nhiều người đồng tình và giúp đỡ. Do vậy, họ ít thể hiện lòng biết ơn, hay nói cách khác là khó có cơ hội để thể hiện lòng biết ơn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 4: Biết ơn sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status