Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 6: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.
Trao đổi cảm nhận của em khi tham gia giao thông
a. Em thường đến trường (hoặc được bố mẹ đưa đi) bằng cách (phương tiện) nào?
Đi bộ
Đi bằng xe đạp
Đi bằng xe máy
Đi bằng ô tô
Đi bằng thuyền (ghe)
Phương tiện khác
b. Khi đi trên đường, em quan sát thấy mọi người đi như thế nào? Có giống các hình ảnh dưới đây không. Em có cảm nhận gì khi tham gia giao thông như thế này?
Bài làm:
a. Mỗi ngày bố hoặc mẹ thường đưa em đến trường bằng xe máy.
b. Em sinh sống ở thành phố nên, mỗi ngày đi học, em thường chứng kiến cảnh tắc đường, cảnh xe chen chúc nhau đi và thậm chí cả những người vượt đèn xanh, đèn đỏ và chen lẫn trên vỉa hè.
Khi chứng kiến những hành vi đó em cảm thấy rất buồn vì nhiều người không có ý thức tham gia giao thông và em cũng lo ngại về sự an toàn cho những người đó bởi họ rất dễ xảy ra tai nạn.
I. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông
Qua hình ảnh và thông tin trên, theo em có những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông và nguyên nhân nào là phổ biến?
Tại nạn giao thông dẫn đến những hậu quả gì?
Bài làm:
Những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là:
Ý thức của người tham gia giao thông kém
Việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông của người dân còn hạn chế
Điều khiển phương tiện sau khi uống bia, rượu
Phương tiện giao thông gia tăng.
Nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, xuống cấp...
=> Theo em, nguyên nhân phổ biến là ý thức của người tham gia giao thông kém. Họ luôn coi thường pháp luật và coi thường tính mạng của người khác và của bản thân.
Tai nạn giao thông dẫn đến những hậu quả:
Gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người
Làm hư hỏng phương tiện và các tài sản khác (nhà cửa, đường xá...)
2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
Tại sao mỗi chúng ta cần tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông?
Em và người thân đã tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông như thế nào?
Bài làm:
Chúng ta cần tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông vì để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác. Đồng thời đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông.
Em và người thân đã tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông:
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Không đi xe hàng hai, hàng ba
Đi xe đạp không mang ô dù...
II. Các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn và văn hóa tham gia giao thông
1. Tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với người đi bộ
Sau đây là một số quy định của pháp luật đối với người đi bộ. Em hãy đọc và quan sát bức ảnh ở dưới. Theo quy định này, những vị trí nào trong bức ảnh là dành cho người đi bộ hoặc người đi bộ có thể đi?
Bài làm:
Những vị trí trong bức ảnh là dành cho người đi bộ hoặc người đi bộ có thể đi:
Hình 1: lề đường bên phải
Hình 2: Vạch kẻ đường màu trắng.
2. Tìm hiểu những quy định của pháp luật dành cho người đi xe mô tô, xe gắn máy
Hãy đọc Điều 30 luật giao thông đường bộ (2008) và trả lời câu hỏi phía dưới các ảnh.
Hãy chỉ ra những hành vi đúng và chưa đúng của những người tham gia giao thông trong các bức ảnh trên.
Theo em, họ đã vi phạm khoản nào, điều nào của Luật Giao thông đường bộ?
Bài làm:
Tất cả các hành vi trong các bức ảnh trên đều chưa đúng khi tham gia giao thông trong các bức ảnh trên.
Ảnh 1: Học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang
Ảnh 2: Đi xe máy chở đồ cồng kềnh
Ảnh 3: Học sinh đi xe máy chở hai, ba người, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang
Ảnh 4: Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, sử dụng xe máy để kéo người đi xe đạp
Theo em họ đã vi phạm Luật giao thông đường bộ tại Điều 30 về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
3. Tìm hiểu những quy định của pháp luật dành cho người xe đạp, người điều khiển xe thô sơ
a. Quan sát những bức ảnh dưới đây, sau đó chỉ ra các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ của những người trong ảnh.
Bài làm:
Những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ của những người trong ảnh là:
Ảnh 1: Đi xe không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định
Ảnh 2: Đi xe không đội mũ bảo hiểm, đi xe dàn hàng ngang
Ảnh 3: Đi xe đạp dàn hàng ngang
Ảnh 4: Đi xe dàn hàng ngang, sử dụng ô
Ảnh 5: Đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh.
Ảnh 6: Hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông
4. Tìm hiểu những ý định của pháp luật về an toàn giao thông đường sắt
Hãy đọc các quy định sau của Luật Đường sắt (2017), sau đó chỉ ra những điều sai phạm trong các bức ảnh ở dưới.
Bài làm:
Những điều sai phạm trong các bức ảnh trên là:
Hình 1: Chăn thả động vật trên đường sắt
Hình 2: Đi, đứng, năm, ngồi trên đường sắt
Hình 3: Đưa đầu ra ngoài thành toa xe đầu máy
Hình 4: Ném đất đá hoặc các vật khác lên tàu.
5. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy
Em hãy quan sát các bức ảnh và phân tích những điều làm đúng và chưa làm đúng của người tham gia giao thông đường thủy
Bài làm:
Hình | Việc làm đúng | Việc làm sai |
Hình 1 | Mặc áo phao | Không ngồi ngay ngắn |
Hình 2 | Ngồi ngay ngắn | Không mặc áo phao |
Hình 3 | Ngồi ngay ngắn Mặc áo phao |
|
Hình 4 |
| Không mặc áo phao Không ngồi ngay ngắn |
6. Tìm hiểu biển báo hiệu giao thông thông dụng
7. Tìm hiểu văn hóa tham gia giao thông
a. Các bức ảnh sau đây mô tả môt số hành vi tham gia giao thông. Em hãy trao đổi với bạn ý kiến của mình khi nhìn thấy những hình ảnh này.
Bài làm:
Những hành vi tham gia giao thông:
Hình 1: Em bé dắt bà cụ sang đường
Hình 2: Nữ cảnh sát dắt ông cụ qua đường
Hình 3: Ông cụ đứng trên xe bus
Hình 4: Bạn thanh niên nhường ghế cho bà bầu.
=> Em thấy những hành động như nhường ghế cho bà bầu, dắt cụ già qua đường là những hành vi ứng xử có văn hóa. Ngược lại, hành động bạn trẻ để cụ già đứng đó mà không nhường ghế cho cụ là hành vi thiếu văn hóa, sống chỉ nghĩ cho riêng mình.
b. Nhóm hãy trao đổi về những hành vi ứng xử có văn hóa và không có văn hóa mà em nhìn thấy khi tham gia giao thông, sau đó điền nội dung thảo luận vào bảng dưới đây:
STT | Hành vi có văn hóa | Hành vi không có văn hóa |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
|
|
Bài làm:
STT | Hành vi có văn hóa | Hành vi không có văn hóa |
1 | Giúp đỡ người đi đường khi bị gặp tai nạn | Khạc nhổ khi đang đi trên đường |
2 | Dắt em nhỏ đi qua đường | Không nhường chỗ ngồi cho người già |
3 | Cứu trẻ em bị đuối nước khi đi thuyền | Chen lẫn nhau đi trên đường khi ùn tắc giao thông |
4 | Nhặt giúp đồ của người đi đường đánh rơi | Đi xe đạp hàng ba, hàng tư giành phần đường của người khác. |
1. Đố bạn
Theo em, các biển báo sau đưa ra thông tin gì? (ảnh trang 57 sgk)
Bài làm:
Thông tin của các biển báo trên đưa ra là:
Hình 1: Biển báo cấm xe mô tô
Hình 2: Biển báo cấm bóp còi
Hình 3: Biển báo đường hai chiều
Hình 4: Biển báo nguy hiểm trẻ em
Hình 5: Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Hình 6: Biển báo cấm ô tô khách và ô tô tải
Hình 7: Biển báo nguy hiểm công trường
Hình 8: Biển báo tốc độ tối đa cho phép
Hình 9: Biển báo đường trơn
2. Bình luận
Trong ảnh, bạn trai không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ mà vượt đèn đỏ để đi tiếp
Theo em, tại sao bạn trai này lại không tuân thủ Luật giao thông? Hãy phỏng đoán tất cả những nguyên nhân có thể
Nếu là em trong tình huống này, em có hành động vì nguyên nhân đó không? Vì sao?
Bài làm:
Theo em bạn trai trong bức ảnh không tuân thủ luật giao thông có thể vì một số nguyên nhân sau:
Do bạn đang vội vì sợ muộn giờ vào lớp
Do đoạn đường vắng không có người qua lại
Do đoạn đường đó vắng lại không có công an
Do bạn cố ý vượt đèn đỏ, không chấp hành luật an toàn giao thông
Nếu là em trong tình huống này em sẽ không vì những nguyên nhân đó mà vượt đèn đỏ. Vì thực hiện tốt luật an toàn giao thông là để bảo đảm sự an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.
3. Nhận xét hành vi tham gia giao thông
Chỉ ra các lỗi vi phạm của những người tham gia giao thông trong các bức ảnh dưới đây
Hãy viết một đoạn văn khoảng 600 chữ thể hiện thái độ của mình đối với các hiện tượng này
Bài làm:
Các lỗi vi phạm của những người tham gia giao thông trong các bức ảnh trên là:
Hình 1: Trèo qua hàng chắn để đi qua đường
Hình 2: Chạy sang đường mà không có tín hiệu xin phép
Hình 3: Ngồi trên toa tàu khi tàu đang chạy
Hình 4: Dàn hàng ngang đi trên đường
Hình 5: Thuyền chở quá người quy định, không mặc áo phao, không ngồi ngay ngắn
Hình 6: Đu bám ngoài toa tàu, ló đầu ra bên ngoài thành toa tàu.
Đoạn văn thể hiện thái độ của mình đối với các hiện tượng này:
Ngày nay xã hội phát triển thì nhu cầu về cơ sở vật chất của con người ngày càng tăng. Đối với chuyện đi lại cũng thế, ngày nay nhu cầu đi lại ngày càng nhiều. Chính vì thế mà tình trạng gia thông ngày nay khá phức tạp.
Mỗi ngày, chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông. Cho đến nay, con người vẫn đang lo mải mê chạy với lợi danh, với đồng tiền mà nhiều lúc coi thường đi tính mạng của bản thân mình cũng như của bao người xung quanh. Có thể nói, chỉ vì một phút nhanh, một phút ẩu mà chúng ta đã phải gánh chịu hậu quả đến mãi sau này, đó là cảnh mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, có người sau tai nạn phải sống thực vật, có người vĩnh viễn mất đi đôi chân… và đáng thương nhất chính là những nạn nhân của vụ tai nạn. Đau lòng biết mấy khi có những vụ tai nạn cả làng đầy tang thương khi tai nạn cướp đi cả chục mạng người, có gia đình từ đám vui bỗng chốc ba bốn người mất vì tai nạn giao thông…
Có thể nói, chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Những thiệt hại không đáng có ấy đang dần ám ảnh người dân không chỉ trong nước mà còn cả những du khách nước ngoài. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời là nhiều người tham gia giao thông quá kém. Vì nhanh một phút họ sẵn sàng chạy băng qua đường trong khi xe cộ chạy tấp nập, họ sẵn sàng vượt rào chắn để qua đường, họ xem tàu hỏa như một thứ đồ chơi có thể đu bám lên nó, họ xem chiếc thuyền như chiếc áo phao khổng lồ không bao giờ chìm mà có thể chất lên hàng chục, hàng trăm người….Qủa thực, rất đáng buồn cho tình trạng giao thông Việt Nam hiện nay.
Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Qủa thực, nguyên nhân biện pháp để hạn chế tai nạn giao thông đã được báo đài nhắc rất nhiều lần. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần nào đó mà thôi, cái chính là ở thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Ngoài ra, cần sự nỗ lực, cố gắng chung tay của cả cộng đồng, của các cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.
Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.
4. Tuân thủ Luật giao thông
Quan sát hai bức tranh dưới đây, và chỉ ra những người tham gia giao thông đã thực hiện các quy định của pháp luật giao thông như thế nào?
Bài làm:
Quan sát hai bức tranh trên em thấy, người tham gia giao thông ở hai bức tranh đều đã chấp hành các quy định về an toàn giao thông, mỗi người đi đúng làn đường quy định, người đi xe máy đội mũ bảo hiểm đầy đủ.
1. Hành động của em
Nếu em biết người thân vi phạm Luật giao thông (vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi dàn hàng ngang…) em sẽ làm gì?
Bài làm:
Khi biết người thân vi phạm Luật giao thông, em sẽ nhắc nhở mọi người không nên làm như vậy. Bởi nó vừa vi phạm pháp luật vừa không đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh. Vì vậy, chúng ta nên thực hiện đúng luật để an toàn cho mình và góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
2. Trao đổi với cha mẹ, người thân
3. Xây dựng kế hoạch hành động
Học sinh cần làm gì trước thực trạng mất trật tự, an toàn giao thông hiện nay?
Các em hãy xây dựng kế hoạch hành động góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, góp phần cho cuộc sống xa hội tươi đẹp hơn.
Bài làm:
Trước thực trạng mất trật tự, an toàn giao thông hiện nay, học sinh cần phải tự nâng cao ý thức của bản thân mình, hiểu được tác hại của vi phạm luật giao thông từ đó có những hành vi đúng theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, đèn xanh mới được sang đường, không đi xe đạp dàn hàng ngang,… Ngoài ra, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ATGT cho các bạn học sinh trong trường thường xuyên vào thời điểm đầu năm học, các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa... Tổ chức tuyên truyền và vận động những người xung quanh mình thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
1. Tìm hiểu về tín hiệu giao thông
Hãy tìm hiểu các tín hiệu biển báo giao thông khác mà em chưa được học trên lớp, sau đó chia sẻ điều này với các bạn.
Bài làm:
Một số biển báo giao thông mà em biết:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 6: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.