Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 7: Cuộc sống hòa bình

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 7: Cuộc sống hòa bình hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 7: Cuộc sống hòa bình VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 6 VNEN Bài 7: Hoạt động khởi động

Tìm hiểu ý nghĩa của lời ca và cảm nhận giai điệu bài hát

b. Trả lời câu hỏi:

  • Nội dung của bài hát nói lên điều gì?

  • Tâm trạng của em như thế nào khi hát hoặc nghe bài hát này.

Bài làm:

  • Nội dung của bài hát "Trái đất này là của chúng mình" là: Bài hát muốn nói với tất cả chúng ta rằng, Trái đất là của chung tất cả mọi người. Chúng ta cung chung sống trên trái đất, chúng ta cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Đồng thời, cũng cần bảo vệ trái đất để nó luôn xanh tươi.

  • Khi nghe hoặc hát bài hát này, em cảm thấy rất vui tươi, yêu đời và càng thêm yêu quý trái đất hơn.

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 VNEN Bài 7: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu quan niệm về cuộc sống hòa bình

Đọc thông tin, sau đó thảo luận trả lời các câu hỏi:

  • Hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của cuộc sống hòa bình?

  • Đối lập với cuộc sống hòa bình là gì?

Bài làm:

Biểu hiện cụ thể của cuộc sống hòa bình:

  • Không có bạo lực, chiến tranh

  • Biết lắng nghe, biết chấp nhận, có sự công bằng và giao tiếp thân thiện

  • Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn...

Đối lập với cuộc sống hòa bình là chiến tranh

2. Tìm hiểu về giá trị của cuộc sống hòa bình

a. Chia sẻ trải nghiệm về sự bình yên và bất an

  • Hãy nghĩ về những giây phút em cảm thấy thảnh thơi, thư giãn, không lo lắng hay buồn phiền gì. Khi nào em thường có cảm giác đó?

  • Hãy nghĩ về những giây phút mà em cảm thấy rồi bời, tức giận, bất an trong lòng. Khi nào em thường có cảm giác đó? Hãy chia sẻ điều đó với cả lớp

b. Tìm hiểu nguyên nhân của sự không bình yên trong em

Điều gì dưới đây hay làm các em cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bất an, khó chịu? (Hãy đánh dấu x vào ô chỉ mức độ phù hợp với em, và em có thể điền thêm các nội dung khác chưa có trong bảng).

Tình huống/ cảm xúc/ suy nghĩ

Luôn luôn

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1. Chưa hoàn thành bài tập

 

 

 

2. Chưa hoàn thành nhiệm vụ được bố mẹ/ thầy cô/ tập thể lớp giao

 

 

 

3. Bị điểm kém

 

 

 

4. Giáo viên yêu cầu mời bố mẹ đến gặp

 

 

 

5. Vi phạm nội quy trường lớp

 

 

 

6. Bị bố mẹ/ thầy cô mắng oan

 

 

 

7. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn

 

 

 

8. Bố mẹ bất hòa

 

 

 

9. Thấy mình không bằng bạn bè

 

 

 

10. Nói dối, sợ bị phát hiện

 

 

 

11. Qúy bạn nhưng bạn không quý lại

 

 

 

12. Bị bạn giận, hiểu nhầm/ xa lánh

 

 

 

13. Bị bạn bắt nạt

 

 

 

14. Ganh tỵ với bạn

 

 

 

15. Giận dỗi với bạn

 

 

 

16. Không thực hiện được điều mình mong muốn

 

 

 

17. Bố mẹ kì vọng quá cao về mình

 

 

 

18. Áp lực học tập nặng nề.

 

 

 

19. Khác...

 

 

 

Bài làm:

a. 

Những giấy phút em cảm thấy thảnh thơi, thư giãn, không lo lắng hay buồn phiền là:

  • Làm bố mẹ hài lòng khi được điểm cao

  • Làm tốt công việc được giao

  • Giúp đỡ được ai đó...

Những giấy phút mà em cảm thấy rồi bời, tức giận, bất an trong lòng:

  • Làm bài kiểm tra chưa tốt

  • Nói dối bố mẹ

  • Không thực hiện được điều mình mong muốn.

b. 

Tình huống/ cảm xúc/ suy nghĩ

Luôn luôn

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1. Chưa hoàn thành bài tập

 

x

 

2. Chưa hoàn thành nhiệm vụ được bố mẹ/ thầy cô/ tập thể lớp giao

 

x

 

3. Bị điểm kém

 

x

 

4. Giáo viên yêu cầu mời bố mẹ đến gặp

 

 

x

5. Vi phạm nội quy trường lớp

 

x

 

6. Bị bố mẹ/ thầy cô mắng oan

 

 

x

7. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn

 

 

x

8. Bố mẹ bất hòa

 

x

 

9. Thấy mình không bằng bạn bè

 

x

 

10. Nói dối, sợ bị phát hiện

 

 

x

11. Qúy bạn nhưng bạn không quý lại

 

 

x

12. Bị bạn giận, hiểu nhầm/ xa lánh

 

x

 

13. Bị bạn bắt nạt

 

 

x

14. Ganh tỵ với bạn

 

 

x

15. Giận dỗi với bạn

 

x

 

16. Không thực hiện được điều mình mong muốn

 

x

 

17. Bố mẹ kì vọng quá cao về mình

 

x

 

18. Áp lực học tập nặng nề.

 

x

 

19. Khác...

 

x

 

c. Hãy quan sát các bức ảnh dưới đây về cuộc sống hòa bình (ở cột bên trái) với cuộc sống trong chiến tranh (ở cột bên phải)

(trang 63 sgk)

  • Em hãy đặt mình trong từng hoàn cảnh, và chia sẻ về cảm giác ấy của mình với các bạn trong nhóm

  • Thảo luận: Cuộc sống hòa bình có giá trị như thế nào?

Bài làm:

Quan sát tranh em thấy:

  • Trong cuộc sống hòa bình, chúng ta được quyền sống tự do, thoải mái, được vui chơi và phát triển bình thường. Ở thành phố nhà tầng, đô thị mọc lên phục vụ cuộc sống con người. Ở miền quê cuộc sống ngày càng ấm no, bình yên đến lạ. 

  • Trong cuộc sống chiến tranh, tính mạng con người luôn bị đe dọa. Con người phải sống chui, sống lủi, gia đình bị chia cắt, cuộc sống bị đày đọa. Nên kinh tế cũng theo đó mà suy sụp, đói nghèo...

=> Như vậy, cuộc sống hòa bình có giá trị rất lớn.

  • Về thế giới:

    • Thế giới sống trong hòa bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn.

    • Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau.

  • Về cá nhân:

    • Sống trong hòa bình,con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn...

    • Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

3. Hành động vì cuộc sống hòa bình

a. Thảo luận: Để góp phần bảo vệ hòa bình cho thế giới, để chiến tranh không còn xảy ra, để các em nhỏ không phải mất cha mẹ, không phải sống lang thang, đói khát, thất học... chúng ta cần làm gì?

b. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào phù hợp với lứa tuổi của em?

Soạn VNEN GDCD 6 bài 7: Cuộc sống hòa bình

Bài làm:

a. Để góp phần bảo vệ hòa bình cho thế giới, để chiến tranh không còn xảy ra, để các em nhỏ không phải mất cha mẹ, không phải sống lang thang, đói khát, thất học... chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẵng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới. Luôn thể hiện quan điểm tôn trọng hòa bình và phản đối chiến tranh...

b. Trong các hoạt động trên, hoạt động phù hợp với lứa tuổi của em là:

  • Mít tinh vì hòa bình

  • Thể thao vì hòa bình

  • Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động

  • Giao lưu văn hóa vì hòa bình

4. Tìm hiểu các biện pháp cùng bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn

Hãy thảo luận với các bạn, lựa chọn và ghi các biện pháp đã cho vào ô phù hợp trong bảng dưới đây và bổ sung thêm những biện pháp khác của nhóm (nhớ kèm theo lời giải thích vì sao lại lựa chọn như vậy) (biện pháp trang 65 sgk)

Nên

Có thể

Không nên

Ví dụ:

Ví dụ:

Ví dụ:

Đi dạo

Hét to nơi không người

Bỏ nhà đi bụi

...............

................

.......

Bài làm:

Nên 

Có thể

Không nên

  • Giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không lẩn tránh

  • Đi dạo

  • Chơi thể thao

  • Nghe nhạc/ chơi nhạc cụ

  • Đi hát karaoke

  • Hít thở sâu

  • Tìm một nơi yên tĩnh và suy nghĩ về những việc đã xảy ra

  • Tâm sự với bạn bè

  • Nói chuyện với bố mẹ, người thân

  • Nhờ sự giúp đỡ từ thầy cô/ bạn bè

  • Chơi điện tử

  • Đấm vào gối bông

  • Đến một nơi không có người và hét thật to

  • Đến trung tâm tư vấn tâm lí

  • Tâm sự với thầy/ cô giáo chủ nhiệm

  • Trả đũa

  • Đập phá đồ đạc, tài sản của mình/ người khác

  • Sỉ nhục, hành hùng người khác

  • Uống rượu

  • Sử dụng ma túy

  • Bỏ nhà đi bụi

Giải VNEN GDCD 6 Bài 7: Hoạt động vận dụng

1. Xây dựng và thực hiện dự án vì cuộc sống hòa bình

a. Các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động vì cuộc sống hòa bình (ví dụ: vẽ tranh, làm áp phích về chủ đề cuộc sống hòa bình, đi bộ vì hòa bình, viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với trẻ em các vùng đang có chiến tranh - xung đột vũ trang, tổ chức liên hoan văn nghệ với chủ đề "Chúng em hát về hòa bình", vẽ và triển lãm tranh "Chúng em về vễ hòa bình",...) theo mẫu sau:

- Tên hoạt động: ........................

- Thời gian: ................................

- Địa điểm: .................................

- Người tham gia: .......................

- Nội dung, hình thức hoạt động: ...................

- Sản phẩm hoạt động: ...................................

- Công việc chuẩn bị: .......................................

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

- Tên hoạt động: Triển lãm tranh về chủ đề cuộc sống hòa bình

- Thời gian: 8h30 phút, chủ nhật ngày 15/8/2020

- Địa điểm: sân trường THCS Bạch Ngọc

- Người tham gia: Thầy cô, phụ huynh, học sinh trong trường và các trường khác

- Nội dung, hình thức hoạt động: Trong hàng trăm bức tranh từ các bạn học sinh gửi về, chọn ra 40 bức tranh đẹp nhất, ý nghĩa nhất để in khung và trưng bày. Mọi người có thể tham quan, chiêm ngưỡng và đấu giá bức tranh để gây quỹ từ thiện.

- Công việc chuẩn bị: Trang trí khu vực triển lãm, danh sách khách mời, khu vực đón khách, khu vực sân khấu, 40 bức tranh được triển lãm....

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 7: Cuộc sống hòa bình sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status