Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 8: Quyền trẻ em (Ngắn gọn)

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 8: Quyền trẻ em hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 8: Quyền trẻ em VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 6 VNEN Bài 8: Hoạt động khởi động

Tìm hiểu ý nghĩa của lời ca và cảm nhận giai điệu bài hát

a. Học sinh cả lớp hát bài Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (sáng tác: Lê Mây)

b. Trả lời câu hỏi:

  • Hãy nêu cảm xúc của em khi nghe xong bài hát?

  • Theo em, nội dung bài hát này thể hiện những quyền gì của trẻ em?

Bài làm:

Bài hát: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai

Trẻ em hôm nay

Thế giới ngày mai

Đó là vầng thơ

Cũng là câu hát.

Trẻ em hôm nay

Thế giới ngày mai

Xin được nhắc ngàn lần hơn thế

Trái Đất chưa im tiếng bom rơi

Xin điệp khúc triệu lần hơn thế

Bao trẻ em còn đói rách trên đời

Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười.

Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười.

  • Sau khi nghe ca khúc này em cảm thấy thật tự hào khi mình cũng là một trong những búp măng non của tương lai. Nhưng bên cạnh đó, em cảm thấy buồn khi trên trái đất này vẫn còn nhiều trẻ em đói khổ.

  • Theo em, nội dung bài hát này thể hiện những quyền: quyền được sống, quyền được phát triển, vui chơi của trẻ em

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 VNEN Bài 8: Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em

1. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em

a. Quan sát ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: (tranh trang 69 sgk)

  • Khi các em nhìn bức ảnh số 1 (đám mây đen) hãy cho biết những rủi ro nào sẽ có thể xảy ra nếu các em đứng dưới đám mây?

  • Rủi ro này nguy hiểm như thế nào?

  • Các em sẽ làm gì để giải quyết nguy cơ bị ướt khi trời mưa to?

  • Bố mẹ các em sẽ làm gì để giúp các em không bị ướt nếu đi dưới trời mưa?

Bài làm:

  • Những rủi ro có thể xảy ra nếu các em đứng dưới đám mây đen số 1 là: Bị mưa ướt hết và bị sét đánh...

  • Nếu bị mắc mưa thì em sẽ bị cảm, nếu không may bị sét đánh thì em sẽ bị ảnh hưởng tới tính mạng.

  • Để giải quyết nguy cơ bị ướt khi trời mưa to, em nên tìm chỗ ẩn nấp kĩ trước khi trời kéo mây đen tới hoặc mang ô dù, áo mưa.

  • Bố mẹ các em sẽ mặc áo mưa hoặc che dù cho em để không bị ướt nếu đi dưới trời mưa.

b. Thảo luận nhóm liệt kê tất cả các tình huống rủi ro mà trẻ em có thể gặp

Mỗi nhóm chọn một trường hợp trẻ em cần được bảo vệ trong tình huống mà nhóm vừa liệt kê ở trên để thực hành sắm vai

Câu hỏi:

  • Em cảm thấy như thế nào trong tình huống đó?

  • Chúng ta phải làm gì để bảo vệ bản thân trong tình huống đó?

  • Người lớn cần làm gì để bảo vệ trẻ em trong tình huống đó?

  • Tại sao trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc?

Bài làm:

Tình huống ví dụ: Trẻ em chơi gần ao hồ không may bị sẩy chân rơi xuống ao

  • Trong tình huống này em cảm thấy rất hoang mang và lo sợ cho những gia đình có con nhỏ sống gần ao, hồ.

  • Trong tình huống đó, khi thấy trẻ em chơi gần ao, hồ, chúng ta cần phải nhắc các em đi ra xa đó để chơi, nhắc phụ huynh thường xuyên chú ý và để tâm đến trẻ.

  • Trong tình huống đó, người lớn nên làm các bức chắn xung quanh bờ ao, căn dặn con trẻ không được tới gần bờ ao, hồ để chơi.

  • Trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc vì trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

c. Điền các thẻ từ dưới đây vào phần giải nghĩa em cho là phù hợp nhất?

( Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia)

..........

Là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe...

..........

Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

..........

Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hướng đến cuộc sống của trẻ em như bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

..........

Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại....

Bài làm:

Quyền sống còn

Là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe...

Quyền phát triển

Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

Quyền tham gia

Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hướng đến cuộc sống của trẻ em như bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Quyền bảo vệ

Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại....

2. Nhận biết các biểu hiện của việc thực hiện quyền trẻ em

a. Dưới đây là 4 bức ảnh, hãy cho biết trẻ em trong những bức ảnh này đang được hưởng quyền gì của mình. Tại sao?

Soạn VNEN GDCD 6 bài 8: Quyền trẻ em

Bài làm:

Quan sát 4 bức tranh em thấy:

  • Ảnh 1: Quyền tham gia vì các bạn nhỏ đang giơ tay bày tỏ ý kiến của mình

  • Ảnh 2: Quyền sống còn vì em bé được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh

  • Ảnh 3: Quyền bảo vệ vì em bé bị bỏ rơi được người lớn cưu mang

  • Ảnh 4: Quyền phát triển vì các bạn nhỏ được vui chơi, rước đèn ông ngày rằm trung thu

b. Hãy nêu những biểu hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt và những biểu hiện quyền trẻ em bị vi phạm mà em biết theo bảng mẫu:

Biểu hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt

Biểu hiện quyền trẻ em bị vi phạm

 

 

Bài làm:

Biểu hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt

Biểu hiện quyền trẻ em bị vi phạm

Bố mẹ cho con đi học đầy đủ

Khi con ốm, bố mẹ chăm sóc và đưa con đi khám

Bố mẹ tôn trọng ý kiến của con

Đánh đập, đối xử thậm tệ đối với trẻ em

Bắt trẻ em bỏ học đi bán hàng rong

Bỏ rơi trẻ em

Người lớn xâm hại tình dục trẻ em...

c. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện vi phạm đó?

Bài làm:

Theo em, để hạn chế những hành vi vi phạm về quyền trẻ em, bản thân gia đình cùng như xã hội phải cùng nhau chung tay góp sức lại với nhau. Về phía gia đình, bố mẹ nên sống hòa thuận, yêu thương đùm bọc các con, chăm sóc chu đáo cho các con. Về phía xã hội phải có những việc làm lên án những việc làm vi phạm quyền trẻ em, đưa ra các hình thức xử phạt nặng đối với hành vi xâm phạm đến trẻ em, nhằm che chở và bao bọc cho trẻ em, để trẻ em được vui chơi và phát triển.

3. Tìm hiểu ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

Câu hỏi:

  • Trước khi được nhận về nuôi, em bé trong câu chuyện trên đã bị tước đi những quyền gì của trẻ em? Vì sao?

  • Việc làm của gia đình chị Mai Anh có ý nghĩa như thế nào đối với em bé này?

Bài làm:

  • Trước khi được nhận về nuôi, em bé trong câu chuyện trên đã bị tước đi những quyền bảo vệ. Sở dĩ như vậy vì, trong trường hợp này, em bé đã bị bỏ rơi trên một ngọn đồi heo hút...

  • Việc làm của gia đình chị Mai Anh đã giúp em bé có lại quyền được bảo vệ, được sinh tồn. Nhờ có gia đình chị mà em bé đã có thêm tình yêu thương, chăm sóc và được phát triển như bao đứa trẻ khác dù cơ thể vẫn còn mang di chứng trước đó.

b. Em hãy nhớ về một tình huống em đã được người khác giúp đỡ. Khi đó em cảm thấy thế nào?

Bài làm:

b. Một tình huống em được người khác giúp là: Một lần về quê nội, em và các bạn chơi với nhau gần cái ao làng vì ở đó có bóng mát. Mải chơi trò đuổi bắt, em sẩy chân ngã xuống ao. Đang chới với, khóc toáng lên thì có một anh thanh niên nhảy xuống đưa em lên bờ. Thế là em thoát nạn, lúc đó em cảm thấy vừa sợ nhưng cũng rất vui vì mình đã không sao. Từ đó, em không chơi gần ao, hồ nữa.

d. Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?

e. Theo em, mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em?

Bài làm:

d. 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết là:

  • Bố uống rượu say về đánh đập con bầm tím người

  • Sinh con xong bỏ con ở thùng rác

  • Bắt cóc trẻ em để buôn bán sang Trung Quốc

=> Theo em, để hạn chế những hành vi vi phạm về quyền trẻ em, bản thân gia đình cùng như xã hội phải cùng nhau chung tay góp sức lại với nhau. Về phía gia đình, bố mẹ nên sống hòa thuận, yêu thương đùm bọc các con, chăm sóc chu đáo cho các con. Về phía xã hội phải có những việc làm lên án những việc làm vi phạm quyền trẻ em, đưa ra các hình thức xử phạt nặng đối với hành vi xâm phạm đến trẻ em, nhằm che chở và bao bọc cho trẻ em, để trẻ em được vui chơi và phát triển.

e. Theo em, mỗi nhóm quyền trẻ em đều rất cần thiết:

  • Quyền sống còn giúp trẻ em được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản

  • Quyền bảo vệ giúp trẻ em được chăm sóc, bảo vệ trẻ em dưới mọi hình thức

  • Quyền phát triển giúp trẻ em được học tập, vui chơi và phát triển toàn diện

  • Quyền trình giúp trẻ nói lên được tiếng nói, quan điểm của bản thân...

4. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với trẻ em

Câu hỏi:

Theo quy định của pháp luật, những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?

Hãy ghi các việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em vào bảng sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân

Việc làm thể hiện trách nhiệm

Gia đình

 

Nhà trường

 

Nhà nước

 

Xã hội

 

Công dân

 

Bài làm:

  • Theo quy định của pháp luật, tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

  • Việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em vào bảng sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân

Việc làm thể hiện trách nhiệm

Gia đình

Yêu thương, dạy dỗ con trẻ

Nhà trường

Giáo dục, dạy những điều hay lẽ phải

Nhà nước

Đặt ra quyền lợi cho trẻ em

Xã hội

Quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ

Công dân

Biết thông cảm, sẻ chia

b. Em hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết. Sự xuất hiện của những tổ chức này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em

Bài làm:

Một số tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết:

  • Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

  • Làng trẻ SOS

  • Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam

  • Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật

  • Các chùa nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ...

Theo em, sự xuất hiện của những tổ chức này đã mang đến một cuộc sống đầy màu sắc hơn dành cho các em nhỏ bị thiệt thòi. Nhờ có các tổ chức này mà các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

5. Tìm hiểu bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội

Câu hỏi: 

  • Nam đã thực hiện đúng bổn phận của mình chưa? Tại sao? Hãy minh họa bằng những chi tiết trong tình huống?

  • Theo em, Nam nói mẹ vi phạm quyền trẻ em, điều đó có đúng không? Giải thích vì sao?

  • Em có tán thành với hành động của Nam và cách cư xử của Nam với mẹ không? Tại sao?

Bài làm:

  • Theo em, Nam chưa thực hiện đúng bổn phận của mình vì Nam còn mải chơi, Nam không biết giúp đỡ mẹ và còn hỗn với mẹ.

      Chi tiết minh họa: "Cứ tan học là Nam lại vào quán chơi điện tử mải miết đến hơn 12 giờ mới về" hay là "Nam cắm đầu vào xem tivi, không phụ giúp mẹ công việc nhà" hay là "Nam giận dữ quát lại mẹ...".

  • Theo em, Nam nói mẹ vi phạm quyền trẻ em là không đúng. Vì trong trường hợp này, bạn Nam hư nên mẹ có quyền mắng Nam với mục đích dạy bảo, nhằm giúp Nam hiểu ra những việc làm sai trái của mình, giúp Nam trở thành một người con ngoan, trò giỏi, một công dân có ích cho xã hội.

  • Em không tán thành với hành động của Nam và cách ứng xử của Nam đối với mẹ. Bởi vì đó là những hành động vô lễ và khiến mẹ bạn Nam rất đau lòng.

c. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận, nêu những bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em và điền vào bảng mẫu sau:

Đối với

Bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em

1. Ông bà, cha mẹ

 

2. Thây giáo, cô giáo

 

3. Bạn bè

 

4. Em nhỏ

 

5. Quê hương, đất nước

 

6. Bản thân mình

 

Bài làm:

Đối với

Bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em

1. Ông bà, cha mẹ

Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo

2. Thây giáo, cô giáo

Kính trọng, lễ phép

3. Bạn bè

Đoàn kết

4. Em nhỏ

Thương yêu

5. Quê hương, đất nước

Yêu quê hương, yêu đất nước, yêu đồng bào

6. Bản thân mình

Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể

Giải VNEN GDCD 6 Bài 8: Hoạt động luyện tập

1. Thể hiện ý kiến

Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây? Vì sao? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

1. Người lạ là mối đe dọa lớn nhất của trẻ em

 

 

2. Sử dụng trẻ em để mang hàng cấm vì công an ít nghi ngờ trẻ em

 

 

3. Tổ chức việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

 

 

4. Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em

 

 

5. Đối với trẻ em là con trai, người lớn không cần để ý thường xuyên vì các em  sẽ biết tự bảo vệ

 

 

6. Trẻ em cũng cần tham gia vào tất cả các công việc gia đình để giúp đỡ bố mẹ

 

 

7. Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc

 

 

8. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

 

 

Bài làm:

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

1. Người lạ là mối đe dọa lớn nhất của trẻ em

 

x

2. Sử dụng trẻ em để mang hàng cấm vì công an ít nghi ngờ trẻ em

 

x

3. Tổ chức việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

x

 

4. Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em

x

 

5. Đối với trẻ em là con trai, người lớn không cần để ý thường xuyên vì các em  sẽ biết tự bảo vệ

 

x

6. Trẻ em cũng cần tham gia vào tất cả các công việc gia đình để giúp đỡ bố mẹ

x

 

7. Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc

x

 

8. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

x

 

2. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin thứ nhất

  • Diễm Huyền đã được hưởng những quyền và nhóm quyền nào của trẻ em?

  • Nêu những việc làm thể hiện Diễm Huyền đã thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em

  • Tấm gương của Diễm Huyền đã nhắc nhở em điều gì trong cuộc sống và học tập?

Bài làm:

Diễm Huyền đã được hưởng những quyền và nhóm quyền của trẻ em là:

  • Quyền sống còn

  • Quyền tham gia

  • Quyền phát triển

Những việc làm thể hiện Diễm Huyền đã thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em:

  • Em luôn đạt học sinh giỏi xuất sắc

  • Đóng góp tích cực trong sinh hoạt văn nghệ, múa hát vui chơi...

  • Hòa mình thân ái với các bạn trong lớp và ngoài lớp

  • Huyền còn phụ giúp mẹ nấu cơm và làm những công việc gia đình

Từ tấm gương của Diễm Huyền, em tự nhắc nhở bản thân phải luôn cố gắng học tập, phải chăm chỉ rèn luyện bản thân, kính thầy, yêu bạn, chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà phù hợp với sức của mình...

Thông tin thứ hai:

  • Những quyền nào của Bình đã vi phạm trong tình huống này?

  • Nếu chứng kiến cảnh tượng ấy, em sẽ hành động như thế nào?

Bài làm:

  • Quyền của Bình đã bị vi phạm trong tình huống này là: Quyền bảo vệ

  • Nếu chứng kiến cảnh tượng ấy, em sẽ tìm người lớn hoặc chính quyền địa phương gần nhất để can thiệp, giúp đỡ bạn Quyền.

3. Nghe bài hát và trả lời câu hỏi:

a. Bài hát: Dấu chấm hỏi (của nhạc sĩ Thế Hiển)

b. trả lời câu hỏi:

  • Người bạn trong bài hát đã không được hưởng những quyền nào?

  • Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho các bạn nhỏ này?

  • Em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn?

Bài làm:

  • Trong bài hát, người bạn đã không được hưởng quyền bảo vệ.

  • Trong trường hợp  không có cha có mẹ, không có người thân cận thì các tổ chức xã hội về trẻ em sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm quyền trẻ em cho bạn nhỏ này.

  • Gặp những bạn có hoàn cảnh khó khăn, em sẽ:

    • Tiết kiệm tiền ăn sáng để giúp đỡ các bạn

    • Tặng các bạn những món đồ chơi của mình

    • Gom quần áo còn sử dụng được tặng các bạn

    • Kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ bạn

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 6 Bài 8: Hoạt động vận dụng

1. Đánh giá việc thực hiện bổn phận của bản thân

Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

Bài làm:

Theo em tự nhận thấy, đôi lúc em còn chưa thực hiện tốt bổn phẩn của mình đối với thầy cô giáo, với cha mẹ.

Những việc thực hiện tốt:

  • Cố gắng chăm ngoan học giỏi vâng lời cha mẹ, thầy cô.

  • Thực hiện tốt các quy chế của trường lớp

  • Về nhà giúp đỡ cha mẹ việc vặt trong nhà…

  • Lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè

  • Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn

Những việc chưa làm tốt:

  • Mải chơi quên làm bài tập về nhà.

  • Không chịu trông em giúp cha mẹ…

Để thực hiện tốt bổn phận của mình hơn, em cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, vâng lời cha mẹ thầy cô, biết giúp đỡ cha mẹ những việc có thể làm được….để trở thành con ngoan trò giỏi.

2. Vẽ tranh triển lãm về chủ đề: "Bảo vệ quyền trẻ em".

  • Thảo luận nhóm để xác định nội dung tranh cổ động bảo vệ quyền trẻ em

  • Vẽ tranh trên giấy khổ lớn

  • Trưng bày quanh lớp và thuyết minh sản phẩm

Bài làm:

- Học sinh tự vẽ

3. Viết thư gửi nhà chức trách

Em hãy viết một bức thư cho một người có thẩm quyền (nhà chức trách, thầy cô giáo...) về trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em mà em biết và đề xuất cách giải quyết của em.

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020

Cô giáo Thanh Tâm thân mến!

Cầm lá thư trên tay nhưng có lẽ cô vẫn chưa hình dung và biết được ai là người đã gửi bức thư này cho cô phải không ạ? Là em đây cô, là cô học sinh Ngọc Mai nhỏ nhắn luôn được cô ưu ái xếp ngồi bàn đầu đây ạ. Cô bất ngờ lắm phải không cô?

Cô ạ, sau nhiều ngày suy nghĩ, em quyết định viết bức thư này gửi tới cô. Em muốn chia sẻ cùng cô hoàn cảnh của bạn Tuấn lớp mình. Vì gần nhà bạn ấy, nên em hiểu rất rõ hoàn cảnh đáng thương của bạn ấy. Bố bạn mất từ khi bạn còn bé, bố dượng bạn lại hay uống rượu say và đánh đập hai mẹ con bạn ấy tàn nhẫn. Hàng xóm đã can ngăn bao nhiêu lần nhưng chú ấy vẫn không bỏ được tật xấu. Mới hôm qua đây thôi, bạn ấy bị bố dượng đánh trầy mặt mũi nên bạn phải xin phép cô nghỉ học với lí do là bị ốm. 

Cô biết không, vì sợ chú ấy mà hai mẹ con bạn Tuấn không dám khai báo với chính quyền địa phương và chấp nhận chịu những trận đòn đau đớn. Em thấy mà thương bạn Tuấn quá cô ạ. Vì vậy, em viết lá thư này, mong cô hiểu và cảm thông cùng với bạn Tuấn. Nếu có thể, em mong cô nhờ nhà trường và chính quyền địa phương can thiệp để giải thoát cho hai mẹ con bạn Tuấn, họ không xứng đáng phải như vậy đúng không cô?

Em cảm ơn cô đã nghe lời tâm sự của em.

Học sinh

Ngọc Mai

Giải VNEN GDCD lớp 6 Bài 8: Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Thực hiện ước mơ của em

  • Nếu được quyền ước mơ 3 điều cho trẻ em trên toàn thế giới, em sẽ ước những gì?

  • Em sẽ hành động thế nào để góp phần thực hiện các ước mơ đó?

Bài làm:

Nếu được quyền ước mơ 3 điều cho trẻ em trên toàn thế giới, em sẽ ước:

  • Tất cả trẻ em sinh ra đều có sự yêu thương, bao bọc và che chở của bố mẹ

  • Tất cả trẻ em đều được đến trường đi học

  • Tất cả trẻ em đều được chăm sóc sức khỏe chu đáo.

Để góp phần thực hiện ước mơ đó, em sẽ:

  • Kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ quyền trẻ em

  • Lên án những hành vi xấu xa, xâm phạm đến quyền của trẻ em

  • Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 8: Quyền trẻ em sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status