Logo

Giải Lịch sử lớp 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Giải Lịch sử lớp 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) có đáp án và lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ ý giúp học sinh nắm chắc kiến thức chương trình Lịch sử lớp 11.
2.8
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 23 Lịch sử 11. Tổng hợp lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Sử lớp 11. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Giải bài tập SGK Bài 23 Lịch Sử 11 trang 145

Câu 1 trang 145 SGK Lịch Sử 11: 

Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?

Lời giải:

Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:

- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Đúng lúc này, các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc, cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản. Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh – người lãnh đạo xu hướng cải cách.

Câu 2 trang 145 SGK Lịch Sử 11: 

Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp).

Lời giải:

* Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

* Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.

  PHAN BỘI CHÂU
Chủ trương

-“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.

-“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.

Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

- Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.

Biện pháp

- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước

- Bạo động, ám sát.

- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.

- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

Lý thuyết Bài 23 Lịch Sử 11 (Ngắn gọn)

1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ thủa thiếu thời, Phan Bội Châu đã sớm có lòng yêu nước. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Phan Bội Châu

* Chủ trương cứu nước:

- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú; muốn đất nước giàu mạnh thì trước hết phải giành được độc lập, tự do.

- Dùng bạo lực để giành độc lập.

* Hoạt động tiêu biểu:

+ Tổ chức Phong trào Đông Du:

- Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; hiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

- Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Một số học sinh trong phong trào Đông du

- Tháng 8-1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất lưu học sinh Việt Nam ⇒ Phong trào Đông du tan rã.

+ Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:

- Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tập hợp những người cùng chí hướng, tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.

- Chủ trương của Việt Nam quang phục hội: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

- Hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quang phục hội: cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ.

⇒ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.

- Pháp tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ⇒ cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.

2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

- Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Phan Châu Trinh

* Chủ trương cứu nước: cứu nước bằng biện pháp cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.

* Hoạt động tiêu biểu:

- Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.

+ Kinh tế: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh; phát triển nghề làm vườn, thủ công,...

+ Văn hóa – giáo dục: mở trường dạy học theo lối mới (dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới, thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học...); vận động cải cách trang phục và lối sống.

⇒ Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì.

- Phong trào đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh.

3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

a. Phong trào Đông kinh nghĩa thục

- Tháng 3/1907, các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…cùng nhau mở một trường học tư lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Đây là một kiểu trường học được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản, xuất hiện từ thời Duy tân Minh trị.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

 Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

- Hoạt động:

+ Giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh…

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Một giờ học địa lí trong trường Đông Kinh nghĩa thục

+ Tổ chức những buổi diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ.

+ Hô hào mở hội kinh doanh công thương.

+ Lên án bọn quan lại hủ bại, chống việc học và thi cử theo lối cũ, bài trừ mê tín, hủ tục….

⇒ Đông Kinh nghĩa thục nhanh chóng trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.

- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại ⇒ Tháng 11-1907, chúng ra lệnh đóng cửa trường. Hầu hết giáo viên Đông Kinh nghĩa thục bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị tịch thu.

b. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

- Đêm 27/6/1908, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp kết hợp với nghĩa quân Yên Thế tổ chức đầu độc lính Pháp đóng trong thành.

- Sự việc bị phát giác, thực dân Pháp một mặt cho thầy thuốc cứu chữa những binh sĩ bị trúng độc, mặt khác tước hết khí giới và giam binh lính người Việt trong trại.

⇒ Các toán nghĩa quân ở vòng ngoài chờ mãi không thấy ám hiệu tấn công nên đã rút lui để khỏi sa vào tay giặc.

- Tuy thất bại, vụ “Hà thành đầu độc” đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

-Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội , thực dân Pháp đã phát hiện được nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này. ⇒ Chúng mở cuộc tấn công quy mô vào tháng 1/1909, nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.

- Cuối tháng 1/1909, quân Pháp gồm 15 000 lính tấn công vào căn cứ Phồn Xương ⇒ Nghĩa quân Yên Thế chiến đấu quyết liệt, tháng 2/1913, Hoàng Hoa Thám bị tay sai của Pháp giết hại, nghĩa quân Yên Thế tan rã.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập sách giáo khoa Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) chi tiết, ngắn gọn bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status