Nội dung hướng dẫn soạn Lịch sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại được chúng tôi biên soạn ngắn gọn và đầy đủ, bám sát nội dung yêu cầu trong sách giáo khoa. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?
Lời giải:
- Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề:
+ Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
+ Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII(có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…)
Lời giải:
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII | Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | |
Nhiệm vụ và mục tiêu | Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển | Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển | Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
Lãnh đạo CM | Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân | Tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ | Tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân |
Hình thức | Nội chiến. | cách mạng giải phóng dân tộc. | Nội chiến + chiến tranh vệ quốc |
Kết quả | Thiết lập nền Quân chủ lập hiến | Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì | Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ |
Ý nghĩa | Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. | Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh. | Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới. |
Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Lời giải:
- Mác có đưa ra kết luận trong những bài viết của mình:
Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức, bóc lột.
- Phri-đrích Ăng-ghen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư bản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.
- Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.
- Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lời giải:
- Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. | Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
- Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. |
2/4/1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | |
11/1917 | Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập |
3/3/1918 | Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh |
Đầu 1918 | Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp |
7/1918 | Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ |
1/11/1918 | Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |
Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.
Lời giải:
* Khoảng giữa thế kỉ XIX:
- Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
* Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Ở Ấn Độ:
+ 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.
+ 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.
+ 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.
- Ở Trung Quốc:
+ 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.
+ 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh
- Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:
+ 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.
+ Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.
- Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.
1. Những kiến thức cơ bản
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại:
* Thứ nhất: Sự bùng nổ và giành thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản.
- Từ giữa thế kỉ XVI đến những năm 70 của thế kỉ XIX, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra liên tiếp, dồn dập dưới nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu như:
+ Cách mạng Hà Lan (1566 - 1648).
+ Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688).
+ Đấu tranh giành độc lập của mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1775 - 1783).
+ Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799).
+ Đấu tranh thống nhất nước Đức (1864 - 1871).
+ Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868)....
- Đến những năm 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài qua nhiều châu lục Á – Âu – Mĩ.
Lược đồ Chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XVI - 1914
* Thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp.
- Sự xuất hiện và phát triển nhanh, mạnh của cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Đó là sự chuyển biến từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
* Thứ ba: Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Thứ tư: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một số nước TBCN chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa và tăng cường xâm chiếm thuộc địa. Ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc và chính quyền thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc => làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh.
* Thứ năm: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Thứ sáu: Trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, văn học – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.
2. Nhận thức đúng đắn những vấn đề chủ yếu
* Thứ nhất, nhận thức đúng về bản chất của các cuộc cách mạng tư sản.
- Điểm chung ở tất cả các cuộc cách mạng tư sản là:
+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuấ tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Mục đích: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản dù ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa đế quốc có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh thêm
* Thứ ba, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.
- Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác” và là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Thứ tư, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Việc xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản đã dẫn đến hai mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước thực dân, đế quốc xâm lược => làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vẫn đề thuộc địa ⇒ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử lớp 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Ngắn gọn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.