Logo

Giải Lịch sử lớp 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Giải Lịch sử lớp 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có đáp án và lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ ý giúp học sinh nắm chắc kiến thức chương trình Lịch sử lớp 9
2.3
3 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn soạn Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời được chúng tôi biên soạn ngắn gọn và đầy đủ, bám sát nội dung yêu cầu trong sách giáo khoa. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 18 - Lịch sử 9 trang 70, 71

Câu hỏi trang 70 SGK Lịch Sử 9

- Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?

Trả lời:

- Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn.

- Những quyết định của Hội nghị chứng tỏ Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu hỏi 1 trang 71 SGK Lịch Sử 9

- Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?

Trả lời:

- Nội dung Luận cương chính trị:

     + Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau tiến lên cách mạng XHCN.

     + Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc.

     + Lực lượng của cách mạng là vô sản và nông dân.

     + Phương pháp cách mạng : Đảng phải coi trọng tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành lấy chính quyền cho công nông..., phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.

- Tuy nhiên, Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.

Câu hỏi 2 trang 71 SGK Lịch Sử 9

- Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

     + Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

     + Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

- Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Giải Lịch sử Bài 18 - lớp 9 SGK trang 71

Bài 1 (trang 71 SGK Lịch sử 9)

Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

Lời giải:

* Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản:

- Cuối tháng 3-1929 Tại số nhà 5D-Hàm Long-Hà Nội một số hội viên tiên tiến của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ đã nhóm họp lập ra chi bộ Đảng đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 đồng chí do Trần Văn Cung làm bí thư.

- Mục đích chủ trương tích cực cho việc thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam.

- 5-1929 Tại Hội nghị lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên do bất đồng giữa các đại biểu nên không đồng ý. Do đó đoàn đại biểu do Ngô Gia Tự đứng đầu rút về nước.

- 17-6-1929 Tại số nhà 312 Khâm Thiên – Hà Nội các đại biểu ưu tú của các tổ chức cơ sở Đảng ở Miền Bắc đã nhóm họp và quyết định thành lập Động Dương Cộng Sản Đảng thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ quyết định xuất bản báo Búa Liềm và cử ra ban chấp hành trung ương Đảng.

- Trước ảnh hưởng của tổ chức Đông Dương Cộng Sản Đảng và phong trào cách mạng lúc bấy giờ một số hội viên tiên tiến ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ cũng vạch ra kế hoạch thành lập Đảng.

- 8-1929 An Nam Cộng Sản Đảng ra đời.

- Một số hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng Đảng đã nhóm họp và ra thông đạt thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.

- 12-1929 Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn họp hội nghị đầu tiên.

* Nhận xét:

- Như vậy trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức Cộng Sản Đảng. Sự ra đời của 3 tổ chức này phản ánh xu thế thành lập Đảng là tất yếu của phong trào cách mạng Việt Nam. Các tổ chức này đã nhanh chóng gây dựng cơ sở ở nhiều địa phương và trực tiếp tổ chức lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng góp phần cho phong trào công nhân với phong trào nông dân chống thuế, phong trào bãi khoá của học sinh, bãi thị của tiểu thương… Vì vậy làm cho làn sóng đấu tranh dân tộc dân chủ phát triển. Tuy nhiên sự tồn tại của 3 tổ chức này và hoạt động biệt lập của nó đã dẫn tới sự chia rẽ lớn của phong trào cách mạng Việt Nam do đó yêu cầu thành lập Đảng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Bài 2 (trang 71 SGK Lịch sử 9)

Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau.

Lời giải:

Cần có đường lối, chính sách đúng đắn. CM Việt Nam gắn liền với CM Cộng Sản Quốc Tế, khiến nhân dân tin vào Đảng, thức tỉnh, giác ngộ cho nhân dân.

Lý thuyết Bài 18 Lịch Sử 9

A . Lý thuyết

1.1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)

* Hoàn cảnh:

   - Các phong trào đấu tranh trong nước như: phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào bãi khó của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, tạo một làn sóng đấu tranh cách mạng khắp nơi.

   - Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

→ yêu cầu bức thiết là có 1 ĐCS thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng VN.

   -Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng đã diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc) (Từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930)

Giải SGK Lịch sử 9 bài 18 (1)

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

* Nội dung hội nghị:

   - Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng duy nhất lấy tên Đảng cộng sản VN.

   - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt , Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo → Đây là những Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

* Ý nghĩa.

   - Hội nghị có ý nghĩa như 1 đại hội thành lập Đảng.

1.2 Luận cương chính trị (10/1930)

   - Tháng 10/1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (T.Quốc)

   - Nội dung hội nghị:

      + Đổi tên Đảng CSVN thành Đảng cộng sản Đông Dương.

      + Cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

      + Thông qua Luận cương chính trị của ĐCS Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.

Giải SGK Lịch sử 9 bài 18 (2)

Trần Phú (1930)

* Nội dung của luận cương chính trị.

   -Tính chất: Cách mạng VN trải qua 2 giai đoạn: CM tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.

   - Đảng phải coi trọng việc vận động đa số quần chúng... phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

1.3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

   - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN

   - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN, khẳng định giai cấp CN đủ sức lãnh đạo cách mạng VN, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

   - Cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới.

   -Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính chất tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam và dân tộc.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử lớp 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.3
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status