Logo

Giải Lịch sử lớp 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Giải Lịch sử lớp 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) có đáp án và lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ ý giúp học sinh nắm chắc kiến thức chương trình Lịch sử lớp 9
1.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn soạn Lịch sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) được chúng tôi biên soạn ngắn gọn và đầy đủ, bám sát nội dung yêu cầu trong sách giáo khoa. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 24 - Lịch sử 9 trang 97, 98, 100, 101, 102

Câu hỏi trang 97 SGK Lịch Sử 9

- Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Trả lời:

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :

- Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc:

     + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

     + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

     + Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.

     + Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

- Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn:

     + Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố.

     + Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng.

     + Nền tài chính nước nhà trống rỗng.

     + Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ...

=> Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", yêu cầu cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.

Câu hỏi trang 98 SGK Lịch Sử 9

- Đảng và Chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?

Trả lời:

- Công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải là là xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Công việc đầu tiên phải làm là tiến hành Tổng tuyển cử trong cả nước. Ngày 6-1-1946, tất cả mọi công dân cả nước từ 18 tuổi trở lên đều đi bầu cử. Sau ngày bầu cử Quốc hội, khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung bộ và Bắc bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ủy ban hành chính các cấp được thành lập thay cho Ủy ban nhân dân. Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố kiện toàn.

Câu hỏi trang 100 SGK Lịch Sử 9

- Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt được những kết quả gì?

Trả lời:

- Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương. Diện tích ruộng đất hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. Công nhân, bộ đội, cán bộ, viên chức nhà nước học sinh, trí thức, công thương v.v... tự nguyện tổ chức thành từng đoàn từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt, khai hoang, phục hóa.

- Chính quyền cách mạng còn tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ , ra thông tư giảm tô ; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.

=> Nhờ có những biện pháp tích cực trên đây, nạn đói đã được đẩy lùi.

- Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới: theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

- Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng, bạc. Ngày 31 - 1 - 1946. Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

Câu hỏi 1 trang 101 SGK Lịch Sử 9

- Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?

Trả lời:

- Kiên quyết kháng chiến chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp vì chúng đã trắng trợn xâm phạm độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.

- Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Nhân dan ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu: những đoàn quân "Nam tiến" nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.

Câu hỏi 2 trang 101 SGK Lịch Sử 9

- Hãy nêu rõ các biện pháp của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai.

Trả lời:

Chủ trương của ta là hòa hoãn, nhân nhượng (có nguyên tắc) đối với quân Tưởng và tay sai về những quyền lợi chính trị, kinh tế...

- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.

- Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim",...

- Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.

Câu hỏi trang 102 SGK Lịch Sử 9

- Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?

Trả lời:

- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ờ miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.

- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng là hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.

Giải Lịch sử Bài 24 - lớp 9 SGK trang 102

Bài 1 (trang 102 SGK Lịch sử 9)

Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?

Lời giải:

- Nền độc lập, tự do của nước ta bị đe dọa nghiêm trọng, nhà nước cách mạng lại chưa được củng cố.

- Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

- Hậu quả của nạn đói do Nhật - Pháp gây ra cuối năm 1944 - đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục.

- Nạn lụt lớn tháng 8 - 1945 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài, làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được. Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt.

- Nạn đói mới lại đang đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân.

- Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng. Nhà nước cách mạng lại chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.

- Thêm vào đó, quân Tưởng tung ra trên thị trường các loại tiền đã mất giá trị, càng làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.

- Chế độ thực dân, phong kiến để lại những hậu quả rất nặng nề về mặt văn hóa : hơn 90% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... tràn lan.

=> Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Bài 2 (trang 102 SGK Lịch sử 9)

Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.

Bài 3 (trang 102 SGK Lịch sử 9)

Hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì lịch sử này.

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

6-1-1946

Tổng tuyển cử trong cả nước

29-5-1946

Hội Liên Việt thành lập

8-9-1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ

23-11-1946

Tiền Việt Nam được lưu thông trong cả nước

28-2-1945

Hiệp ước Hoa - Pháp

6-3-1946

Ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ

14-9-1946

Ta kí bản tạm ước với Pháp

Lý thuyết Bài 24 Lịch Sử 9

A . Lý thuyết

1.1. Tình hình nước ta sau cách mạng Tháng Tám

* Khó khăn:

Sau Cách mạng Tháng Tám chính quyền của ta còn non trẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:

   - Nền độc lập bị đe dọa:

      + Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng.

      + Phía Nam là quân Anh đang mở đường cho sự trở lại cho quân Pháp theo sau là bọn phản động “Việt Quốc”, “Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền.

   - Kinh tế:

      + Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

      + Hậu quả của nạn đói chưa được khắc phục, lũ lụt, hạn hán, kéo dài, đất đai không thể canh tác.

      + Sản xuất đình đốn. Tài chính trống rỗng do ta chưa kiểm soat được ngân hàng Đông Dương.

   - Văn hóa: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, mê tín dị đoan,.. tràn lan.

→ Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

* Thuận lợi:

Sau cách mạng Tháng Tám nước ta có những thuận lợi nhất định

   - Ta đã giành được chính quyền, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ đất nước, thêm tin vào Đảng, một lòng theo Đảng và đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết.

   - Với khí thế thắng lợi của cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã trưởng thành và vững vàng hơn trong đấu tranh, đặc biệt cách mạng có Đảng lãnh đạo đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

1.2. Bước đầu xây dựng chế độ mới

   - Ngày 8/9/1945, Chính phủ Lâm thời tuyên bố lệnh Tổng tyển cử trong cả nước.

   - Ngày 6/1/1945, hơn 90% cử tri trong cả nước đã đi bầu những đại biểu đầu tiên.

Giải SGK Lịch sử 9 bài 24 (1)

Cử tri Sài Gòn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I

   - Ngày 2/3/1946, Chính phủ mới ra mắt . Lập ban dự thảo hiến pháp.

   - Sau đó khắp Bắc, Trung Bộ lập tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.

   - Ngày 29/5/1946, Mặt trận Liên Việt ra đời để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc.

1.3. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.

* Giải quyết giặc đói

   - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước lập các hũ gạo cứu đói, không dùng gạo để nấu rượu, tổ chức ngày “ Đồng tâm” để có them gạo cứu đói.

Giải SGK Lịch sử 9 bài 24 (2)

Nhân dân góp gạo chống giặc đói

   - Việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.

→Kết quả: Nạn đói được đầy lùi

* Giải quyết giặc dốt

   - Ngày 8/9/1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ, và kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ.

Giải SGK Lịch sử 9 bài 24 (3)

Lớp Bình dân học vụ

   - Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.

* Giải quyết khó khăn về tài chính

   - Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện của nhân dân, kêu gọi mọi người tham gia xây dựng “Qũy độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng” và được nhiều người dân hưởng ứng tích cực.

   - Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

   - Ngày 23/1/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước.

1.4. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

   - Đêm 22, rạng sang 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức tấn công trở lại xâm lược nước ta.

   - Quân dân Sài Gòn- Chợ Lớn anh dung đứng lên chống trả.

   - Đầu tháng 10/1946, quân Pháp tăng viện binh và được sự giúp đỡ của quân Anh, Nhật đã chiếm được các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

   - Trước tình hình đó Đảng đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

Giải SGK Lịch sử 9 bài 24 (4)

“Đoàn quân Nam tiến” vào Nam bộ chiến đấu

1.5. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản Cách mạng

   - Quân Tưởng câu kết với bọn “Việt Quốc”, “Việt Cách” chống phá cách mạng Việt Nam từ bên trong.

   - Ta mở rộng Chính phủ,nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng.

   - Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế.

   - Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, giam giữ các phần tử chống đối lại nước VNDCCH, lập tòa án trừng trị bọn phản cách mạng.

1.6. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)

   - Thực dân Pháp bắt tay ký với chính phủ Tưởng Giới Thạch bản hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946). Theo hiêp ước này Pháp nhượng lại một số quyền lợi cho Tưởng trên đất Trung Quốc, đổi lại Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay thế Tưởng giải giáp quân dội Nhật.

   - Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng đẩy quân Tưởng về nước và chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến sau này.

   - Ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Xanh- tơ- ni bản Hiệp định sơ bộ.

   - Sau Hiệp định sơ bộ, Pháp vẫn gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách miền Nam ra khỏi Việt Nam. Ta đấu tranh buộc Pháp ngồi vào bàn hội nghị tại Phông-ten-lơ-blo. Nhưng hội gị đã thất bại.

   - Trước tình thế đó, Chủ tịch HCM đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14/9/1946), tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi để ta có thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử lớp 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
1.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status