Logo

Giải Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Hướng dẫn soạn Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái bao gồm lời giải câu hỏi, bài tập SGK, tổng hợp lý thuyết trọng tâm. Hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả.
5.0
2 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh tháiiúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 35 trang 153:

- Lấy ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể.

- Thực vật sống trong nước có những đặc điểm gì khác với thực vật sống trên cạn?

Lời giải:

- Ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể:

    + Voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấu ở vùng nhiệt đới.

    + Thỏ ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.

- Thực vật sống trong nước có những đặc điểm khác với thực vật sống trên cạn:

    + Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau: những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to, xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.

    + Cây mọc ở nơi đất khô hạn, nắng, gió nhiều (ví dụ: trên đồi trống) thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài. Ở nơi đất khô cằn thiếu nước như sa mạc thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai đề hạn chế sự thoát hơi nước). Trong khi đó cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều (ví dụ: trong rừng rậm hay trong thung lũng) thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.

Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 154 SGK Sinh học 12): 

Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó.

Bảng 35.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

Giải bài 1 trang 154 SGK Sinh học 12

* Học sinh có thể điền tiếp những nhân tố sinh thái khác nhau vào trong bảng.

*) Nhiệt độ môi trường (oC) 

Dụng cụ đo: Nhiệt kế

Ảnh hưởng: Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

*) Ánh sáng (lux)

Dụng cụ đo:Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng

Ảnh hưởng: Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật.

*) Độ ẩm không khí (%)

Dụng cụ đo: Âm kế

Ảnh hưởng: Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật.

*) Nồng độ các loại khí: O2, CO2, ... (%)

Dụng cụ đo: Máy đo nồng độ khí hoà tan

Ảnh hưởng: Nồng độ O2 ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật. CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, nồng độ CO2 quá cao thường gây chết đối với hầu hết các loài sinh vật.

*) pH

Dụng cụ đo: Giấy quỳ tím

Ảnh hưởng: Độ pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng hút khoáng của thực vật và do đó, ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng.

Bài 2 (trang 155 SGK Sinh học 12): 

Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn sinh thái của sinh vật.

Lời giải:

   - Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

   - Ví dụ:

      + Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 đến 42oC. Nhiệt độ 5,6oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên, khoảng thuận lợi là 20 - 35oC.

      + Giới hạn sinh thái của loài xương rồng xa mạc: từ 22 đến 42 độoC. Giới hạn dưới là 22oC, giới hạn trên là 42oC, khoảng thuận lợi là 32oC

Bài 3 (trang 155 SGK Sinh học 12): 

Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.

Lời giải:

      Một số ví dụ về ổ sinh thái:

      + Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá (cá trắm, cá mè, cá rô phi, cá trôi…). Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.

      + Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của lá cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.

      + Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Ví dụ, chim ăn sâu và chim ăn hạt cây, mặc dù chúng có cùng nơi nhưng ở những nơi thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.

Bài 4 (trang 155 SGK Sinh học 12): 

Bài 5 (trang 155 SGK Sinh học 12):

..............

Lý thuyết trọng tâm

I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

1. Định nghĩa

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.

- Môi trường trên cạn bao gồm: mặt đất và lớp khí quyển; môi trường nước bao gồm: nước ngọt, nước lợ, nước mặn; môi trường đất bao gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau trong đó các sinh vật đất sinh sống; ngoài ra còn có môi trường sinh vật: thực vật, động vật và con người là nơi sinh sống của những loài cộng sinh, kí sinh.

2. Phân loại

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. được chia thành 2 nhóm:

* Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh:

- Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật.

* Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh:

- Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

1. Giới hạn sinh thái

- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

Giới hạn ST có:

* Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.

* Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rô phi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC

Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC

2. Ổ sinh thái

- Ổ sinh thái của 1 loài là 1 không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong 1 giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.

- Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.

+ Ổ sinh thái tầng cây, ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái thời gian hoạt động…

Ví dụ: + Trên 1 cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài trên cao, có loài dưới thấp à hình thành các ổ sinh thái khác nhau.

+ Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái khác nhau

Ví dụ: Chim ăn sâu và chim ăn hạt dù có cùng nơi ở nhưng vẫn thuộc 2 ổ sinh thái khác nhau.

+ Thời gian hoạt động kiếm mồi, sinh sản,… là ổ sinh thái về thời gian sống của loài đó

Ví dụ: Rắn hổ kiếm ăn ban ngày có ổ sinh thái về thời gian khác rắn hổ kiếm ăn ban đêm.

- Việc phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau là do mỗi loài sinh vật thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, sự phân hóa còn giúp giảm sự cạnh tranh và tận dụng tốt nguồn sống

- Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư xác định đường bay bằng ánh sáng mặt trời, các vì sao.

- Tùy mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm:

* Nhóm hoạt động ban ngày: gà, chim, người…

* Nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối: dơi, cú mèo, hổ …

2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.

- Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)

- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt. Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới

b. Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)

- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi.. bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới.

III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

- Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý

►►Tải free trọn bộ hướng dẫn giải bài tập 1,2,3,4,5 sinh 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái file word, pdf tại đường link dưới đây:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status