Logo

Giải Vật lý lớp 10 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc SGK

Giải Vật lý lớp 10 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc SGK trang 74 bao gồm lời giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa. Giúp học sinh ôn luyện hiệu quả
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn bài tập môn Vật Lí lớp 10 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời các câu hỏi SGK Vật lý 10 Bài 12

C1. ( trang 71 sgk Vật Lý 10) Dùng hai tay kéo dãn một lò xo (Hình 12.1a):

a. Hai tay có chịu tác dụng của lò xo không ? Hãy nêu rõ điểm đặt, phương và chiều của các lực này.

b. Tại sao lò xo chỉ dãn đến một mức nào đó thì dừng lại ?

c. Khi thôi kéo, lực nào đã làm cho lò xo lấy lại chiều dài ban đầu?

Trả lời:

a. Có. Hai lực này có điểm đặt ở hai tay, cùng phương, ngược chiều với lực kéo dãn.

b. Lò xo càng dãn ra, lực đàn hồi càng tăng. Khi lực đàn hồi cân bằng với lực kéo thì lò xo ngừng dần. Nếu lực kéo quá lớn, lò xò dãn ra quá giới hạn thì khi đó, lò xo không còn tính đàn hồi, lực đàn hồi mất đi.

c. Khi thôi kéo, lực đàn hồi làm cho các vòng lò xo co lại gần nhau như lúc ban đầu.

C2.( trang 72 sgk Vật Lý 10) Lực của lò xo ở Hình 12.2b có độ lớn bằng bao nhiêu? Tại sao? Muốn tăng lực của lò xo lên 2 hoặc 3 lần ta làm cách nào?

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Trả lời:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

C3.( trang 72 sgk Vật Lý 10) Các kết quả trong Bảng 12.1 có gợi ý cho ta một mối liên hệ nào không ? Nếu có thì hãy phát biểu mối liên hệ đó.

Trả lời:

Có mối liên hệ giữa trọng lực và độ dãn của lò xo do đó giữa lực lò xo với độ dãn lò xo:

F/Δl = hằng số. Tức F tỉ lệ với độ dãn lò xo.

Giải bài tập SGK Vật lý 10 Bài 12

Bài 1 (trang 74 SGK Vật Lý 10) : Nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt ) của lực đàn hồi của:

a. lò xo

b. dây cao su, dây thép

c. mặt phẳng tiếp xúc

Lời giải:

a. Lực đàn hồi của lò xo:

+ Phương: Trùng với phương của trục lò xo.

+ Chiều: ngược chiều biến dạng của lò xo: khi lò xo dãn, lực đàn hồi hướng vào trong, khi nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật tiếp xúc với vật.

b. Dây cao su, dây thép

+ Phương: Trùng với chính sợi dây.

+ Chiều: Hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật tiếp xúc với vật

c. Mặt phẳng tiếp xúc:

+ Phương của lực đàn hồi: Vuông góc với mặt tiếp xúc.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật gây biến dạng của mặt phẳng.

+ Chiều: hướng ra ngoài mặt phẳng tiếp xúc.

Bài 2 (trang 74 SGK Vật Lý 10) : Phát biểu định luật Húc

Lời giải:

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo : Fdh = k|Δl|.

k gọi là độ cứng của lò xo (hay còn gọi là hệ số đàn hồi), đợn vị N/m.

|Δl| = |l-l0 | là độ biến dạng (bao gồm độ dãn ra hay nén lại) của lò xo.

Bài 3 (trang 74 SGK Vật Lý 10) : Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/ m để nó dãn ra được 10 cm ?

A. 1000 N ;         B. 100 N

C. 10 N ;            D. 1 N.

Lời giải:

Chọn C.

Khi vật nằm cân bằng trọng lực P cân bằng với lực đàn hồi Fdh:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Về độ lớn: P = Fdh = k.Δl

⇔ P = 100.0,1 = 10 N

Bài 4 (trang 74 SGK Vật Lý 10) : Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?

A. 30 N/m ;         B. 25 N/m

C. 1,5 N/m ;         D. 150 N/m.

Lời giải:

Chọn D.

Độ biến dạng của lò xo là: Δl = l - l0 = 18 - 15 = 3 cm = 0,03 m

Lực kéo cân bằng với lực đàn hồi: Fk = Fđh = k.Δl

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Bài 5 (trang 74 SGK Vật Lý 10) : Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

A. 18 cm ;         B. 40 cm

C. 48 cm ;         D. 22 cm.

Lời giải:

Chọn A.

Hình ảnh minh họa:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Độ biến dạng của lò xo khi bị nén bởi lực có độ lớn F1 = 5N là:

|Δl| = |l1 - l0| = |24 - 30| = 6cm

Độ biến dạng của lò xo khi bị nén bởi lực có độ lớn F2 = 10N = 2F1 là:

|Δl2| = 2|Δl1| = 2. 6 = 12cm

Chiều dài dò xo khi bị nén bởi lực 10N là:

l1 = l0 - Δl2 = 30 - 12 = 18cm

Bài 6 (trang 74 SGK Vật Lý 10) : Treo một vật có trọng lượng 2,0 N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80 mm.

a. Tính độ cứng của lò xo.

b. Tính trọng lượng chưa biết.

Lời giải:

a) Khi treo vật có trọng lượng 2 N, ở vị trí cân bằng lò xo dãn Δl1 = 10 mm = 0,01 m ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

b) Khi treo vật có trọng lượng P2, tại vị trí cân bằng, lò xo dãn Δl2 = 80 mm = 0,08 m , ta có:

P2 = Fđh = k.Δl2 = 200.0,08 = 16(N)

► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách giáo khoa Vật Lí Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status