Logo

Giải Vật lý lớp 10 Bài 8: Thực hành khảo sát rơi tự do, gia tốc rơi tự do SGK

Giải Vật lý lớp 10 Bài 8: Thực hành khảo sát rơi tự do, gia tốc rơi tự do SGK trang 45 bao gồm lời giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa. Giúp học sinh ôn luyện hiệu quả
3.3
4 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn bài tập môn Vật Lí lớp 10 Bài 8: Thực hành khảo sát rơi tự do, gia tốc rơi tự do được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời các câu hỏi thực hành SGK Vật lý 10 Bài 8

1. Trả lời câu hỏi:

Sự rơi tự do là gì ? Nếu đặc điểm của chuyển động rơi tự do và viết công thức tính gia tốc rơi tự do ?

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

- Đặc điểm:

   + Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

   + Là chuyển động nhanh dần đều.

   + Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.

- Công thức tính gia tốc rơi tự do:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Trong đó:    s : quãng đường đi được của vật rơi tự do (m).

               t : thời gian vật rơi tự do (s).

2. Kết quả:

Bảng 8.1 Khảo sát chuyển động rơi tự do : Đo thời gian rơi ứng với các khoảng cách s khác nhau.

Vị trí đầu của vật rơi: s0 = 0 (mm).

Vẽ đồ thị: Dựa vào kết quả trong Bảng 8.1, chọn tỉ lệ thích hợp trên các trục tung và trục hoành để vẽ đồ thị s = s(t2).

a) Ta có: s = (gt2)/2 = s(t). Như vậy s phụ thuộc vào thời gian là hàm bậc 2 ẩn t, do vậy nếu vẽ đồ thị biểu diễn s qua t thì nó có dạng một đường cong Parabol.

Nhưng bài toán hỏi dạng đồ thị của s theo ẩn (t2), do vậy chúng ta pahir cẩn thận.

Từ s = (gt2)/2 → s = (g.X)/2 với X = t2, ở đây t là biến nên X cũng là biến.

Ta nhận thấy sự phụ thuộc của s theo ẩn X là một hàm số bậc nhất:

Y = A.X + B (với A = g/2, B = 0) nên đồ thị s = s(t2) = s(X) có dạng là một đường thẳng. Như vậy chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

b) Khi đã xác định được chuyển động rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều, ta có thể xác định các giá trị của g theo công thức g = 2S/t2 và vận tốc rơi tại cổng E theo công thức: v = 2S/t ứng với mỗi lần đo. Hãy tính các giá trị trên và ghi vào bảng 8.1.

c) Vẽ đồ thị v = v(t) dựa trên số liệu của bảng 8.1, để một lần nữa nghiệm lại tính chất của chuyển động rơi tự do.

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Đồ thị v = v(t) có dạng một đường thẳng, tức là vận tốc rơi tự do tăng dần theo thời gian. Vậy chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

d) Ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

e, Kết quả của phép đo gia tốc rơi tự do là:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách giáo khoa Vật Lí Bài 8: Thực hành khảo sát rơi tự do, gia tốc rơi tự do lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
3.3
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status