Logo

Viết đoạn văn chứng minh rằng văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có (5 mẫu) hay nhất

Top 5 bài chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có siêu hay. Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt kết quả cao trong các bài thi viết văn cùng chủ đề.
2.4
10 lượt đánh giá

Như chúng ta đã biết văn chương là tiếng nói cảm xúc, có khả năng thay tiếng lòng của con người về chính cuộc sống. Chúng ta có thể cảm nhận văn chương, có thể lắng nghe những ngôn từ tác động đến mỗi cá nhân gây cho ta tình cảm, giúp ta tỉnh ngộ, thay đổi hành vi hoặc sự ngộ sự thật.

Để hiểu hơn về nhận định của Hoài Thanh, mời các em học sinh và thầy cô giáo cùng tham khảo các đoạn văn mẫu dưới đây của chúng tôi về chủ đề "Chứng minh rằng Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"

Tổng hợp 5 bài: Chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

Mẫu: Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc ta không có. Chính vì thế nhận định:" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " hoàn toàn thuyết phục.

2. Thân bài:

a. Giải thích: Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " là hoàn toàn đúng đắn.

b. Chứng minh:

  • Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay.
  • Tác phẩm" Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.
  • Khi đọc " Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.
  • Trong " Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh.
  • Tác phẩm " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây.
  • Bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm lòng son". Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
  • Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc
  • " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
  • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ".
  • Đọc tác phẩm " Thuốc " của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy giờ.

c. Đánh giá:

  • Ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người.
  • Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh

Mẫu: Nhận định của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm không có" là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Mẫu bài 1:

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong đó có bài " Ý nghĩa văn chương" đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp.

Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương dựa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Từ khi ta mới sinh ra, còn nhỏ ta chưa biết Bác Hồ, chưa một lần gặp bác. Nhưng khi biết đọc tác phẩm văn chương ta thấy bác muôn vàn kính yêu. Người đã hi sinh cả đời cho dân cho nước. Minh Huệ đã viết về một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của người:

" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên tầm khái quát lớn đúc rút một chân lí giản đơn đời thường: Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước như một lẽ thường tình. Bởi người " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" (Tố Hữu). Không chỉ vậy văn chương còn gợi trong ta lòng vị tha trắc ẩn thương cho những kiếp người cực khổ đọc ca dao than thân ngược dòng thời gian ta trở về với xã hội phong kiến nhiều bất công áp bức. Kiếp người nông dân thật nhỏ nhoi. Họ chỉ là phận con ong cái kiến bị bòn rút, bị can khuất khổ đau".

"Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay học lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu biết ngày nào nghe.

Hay đọc chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" mấy ai cầm nổi nước mắt trước cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy họ thương yêu nhau mà phải chia cắt bởi gia đình tan vỡ. Văn Chương đã giúp ta nhận thức được trách nhiệm phải xây dựng gia đình hạnh phúc, tốt đẹp. Và Văn Chương gợi trong ta khao khát khám phá những miền đất lạ ta thấy cảnh đẹp ở những phương trời xa thật hấp dẫn:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”

Cảnh đẹp như một bức tranh hữu tình nên thơ mới gọi xa hơn nữa ta còn đến thác Núi Lư của Trung Quốc qua thơ Lí Bạch, mảnh đất vùng An-dát của A. Đô-đê trong buổi học cuối cùng trên đất Pháp,… Bên cạnh việc gây cho ta những tình cảm ta chưa có thì Văn Chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Đó là những tình cảm mang tính nhân bản luôn tiềm thức trong ta. Văn Chương đã khơi dậy làm cho tình cảm ấy càng thêm giàu có hơn, Ai cũng yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em. Đọc Văn Chương ta càng xúc động " Mẹ có thể đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn" (A-ni-xi). Công cha nghĩa mẹ sánh ngang tầm vóc vũ trụ đạo làm con phải hiểu nghĩa mới tròn bổn phận:

"Công cha như núi Thái Sơn…
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".

Từ khi ta sinh ra ai cũng gắn bó thân thiết với mảnh đất quê hương. Mỗi ngõ xóm hàng cây ven đường đều trở nên quen thuộc, Văn Chương đã bồi đắp tình cảm yêu quê hương ngày càng tha thiết:

"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày".

(Đỗ Trung Quân)

Tình bạn cũng vậy. Mỗi người từ tấm bé đều có bạn để chia sẻ vui buồn. Thế mà khi đọc bài " Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) ta càng nhận thấy tình bạn chân thành quí giá biết bao:

" Đầu trà tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta".

Kể sao cho hết công dụng của Văn Chương bằng cách tự nhiên nhất. Văn Chương đã bồi đắp nhiều tình cảm đẹp trong ta.

Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta.

Mẫu bài 2:

Văn học là tiếng nói thẳm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay alr rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà
Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Mẫu bài 3:

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.

Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.

Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.

Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…

Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niềm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.

Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.

Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê trách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.

Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.

Mẫu bài 4:

M. Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đến với văn chương, ta được giáo dục để gần hơn với cái nhân trong chính con người mình. Ở đó ta biết đến những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc đưa con người tới hành động tốt đẹp và nhân văn. Bởi như Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.”

Văn chương là một loại hình nghệ thuật được biểu hiện bằng ngôn từ. Khi Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có” tức là văn chương sẽ khơi dậy ở ta những tình cảm mà trước nay ta không hề có, đó là thứ tình cảm ta nhận được từ sự trải nghiệm cảm xúc của nhân vật, bởi ta chưa từng trải qua cũng chưa từng biết đến và đối với những tình cảm nhân bản mà ta đã có sẵn, văn chương lại càng làm đầy đặn nó thêm, tôi luyện nó trở nên sâu sắc, vững bền và đẹp hơn bao giờ hết. Câu nói này của Hoài Thanh là một câu khẳng định giá trị của văn chương là khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp ở con người.

Đến với căn chương nói chung và văn thơ nói riêng, chúng ta sẽ bắt gặp những cuộc đời, những con người tuy được tạo nên là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng luôn được lấy cảm hứng từ chính những chất liệu bình dị, gần gũi, chân thực nhất của cuộc sống hiện thực. Nhà văn xây dựng tất cả những điều đó đều gửi vào nó những dụng ý nghệ thuật riêng của mình, tất cả đều hướng tới những vấn đề nhân sinh cao cả. Ở đó, con người ta sẽ trải nghiệm những cảm xúc mà bản thân ta chưa bao giờ có và văn chương chính là nơi khơi nguồn, gây nên cảm xúc mới lạ rất đỗi con người ấy. Có lẽ trong chúng ta, chẳng mấy ai đã từng trải qua cảm giác khi gia đình chia cắt, phải xa những người mà ta yêu thương, xa cuộc sống hiện tại, nhưng đọc truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, tất cả chúng ta, không trừ một ai đều nhận diện rõ nỗi đau chia lìa giữa hai anh em Thành và Thủy. Chúng ta không chỉ có những giọt nước mắt lăn theo nỗi buồn thương trong buổi chia tay của hai anh em mà còn thấm thía sâu sắc hậu quả của sự chia li gia đình để lại vết cắt tuổi thơ không thể hàn gắn được trong cuộc đời những đứa trẻ. Đó cũng là cách mà chúng ta được khơi gợi lòng cảm thương sâu sắc đối với Dế Choắt, thương cho chú bởi cái tội ngông cuồng của Dế Mèn mà phải chịu cái kết đau đớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời

Không chỉ cho ta những tình cảm mới mẻ mà con làm cho những tình cảm sẵn có trong ta nổi sâu sắc hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta đều mang trong mình lòng yêu nước thương nòi, trong thời chiến tình yêu đó nổi sôi hừng hực phát ra như ngọn lửa thôi thúc bước chân xung trận nhưng ở thời bình, dòng máu nóng ấy luôn chảy trong huyết quản mỗi chúng ta để mỗi khi nghe những câu ca dao ngợi ca về vẻ đẹp quê hương đất nước lòng chúng ta lại ngập tràn niềm tự hào:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Cho dù trong mỗi trái tim chúng ta luôn có một tình cảm nồng nàn với tổ quốc, quê hương nhưng những câu ca dao đi vào lòng người như vậy làm cho tình yêu nước thường trực trong mỗi người như ngày một đạm đà, rõ nét hơn bao giờ hết.

Rồi mỗi khi ta nghe những câu thơ ngọt ngào về tình mẹ cha thì tình yêu thương, lòng biết ơn cha mẹ luôn có trong mỗi chúng ta đột ngột trào dâng dữ dội:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước tròng nguồn chảy ra.

Hay:

Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

Tình cảm yêu thương dành cho cha mẹ thì chúng ta ai cũng luôn có trong tim, không ai không vô vàn biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ nhưng văn chương đã mài sác hơn ý niệm đẹp đẽ ấy để mỗi khi ta nghe những câu như vậy, lòng ta lại dưng dưng xúc động, ta lại càng thấm thía hơn công lao cũng như sự hi sinh vô bờ của cha mẹ dành cho ta.

Tình cảm chính là những cốt lõi để tạo nên những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tình cảm càng nhân văn sẽ tạo ra những con người nhân văn. Văn chương chính là cái nôi nuôi lớn những hạt mần cảm xúc tốt đẹp ở con người và là thứ khí giới đắc lực của nhà văn để tạo nên những giá trị nhân văn cao ca, để người gần người hơn.

Mẫu bài 5:

Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nó, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.

Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Cả không gian nhuốm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.

Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người. Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:

“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Top 5 bài chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có siêu hay file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.4
10 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status