Logo

Giải Bài 29: Mặt trời Trái đất Mặt trăng trang 116, 117, 118, 119 TNXH lớp 3 Kết nối tri thức

Giải Bài 29: Mặt trời Trái đất Mặt trăng trang 116, 117, 118, 119 Tự nhiên xã và hội lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức chương trình mới chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 1116, 117, 118, 119 sách Tự nhiên xã hội lớp 3 KNTT Bài 29: Mặt trời Trái đất Mặt trăng đầy đủ và chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo

Giải Tự nhiên xã hội KNTT lớp 3 trang 116 Mở đầu

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 116 Câu hỏi: Em thường nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng khi nào? Nói những điều em biết về Mặt Trời, Mặt Trăng.

Trả lời:

- Em thường thấy mặt trời vào ban ngày.

- Em thường thấy mặt trăng vào buổi tối.

- Mặt trời cung cấp ánh sáng cho ta sinh sống, quan sát mọi vật vào ban ngày, cung cấp ánh nắng cho cây phát triển.

- Mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm.

Giải Tự nhiên và xã hội lớp 3 KNTT trang 116, 117 Khám phá

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 116 Câu 1: Quan sát hình 1 và thực hiện:

- Chỉ vị trí của Mặt Trời và Trái Đất.

- Hệ mặt trời có mấy hành tinh.

- Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 116, 117 Khám phá - Kết nối tri thức

Trả lời:

- Học sinh chỉ vị trí của Mặt trời và Trái Đất: Mặt Trời nằm ở trung tâm, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 từ Mặt Trời xa dần.

- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh.

- Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 117 Câu 2: Quan sát hình 2 và 3, em hãy:

- Chỉ, nói chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

- Nếu nhìn từ cục Bắc xuống, Trái Đất quay cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều nào?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 116, 117 Khám phá - Kết nối tri thức

Trả lời:

- Học sinh chỉ và nói chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời: Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông và quay quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông.

- Nếu nhìn từ cục Bắc xuống, Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ.

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 117 Câu 3: Chỉ và nói chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên hình 4.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 116, 117 Khám phá - Kết nối tri thức

Trả lời:

Học sinh chỉ và nói chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất: Từ Tây sang Đông.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 116, 117 Khám phá - Kết nối tri thức

Giải TN&XH Kết nối tri thức lớp 3 trang 117 Thực hành

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 117 Câu hỏi: Thực hành theo gợi ý trong hình 5 và hình 6:

- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

- Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 117 Thực hành - Kết nối tri thức

Trả lời:

Học sinh thực hành theo gợi ý.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 117 Thực hành - Kết nối tri thức

Giải Tự nhiên xã hội 3 KNTT trang 118 Khám phá

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 118 Câu 1: Cùng Minh và Hoa thực hiện:

- Đóng cửa sổ hoặc kéo rèm cho phòng tối.

- Sử dụng đèn pin tượng trưng cho Mặt Trời chiếu vào quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất.

- Nhận xét phần sáng (ngày), phần tối (đêm) trên Trái Đất.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 118 Khám phá - Kết nối tri thức

Trả lời:

- Học sinh thực hiện.

- Nhận xét:

+ Đèn pin không chiếu sáng toàn bộ bề mặt Trái Đất cùng một thời điểm. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.

- Phần được mặt trời chiều sáng là ban ngày, phần không được chiếu sáng là ban đêm.

- Sự thay đổi ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 118 Câu 2: Vì sao toàn bộ bề mặt của Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng cùng một lúc?

Trả lời:

Vì Trái Đất có dạng hình cầu và nó tự quay quanh trục của nó liên tục nên mặt trời không thể chiếu sáng toàn bộ bề mặt trái đất cùng lúc.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 118 Câu 3: Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó, nhận xét sự thay đổi của ngày và đêm.

Trả lời:

- Sự thay đổi ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục. Phần được mặt trời chiều sáng là ban ngày, phần không được chiếu sáng là ban đêm.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 118 Khám phá - Kết nối tri thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 KNTT trang 119 Thực hành

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 119 Câu hỏi: Thực hành với quả địa cầu.

- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.

- Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.

- Xác định khi nước ta là ngày thì những nước nào là đêm và ngược lại?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 119 Thực hành - Kết nối tri thức

Trả lời:

- Học sinh xác định vị trí của Việt Nam.

- Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó thì khi nước ta là ngày thì Hoa Kỳ là đêm và ngược lại: Hoa Kỳ là ngày thì Việt Nam là đêm.

Giải Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức trang 119 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 119 Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ngừng quay?

Trả lời:

Nếu Trái Đất ngừng quay thì một nửa Trái Đất sẽ luôn là ban ngày và nửa còn lại sẽ luôn là ban đêm. Sự sống sẽ không thể tiếp diễn.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 29 trang 119 Vận dụng - Kết nối tri thức

Trên đây là nội dung gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chủ đề 6 Bài 29 trang 1116, 117, 118, 119 bộ sách Kết nối tri thức chi tiết và dễ hiểu nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài tập khác cùng bộ sách đã được đăng tải trên chuyên trang của chúng tôi.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download Giải Tự nhiên xã hội 3 KNTT Bài 29: Mặt trời Trái đất Mặt trăng trang 1116, 117, 118, 119 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status